1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thanh min h trong tiết tháng mấy''''

8 406 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 57,5 KB

Nội dung

Thanh minh trong tiết tháng nào? PHANXIPĂNG Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Than h minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành du xuân. Dập dìu tài tử giai nhân . Mấy câu lục bát vừa dẫn được xem là một trong những sáng tạo đáng kể của thi hào Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Bởi thiên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện do Thanh Tâm Tài Nhân chấp bút bằng văn xuôi chữ Hán trước Nguyễn Du hơn trăm năm hoàn toàn chẳng có đoạn trên. Thanh Tâm chỉ phác gọn lỏn: "May sao một ngày trong tiết Thanh minh, con cái họ Vương cùng đi tảo mộ, nhân tiện xem hội đạp thanh." (Bản dịch Việt ngữ của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm được ấn hành bởi Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, Sài Gòn, 1971). Vậy mà Tố Như ngẫu hứng triển khai thành trường đoạn tả cảnh với bao chi tiết sinh động, nên được đông đảo dân Việt yêu văn chương lấy làm thích thú và thuộc nằm lòng. Phải chăng vì quá thuộc câu 43 trong áng Nôm kiệt tác kia khiến bấy lâu nay hầu hết mọi người - kể cả các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ - cứ đinh ninh tiết Thanh minh luôn rơi vào tháng ba âm lịch? Thực tế đúng thế chăng? Vô số tài liệu thiếu chính xác! Đầu thế kỷ XX, Phan Kế Bính biên soạn công trình Việt Nam phong tục (Nhà in Lê Văn Phúc, Hà Nội, 1915; NXB Văn Hoá Thông Tin in lại năm 2003; trang 63) đã ghi nhận: "Trong khoảng tháng ba có một tiết hậu gọi là tiết Thanh minh. Thanh minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng". Sách Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua lễ - Tết - hội hè của Toan Ánh (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2000; tr. 96) còn cho biết: "Thanh minh là tiết thứ năm trong nhị thập tứ khí và được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh minh đến với chúng ta 45 ngày sau ngày Lập xuân. Thanh minh là gì? Theo đúng nghĩa đen, Thanh là khí trong, minh là sáng sủa. ( ) Người xưa đã mượn cảnh đất trời mà đặt tên cho đệ ngũ tiết khí trong năm, do đó có tên gọi tiết Thanh minh để ghi lấy thời gian trong đẹp nhất của năm. Tiết này thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm". Chuyên luận Văn hoá ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam do tiến sĩ Nguyễn Quang Lê thực hiện (NXB Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 2003; tr. 110) cũng viết y hệt: "Theo lịch tiết nông nghiệp của người phương Đông (trong đó có Trung Quốc và Việt Nam) thì Thanh minh là tiết thứ năm trong nhị thập tứ tiết khí một năm. Như vậy tiết Thanh minh đến vào khoảng 45 ngày sau tiết Lập xuân. Do vậy tiết này thường bắt đầu vào cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư âm lịch, tuỳ từng năm". Tầm nguyên tự điển của Bửu Kế (NXB Nam Cường, Sài Gòn, 1955; NXB TP. HCM in lại, 1993) giải thích ở mục từ Thanh minh: "Một cái tiết vào tháng ba. Về tiết này người ta thường hay đi thăm mộ". Điển cố văn học do Đinh Gia Khánh chủ biên (NXB Văn Học, Hà Nội, 2001, tr. 522) thì viết: "Theo âm lịch, Thanh minh là một tiết của mùa xuân nhằm vào đầu tháng ba. Tiết này khí trời trong sáng nên gọi là Thanh minh". Sự mâu thuẫn giữa các tài liệu đã làm bạn đọc phân vân: tiết Thanh minh thật sự xuất hiện vào đầu tháng ba, hay cuối tháng ba, đầu tháng tư âm lịch? Mức độ phân vân ấy hẳn tăng vọt khi