Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 1,9 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 650 triệu USD. Tính chung cả 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,078 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,2%), bằng 13% kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 1,384 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu tăng so cùng kỳ năm 2004 là: than đá tăng 40,4%, sản phẩm nhựa tăng 18%, dây điện và dây cáp điện tăng 30,8%, máy vi tính, linh kiện tăng 72,4%, hàng điện tử tăng 14,3%, hạt điều tăng 100,4%, hàng rau quả tăng 73,6%, chè các loại tăng 33,6%. Kim ngạch nhập khẩu tháng 2 ước đạt 2,35 tỷ USD, trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 830 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 4,903 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước tăng 6,9%), trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,737 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 15%). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng 2 là ô tô, xe máy nguyên chiếc các loại, nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng phục vụ cho sản xuất như xăng dầu ước đạt 850 nghìn tấn, thép các loại 320 nghìn tấn, máy móc thiết bị, phụ tùng 400 triệu USD. Nhập siêu 2 tháng đầu năm 2005 ước khoảng 825 triệu USD, chiếm 20,2% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước (cùng kỳ năm 2003 là 5,5%; năm 2004 là 9,3%). 1.5. §Çu t ph¸t triÓn. Thực hiện vốn đầu tư XDCB thuộc Ngân sách Nhà nước (chủ yếu là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung) tháng 2 đạt khoảng 3.037,8 tỷ đồng, bằng 5,9% kế hoạch; tính chung 2 tháng đầu năm ước đạt 7.003,4 tỷ đồng, bằng 13,5% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2004 đạt 14,3% kế hoạch). Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch tháng 2 ước đạt 1.600 tỷ đồng. Tính chung 2 tháng, nguồn vốn tín dụng đầu tư đạt 2.800 tỷ đồng, bằng 9,3% kế hoạch năm, trong đó nguồn vốn trong nước cho vay theo kế hoạch thực hiện thấp, chỉ đạt 700 tỷ đồng, bằng 3,8% kế hoạch năm; nguồn vốn ODA đạt 600 tỷ đồng, bằng 10% kế hoạch năm; nguồn vốn đầu tư hỗ trợ xuất khẩu đạt 1.000 tỷ đồng. Thu hút vốn ODA: Từ đầu năm đến 21/2/2005 nguồn ODA được hợp thức hoá bằng việc ký kết các Hiệp định với các nhà tài trợ đạt trị giá khoảng 21 triệu USD, toàn bộ là dự án viện trợ không hoàn lại. Tính chung 2 tháng đầu năm 2005, ước tổng giá trị giải ngân ODA đạt khoảng 158 triệu USD (trong đó vốn vay khoảng 123 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 35 triệu USD), đạt khoảng 9% so với kế hoạch giải ngân năm 2005. Trong tổng mức giải ngân 2 tháng, phần vốn vay của 3 nhà tài trợ lớn (JBIC, WB, ADB) chiếm khoảng 95 triệu USD, tương đương với 77% tổng giá trị giải ngân. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tháng 2 tiếp tục tăng khá, đạt 855 triệu USD, tăng 554 triệu USD so với tháng trước. Tính chung 2 tháng, tổng vốn của các dự án được cấp giấy phép mới và đăng ký tăng thêm đạt 1.156 triệu USD, tăng gần 64% so với cùng kỳ và bằng 25% kế hoạch, trong đó vốn đầu tư được cấp giấy phép mới là 1.032 triệu USD với 97 dự án, tăng gần 140% về vốn đăng ký và tăng hơn 21% về số dự án so với cùng kỳ năm trước; vốn tăng thêm đạt 124 triệu USD với 27 lượt dự án tăng vốn, bằng 45,2% về vốn và tăng 58,8% về số dự án so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, chiếm 18,9% về số dự án cấp mới và 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng dịch vụ chiếm 71,1% về số dự án và 30,4% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 7% về số dự án và 0,3% về số vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội là thành phố thu hút được khối lượng vốn đầu tư lớn nhất, trong 2 tháng đầu năm, chiếm 68,3% tổng vốn đăng ký của cả nước; tiếp đến là Đồng Nai (chiếm 18,5%); thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 6,3%). Trong tháng 2 năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 238 triệu USD, đưa tổng vốn thực hiện trong 2 tháng đầu năm 2005 đạt 452 triệu USD, tăng gần 9% (tương đương 122 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2004. 