thấy hai ấn phẩm của cùng một soạn giả danh tiếng lại khác biệt lẫn nhau như trường hợp sau đây. Bộ Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh (NXB Quan Hải Tùng Thư, Huế, 1932; NXB Trường Thi in lần thứ ba, Sài Gòn, 1957) cắt nghĩa từ Thanh minh: "Một tiết ở trong nhị thập tứ khí, tức mùng 5 mùng 6 tháng ba âm lịch - Trong sạch sáng sủa - Thần khí trong sáng". Một cuốn sách mới phát hành, cuốn Phongtục tập quán người Việt của Vũ Mai Thuỳ (NXB Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 2004, tr. 149) có lẽ đã tham khảo từ điển đó song chẳng kiểm tra nên viết không khác về tiết Thanh minh: "Làm vào ngày 5, 6 tháng ba âm lịch". Thật bất ngờ! Chính học giả Đào Duy Anh biên soạn Từ điển Truyện Kiều (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1974, tr. 384) lại đưa ra lời giải thích khác trước: "Tiết Thanh minh là tiết nhằm vào khoảng đầu tháng ba âm lịch (thường vào ngày 5 hay ngày 6 tháng 4 dương lịch)". Nếu bỏ công tra cứu và đối chiếu âm lịch với dương lịch - chẳng hạn sử dụng các pho Lịch vạn niên vẫn được phổ biến rộng rãi ở Trung Hoa lẫn Việt Nam - cam đoan bạn đọc quá đỗi ngạc nhiên bởi phát hiện ra rằng: riêng vấn đề nhật kỳ của tiết Thanh minh 清明, tất cả thư tịch nêu trên đều thiếu chính xác! 24 tiết khí Theo dã sử và truyền thuyết, âm lịch lưu hành tại nhiều quốc gia Á Đông vốn khởi phát từ đất nước Trung Hoa vào đời nhà Hạ, ước khoảng thế kỷ XXI trước Công nguyên. Vì thế, âm lịch còn được gọi Trung lịch 中曆 và Hạ lịch 夏曆. Trải qua thời gian, nhận thức của con người về thiên văn và toán học dần phát triển thì lịch pháp cũng liên tục thay đổi. Khó liệt kê đầy đủ loại âm lịch đã ra đời trên dặm dài lịch sử: nào lịch Xuyên Húc, lịch Thái Sơ, lịch Tam Thống, lịch Tứ Phân; nào lịch Can Tượng, lịch Nguyên Gia, lịch Đại Minh, lịch Hoàng Cực, v.v. Điều ấy dẫn tới hậu quả khá rắc rối là ngày nay ngay tại Trung Hoa tồn tại lắm bảng đối chiếu kỷ niên thiếu thống nhất, chủ yếu liên quan các triều đại xa xưa. Giai đoạn cận và hiện đại, chuyện sử dụng lịch ổn định hơn, nhất là từ thế kỷ XVII, lúc Vạn niên thư hình thành trên cơ sở cải cách lịch pháp theo sự tính toán của một giáo sĩ người Đức mang họ tên Johann Adam Schall von Bell, phiên chuyển qua Hoa ngữ thành 汤若望 - Bính âm phát Tangruowang, âm Hán Việt phát Thang Nhược Vọng. Tới năm Kỷ Hợi 1959, Trung Quốc chọn múi giờ 8 (múi giờ Bắc Kinh) làm mốc tính toán để lần nữa chỉnh lý âm lịch. Âm lịch Việt Nam xưa nay đều phỏng âm lịch Trung Hoa, song không rập khuôn hoàn toàn. Ngày 8-8-1967, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ban hành quyết định số 121/CP nêu rõ: "Căn cứ vào sự vận chuyển của mặt trăng trên quỹ đạo xung quanh trái đất và theo kinh tuyến 105 º đông đã được Nhà nước công nhận mà tính can chi năm tháng ngày giờ cho lịch". Tổ làm lịch (trực thuộc Nha Khí tượng) do kỹ sư Nguyễn Mậu Tùng điều khiển, đã theo múi giờ 7 (múi giờ Hà Nội) để soạn thảo âm lịch từ năm Mậu Thân 1968 đến năm Canh Thìn 2000 rồi công bố thành sách Lịch thế kỷ XX (NXB Phổ Thông, Hà Nội, 1967). Sách ấy được bổ sung và tái bản với tiêu đề Lịch Việt Nam 1901 - 2010 (NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2001). So sánh âm lịch hai nước cận kề, đó đây xuất hiện đôi chỗ khác biệt nhưng không nhiều, cơ bản vẫn "đại đồng, tiểu dị". Vì bố trí các tháng thiếu, đủ, thường, nhuận bám sát chuyển động biểu kiến của nguyệt cầu, nên âm lịch còn được người Âu Mỹ gọi là lịch mặt trăng / lunar calendar / calendrier lunaire. Kỳ thực, âm lịch cũng gắn bó