1.6. Tµi chÝnh, tiÒn tÖ, gi¸ c¶. Thu Ngân sách Nhà nước: Thu ngân sách 2 tháng đầu năm 2005 nhìn chung vẫn thuận lợi, tiến độ thu NSNN đạt khá, ước đạt 28.373 tỷ đồng, bằng 15,5% dự toán, trong đó: thu nội địa 7.871 tỷ đồng, bằng 16,2% dự toán; thu từ dầu thô 6.546 tỷ đồng, bằng 17,2% dự toán, riêng thu cân đối NSNN từ xuất nhập khẩu đạt thấp do thực hiện hoàn thuế giá trị giá tăng và chi phí quản lý thu thuế tăng cao so với cùng kỳ, ước đạt 4.562 tỷ đồng, bằng 12,1% dự toán Chi Ngân sách nhà nước: Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng chi NSNN ước đạt 30.495 tỷ đồng, bằng 13,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 9.280 tỷ đồng, bằng 14,1% dự toán; chi trả nợ và viện trợ 5.282 tỷ đồng, bằng 15,2% dự toán; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội 15.133 tỷ đồng, bằng 14,9% dự toán; chi cải cách tiền lương 800 tỷ đồng, bằng 3,9% dự toán. Bội chi ngân sách ở mức 2.122 tỷ đồng, bằng 5,2% dự toán năm. Chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ tháng 2 tăng 2,5% so với tháng 1 năm 2005, trong đó lương thực, thực phẩm tăng 4,1% (lương thực tăng 2,5%; thực phẩm tăng 4,3%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,7%; văn hoá thể thao giải trí tăng 1,7%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,6%; phương tiện đi lại tăng 0,8%; hàng may mặc, giày dép và mũ nón tăng 0,5%; các nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng, thiết bị và đồ dùng gia đình, dược phẩm y tế đều tăng 0,4%. 2/ Hạn chế. Gắn các hoạt động nghiên cứu khoa học với sản xuất, đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội là mục tiêu của các hoạt động nghiên cứu khoa học được nhà nước ta đặt ra từ rất sớm. Năm 1958, trong Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khoá II) đã khẳng định "Khoa học kỹ thuật là điều kiện không thể thiếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ". Tuy nhiên gắn kết giữa hoạt động khoa học và sản xuất là việc làm khó khăn không chỉ ở nước ta mà là tình trạng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Trong tư duy của các nhà lập chính sách ở tầm vĩ mô của Việt Nam để chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì đây là vấn đề phải giải quyết. Cho đến nay, qua hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã có những chính sách khuyến khích gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với sản xuất nhưng kết quả của nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) được áp dụng vào sản xuất vẫn chưa nhiều. Theo các nhà nghiên cứu và quản lý vì có nhiều lý do khác nhau: Phần do ảnh hưởng của phía "cung"- năng lực của các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong hoạt động nghiên cứu cung cấp công nghệ và dịch vụ cho sản xuất chưa cao, phần do cơ chế quản lý KH&CN chưa thực sự tạo nên động lực cho sự gắn kết, mặt khác, do ảnh hưởng của phía 'cầu' - phía các doanh nghiệp còn rất yếu."Cầu" là từ phía sản xuất của các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp tư nhân. DNNN được đánh giá hoạt động ít hiệu quả, số lượng khá lớn và đang còn trong quá trình sắp xếp lại, trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh trong sản xuất còn rất hạn chế. Cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp chưa hữu hiệu trong việc khuyến khích họ áp dụng các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) và đổi mới công nghệ. Tìm kiếm công nghệ mới, gắn với cơ sở nghiên cứu trong nước để hợp tác nâng cao trình độ công nghệ không phải là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp hiện nay. Nhập công nghệ từ nước ngoài là con đường ngắn nhất và đơn giản nhất mà các doanh nghiệp thường sử dụng. Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp tư nhân tuy đã có số lượng khá đông nhưng còn rất non trẻ nên chưa có thể trở thành một phần thị phần đáng kể cho khu vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Xem xét sự chuyển biến, đổi mới của phía "cầu"- phía các doanh nghiệp từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN để có thể thấy hết được những khó khăn trong việc tạo dựng, hình thành nên được thị trường công nghệ- môi trường gắn kết nghiên cứu và sản xuất. Một số Bộ, ngành, địa phương triển khai phân bổ vốn đầu tư còn chưa đúng quy định như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn 8 dự án nhóm C chưa có quyết định đầu tư, 32 dự án chưa có thiết kế, tổng dự toán được duyệt, 42 dự án nhóm B bố trí thời gian hoàn thành quá 4 năm, 46 dự án nhóm C bố trí vốn quá 2 năm; Bộ Quốc phòng: 47 công trình, dự án nhóm B, C (thuộc nguồn vốn ngân sách tập trung) chưa có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt, 41 dự án nhóm B, C bố trí vốn để hoàn thành vượt quá thời gian quy định. Bước đầu tổng hợp kế hoạch phân bổ vốn đầu tư năm 2005 của 49 tỉnh, thành phố có 1.007 dự án nhóm B, C tương ứng với 2.360 tỷ đồng bố trí vốn hoàn thành vượt quá thời gian quy định. Một số địa phương bố trí vốn đầu tư còn phân tán như bình quân 1 dự án nhóm C của tỉnh Phú Thọ là 0,63 tỷ đồng/dự án, Quảng Ninh 0,52 tỷ đồng/dự án, Hà Tĩnh 0,62 tỷ đồng/dự án, Nam Hà 0,34 tỷ đồng/ dự án. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tổng hợp tình hình triển khai kế hoạch đầu tư phát triển năm 2005 của các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Chính phủ trong quý I năm 2005. Một số sai sót trong việc triển khai phân bổ vốn đầu tư của các đơn vị so với quy định đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến bằng văn bản. Nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án và kết quả giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Tổng số kế hoạch vốn đã phân bổ cho các dự án năm 2003 và năm 2004 là 10.277 tỷ đồng; giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán đến ngày 31/12/2004 đạt 6.670,8 tỷ đồng bằng 64,9% kế hoạch đã giao; trong đó các dự án thuộc Trung ương quản lý đạt 6.151,8 tỷ đồng bằng 67,4% kế hoạch. Các dự án do địa phương quản lý 519 tỷ đồng đạt 44,9%. Tổng số vốn đã giải ngân tính đến ngày 31/12/2004 là 7.816,6 tỷ đồng, bằng 76,1% kế hoạch đã giao; trong đó các dự án do Trung ương quản lý là 7.186,1 tỷ đồng, đạt 78,8% kế hoạch vốn đã giao. Các dự án do địa phương quản lý 630,5 tỷ đồng, đạt 54,6% kế hoạch vốn đã giao. 3/ Nguyên nhân. - Chậm hoàn thiện các thủ tục về đầu tư xây dựng: Bộ Giao thông Vận tải có 20 dự án lớn, bao gồm 126 dự án thành phần, tuy nhiên cho đến nay mới có 100 dự án thành phần có phê duyệt quyết định đầu tư, trong đó mới có 56 dự án đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; 26 dự án còn lại đang làm công tác chuẩn bị đầu tư và 70 dự án đang tiến hành hoàn chỉnh công tác chuẩn bị thực hiện dự án (thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai 20 dự án lớn; tuy nhiên, cho đến thời điểm này mới chỉ có 13 dự án có phê duyệt quyết định đầu tư và có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán hoặc dự toán thành phần được . ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Trong tư duy của các nhà lập chính sách ở tầm vĩ mô của Việt Nam để chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường. tập trung chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN để có thể thấy hết được những khó khăn trong việc tạo dựng, hình thành nên được thị trường công nghệ- môi trường gắn kết nghiên cứu và. hội là mục tiêu của các hoạt động nghiên cứu khoa học được nhà nước ta đặt ra từ rất sớm. Năm 1958, trong Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (khoá II) đã khẳng định "Khoa