chặt chẽ với mặt trời. Nhị thập tứ tiết khí chính là phản ánh sự thay đổi của vầng thái dương trên cung hoàng đạo. Nói cho đúng thì đấy là 24 thời kỳ nối tiếp nhau với những biến dịch mang tính chu kỳ và tuần hoàn về nhiệt độ, độ ẩm, lượng gió, lượng nắng, lượng mưa, v.v., trên mặt đất khu vực Á Đông do vị trí địa cầu thay đổi khi quay quanh mặt trời, đồng thời địa cầu lại tự quay quanh trục của nó. Do đó, đã có ý kiến đề nghị gọi âm lịch là âm - dương lịch. Nhị thập tứ tiết khí được đặt tên và sắp xếp thứ tự như sau: 1. Lập xuân (đầu xuân); 2. Vũ thuỷ (ẩm ướt); 3. Kinh trập (sâu nở); 4. Xuân phân (giữa xuân); 5. Thanh minh (trong sáng); 6. Cốc vũ (mưa rào); 7. Lập hạ (sang hè); 8. Tiểu mão (kết hạt / duối vàng); 9. Mang chủng (chắc hạt / tua rua); 10. Hạ chí (giữa hè); 11. Tiểu thử (nắng oi); 12. Đại thử (nóng nực); 13. Lập thu (đầu thu); 14. Xử thử (mưa ngâu); 15. Bạch lộ (nắng nhạt); 16. Thu phân (giữa thu): 17. Hàn lộ (mát mẻ); 18. Sương giáng (sương sa); 19. Lập đông (sang đông); 20. Tiểu tuyết (hanh heo); 21. Đại tuyết (khô úa); 22. Đông chí (giữa đông); 23. Tiểu hàn (chớm rét); 24. Đại hàn (lạnh giá). Trong 24 thời kỳ nêu trên, những thời kỳ mang số lẻ gọi là tiết, mang số chẵn gọi là khí hoặc trung khí. Theo quy ước, tháng nào không chứa trung khí là tháng nhuận. Để giản tiện, nhân dân vẫn gọi chung là tiết cả. Ví dụ: tiết Tiểu hàn, tiết Đại hàn. Thanh minh trong tiết tháng hai? Nhị thập tứ tiết khí được phân đều đặn vào 12 tháng trong năm âm lịch. Ấy là năm thường, còn năm nhuận thì 13 tháng. Bình quân, mỗi tiết cách nhau 15 - 16 ngày. Sau tiết Lập xuân, lần lượt qua các tiết Vũ thuỷ, Kinh trập, Xuân phân, đoạn tới tiết Thanh minh. Do vậy, kể từ khai tiết Lập xuân, phải sau cỡ 60 ngày thì bắt đầu tiết Thanh minh, chứ đâu phải chỉ 45 ngày như một số nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn dây chuyền! Có lẽ thiên hạ thuộc làu, nhưng lại chưa quan tâm thích đáng một câu thơ Nguyễn Du. Ấy là một câu thơ đượm toán: Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Thiều quang 韶光 là ánh sáng đẹp mùa xuân. Trong bản Kiều in bằng chữ quốc ngữ Latinh lần đầu năm 1925, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim giải thích: "Chín mươi cái bóng sáng, đẹp đẽ, nghĩa là 90 ngày hay là 3 tháng mùa xuân, mà đây đã ngoài 60 là đã quá 2 tháng rồi". Trong Từ điển Truyện Kiều (sđd, tr. 397), Đào Duy Anh cắt nghĩa tương tự, song lại suy diễn hơi bị quá đà: "Ánh sáng mùa xuân, tức ngày xuân là 90 ngày rồi, tức là sang đầu tháng ba". Với âm lịch, nhị thập tứ tiết khí bố trí thành bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân khởi đầu chẳng phải từ Tết Nguyên đán (mùng 1 tháng giêng), mà từ tiết Lập xuân. Tiết này có năm rơi vào tháng giêng, nhưng có năm lại thuộc tháng chạp. Vì thế, tiết Thanh minh chưa hẳn thường xuyên nằm vào đầu tháng ba, càng chẳng bao giờ xuất hiện cuối tháng ba hoặc đầu tháng tư cả! Giở Lịch vạn niên 1901 - 2050 do Đại học Vũ Hán ở Trung Hoa thực hiện năm 2000, sẽ thấy trong khuôn khổ âm lịch: tiết Thanh minh lắm phen bắt đầu từ giữa tháng hai (sớm nhất là ngày 14 tháng 2, chẳng hạn các năm Đinh Tị 1917 và Đinh Hợi 1947), lắm phen bắt đầu từ trung tuần tháng ba (muộn nhất là ngày rằm tháng ba, như năm Bính Ngọ 1966). Thử thống kê trọn thế kỷ XX, suốt 100 năm (Tân Sửu 1901 - Canh Thìn 2000), còn thu được kết quả: có tới 54 năm mà tiết Thanh minh mở màn vào tháng hai, chiếm quá bán tổng số trường hợp. Bước sang thế kỷ XXI, hiện tượng ấy cũng cực kỳ phổ biến. Năm Nhâm Ngọ 2002, tiết Thanh minh bắt đầu ngày 23 tháng 2. Năm Giáp Thân 2004, tiết Thanh minh đúng rằm tháng 2 (nhuận). Năm Ất Dậu 2005, tiết Thanh Minh ngày 27 tháng 2. Năm Đinh Hợi 2007, tiết Thanh minh ngày 18 tháng 2. Năm Mậu Tý 2008, tiết Thanh minh ngày 28 tháng 2. Năm Canh Dần 2010, tiết Thanh minh ngày 21 tháng 2. Cuốn Sổ tay văn hoá Việt Nam do Trương Chính và Đặng Đức Siêu hợp soạn (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1978, tr. 275) có nêu đôi nhận xét đáng chú ý: "Nhật kỳ của tiết khí không cố định với ngày tháng âm lịch, nhưng tương đối cố định với ngày tháng dương lịch ( ). Tết Thanh minh vào ngày 5 tháng 4 (dương lịch) giữa ngày xuân, có tục tảo mộ, du xuân". Nhận xét thứ nhất chẳng sai. Nhận xét thứ hai cần phải bổ đính. Giữa xuân nào phải Thanh minh, mà là tiết Xuân phân. Suốt 150 năm (Tân Sửu 1901 - Canh Ngọ 2050), tiết Thanh minh không chỉ xuất hiện ngày 5 tháng 4 dương lịch, mà nhiều lần rơi vào ngày 4 hoặc ngày 6 tháng 4 dương lịch. Liên tục ba năm Tân Sửu 1901, Nhâm Dần 1902, Quý Mão 1903, tiết Thanh minh bắt đầu ngày 6 tháng 4 dương lịch. Khảo sát thời khoảng một thế kỷ rưỡi vừa nêu, thấy 15 trường hợp như vậy. Còn tiết Thanh minh mở màn vào ngày 4 tháng 4 dương lịch gồm 32 trường hợp cả thảy. Năm Quý Mùi, tiết Thanh Minh khởi sự từ thứ bảy 4-4-2003. Năm Giáp Thân, tiết Thanh minh ngày chủ nhật 4-4-2004. Năm Ất Dậu, tiết Thanh Minh ngày thứ hai 4-4-2005. Năm Mậu Tý, tiết Thanh Minh ngày thứ sáu 4-4-2008. Năm Kỷ Sửu, tiết Thanh Minh ngày thứ bảy 4-4-2009. Thanh minh trong tiết tháng ba Hoá ra, câu thơ Tố Như không tổng kết một quy luật tự nhiên phổ quát như nhiều người vô tình ngộ nhận. Nội dung câu lục kia chỉ đúng trong bối cảnh nhất định của mạch truyện: Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh Ai đó có thể thắc mắc: - Gia Tĩnh là niên hiệu của hoàng đế Minh Thế Tông, kéo dài những 45 năm, từ Nhâm Ngọ 1522 tới Bính Dần 1566. Vậy nàng Thuý Kiều cùng hai em đạp thanh và bén duyên chàng Kim Trọng năm nao? Xin thưa, nếu dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (sđd, hồi 5) thì dễ dàng xác định được rằng bấy giờ là niên hiệu Gia Tĩnh thứ XI, tức năm Nhâm Thìn 1532. Ngặt nỗi, vì đặc trưng thể loại, Truyện Kiều của Nguyễn Du chỉ ghi niên hiệu mà chẳng kèm số liệu cụ thể. Thế thì năm nào cũng hợp, miễn sao thoả mãn hai điều kiện: nằm trong khung thời gian đã ấn định và đúng năm mà tiết Thanh minh không nhảy vào tháng hai! Cũng cần thêm rằng chẳng phải bao giờ và ở đâu, cứ kỳ Thanh minh tất bầu trời đều trong ngần và sáng đẹp, dù ngay tại xứ Trung Hoa. Hãy nghe thi sĩ Đỗ Mục (803 - 853) từng cất tiếng than từ thời vãn Đường: Thanh minh thời tiết vũ phân phân, Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn. Nghĩa: Thời tiết Thanh minh mưa lất phất, Lữ khách trên đường buồn nẫu ruột. Phanxipăng Đã đăng tạp chí Kiến Thức Ngày Nay 487 . tiết Thanh minh bắt đầu ngày 23 tháng 2. Năm Giáp Thân 2004, tiết Thanh minh đúng rằm tháng 2 (nhuận). Năm Ất Dậu 2005, tiết Thanh Minh ngày 27 tháng 2. Năm Đinh H i 2007, tiết Thanh minh ngày. Minh ngày thứ hai 4-4-2005. Năm Mậu Tý, tiết Thanh Minh ngày thứ sáu 4-4-2008. Năm Kỷ Sửu, tiết Thanh Minh ngày thứ bảy 4-4-2009. Thanh minh trong tiết tháng ba Hoá ra, câu thơ Tố Như không tổng. 4 tháng 4 dương lịch gồm 32 trường h p cả thảy. Năm Quý Mùi, tiết Thanh Minh khởi sự từ thứ bảy 4-4-2003. Năm Giáp Thân, tiết Thanh minh ngày chủ nhật 4-4-2004. Năm Ất Dậu, tiết Thanh Minh

Ngày đăng: 13/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w