1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nghề tư vấn potx

9 155 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 127,36 KB

Nội dung

Nghề tư vấn Tư vấn không phải là đi đi lại lại ở công ty hay nhà máy của khách hàng, quẳng ca-táp phịch xuống bàn và nói: "Trông này! Khắp nơi chỉ thấy rặt là thiếu hiệu quả! Ong không thấy xấu hổ à?" Nhận ra vấn đề của khách hàng chỉ là một nửa của nhiệm vụ, vì hầu hết những ai có một trí tuệ không cần cao siêu lắm và một cái nhìn khách quan đều có thể nhận ra những vấn đề đó. Công việc của một nhà tư vấn không chỉ là biết cái gì sai, mà là tìm ra cách sửa chữa chúng Tư vấn là gì? Tư vấn (consulting) là một ngành dịch vụ không có một định nghĩa cố định nào cả. Thị trường cho dịch vụ này cũng hết sức linh hoạt. Cùng với những thay đổi liên tục trong các hoạt động mua lại, sáp nhập cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu cho dịch vụ tư vấn cũng khó đoán trước được như là thị trường chứng khoán vậy. Thuật ngữ "consulting" có thể có rất nhiều nghĩa, tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công ty tư vấn sẽ "tư vấn" một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết. Nhìn sự việc theo lăng kính đó mới thấy tầm quan trọng của tư vấn trong kinh doanh. Tuy vậy hầu hết mọi người đều nhận thức rất mờ nhạt về công việc và trách nhiệm thực sự của cái gọi là "tư vấn". Những thuật ngữ như "quản lý chiến lược", "quản lý quy trình", "quản lý thay đổi" có vẻ như chỉ có ý nghĩa với những người trực tiếp liên quan tới chúng. Đưa ra các các giải pháp là một vấn đề hóc búa, không phải vì "nguồn cung cấp" giải pháp quá hạn hẹp. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp không bao giờ thiếu các giải pháp, song áp dụng một trong số đó trong một môi trường doanh nghiệp có thể là một cuộc đấu tranh lớn với các trở ngại về chính trị cũng như chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cốt lõi của tư vấn là phải vượt qua được các rào cản trong doanh nghiệp, xóa bỏ tính ì để rồi thâm nhập hoàn toàn vào tổ chức của họ mà “trị bệnh”. Tư vấn có từ bao giờ? Từ thuở bình minh của loài người, người ta đã biết trao đổi ý tưởng để thu lợi, song nghiệp vụ tư vấn với tư cách là một ngành kinh doanh lớn chỉ thực sự ra đời vào đầu thế kỷ hai mươi. Khi James McKinsey, giảng viên Đại học Chicago, thành lập Công ty "Mách bảo kế toán và kỹ thuật", ông đã giới thiệu một dịch vụ tương tự như tư vấn. Dần dần, ông phát triển một phương pháp tiếp cận vấn đề độc đáo cho các khách hàng của mình và gọi là "Điều tra tổng thể". Thay vì việc thuê các kỹ sư thông thường, McKinsey tuyển các nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm và đào tạo họ trở thành các nhà phân tích. Phương pháp tiếp cận mới liên quan tới các vấn đề như "mục tiêu", "chiến lược", "tổ chức", "phương tiện", "nhân sự" Cuối thập kỷ 50, một loạt các công ty tư vấn khác xuất hiện với các chiến lược tập trung và cách thức hoạt động đầy tính sáng tạo. Tập đoàn tư vấn BCG (The Boston Consulting Group) cũng là một trong những nhà tiên phong có tiếng trong lĩnh vực tư vấn các nhà sản xuất chất bán dẫn. Ý tưởng của tập đoàn này là mối liên quan trực tiếp giữa sự đi xuống trong hầu hết các ngành sản xuất tới chi phí. BCG sau đó mở rộng khái niệm ban đầu của mình thành "ma trận tỷ lệ tăng trưởng", một công cụ đánh giá khả năng thu hút của một công ty trong một lĩnh vực nhất định. Có những loại công ty tư vấn nào? Nếu phân chia theo lĩnh vực, có thể chia các công ty tư vấn thành bốn mảng: tư vấn chiến lược (strategy consulting), tư vấn công nghệ thông tin (IT consulting), tư vấn điện tử (e-consulting) và tư vấn nhân lực (human resources consulting). Các mảng trên có thể trùng nhau, và hầu hết các tập đoàn tư vấn lớn đều có các dịch vụ tư vấn đa lĩnh vực. Khách hàng giờ đây thường thuê một chứ không phải một vài công ty tư vấn để xây dựng chiến lược, đánh giá tính hiệu quả của tổ chức, áp dụng các giải pháp công nghệ và tiến tới thương mại điện tử. Tư vấn chiến lược Mục đích của tư vấn chiến lược là giúp các nhà quản trị cấp cao của khách hàng hiểu và đối mặt với các thách thức về mặt chiến lược khi điều hành công ty hay tổ chức. Trước kia, các nhà tư vấn chiến lược đưa ra một "deck"- tức là một báo cáo chi tiết về các vấn đề và các đề xuất, rồi hết trách nhiệm. Song dần dần, khách hàng cần các nhà phân tích phải ở lại để thực thi các đề xuất của họ. Điều đó càng tạo cơ hội cho các nhà tư vấn tổng thể nhiều giải pháp như Brain & Company, Boston Consulting Group, McKinsey & Company thể hiện được các năng lực trên nhiều lĩnh vực của mình, từ việc đưa ra chiến lược về dịch vụ khách hàng tới quản lý chất lượng, từ chi phí lưu kho đến tính hiệu quả của phân phối Tư vấn công nghệ thông tin Tư vấn công nghệ thông tin còn gọi là tư vấn hệ thống (system consulting) thiết kế các giải pháp phần mềm hoặc hệ thống, kiểm tra tính tương thích của hệ thống và đảm bảo rằng hệ thống mới được vận hành trơn tru. Hầu hết các nhà tư vấn về IT đều có các kỹ năng kỹ thuật thành thạo. Hơn thế nữa họ còn có kỹ năng tổ chức và điều hành đội ngũ triển khai. Các giải pháp IT cần phải được triển khai như là một bộ phận không thể thiếu được trong một tổng thể giải pháp kinh doanh. Mặt khác, nếu các giải pháp này không phát huy hiệu quả, các nhà tư vấn IT và trưởng phòng IT chắc chắn phải chịu sự khiển trách nặng nề từ phía lãnh đạo về việc tiêu phí tiền bạc. Các tên tuổi như Accenture, American Management Systems, Computer Sciences Corporation là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn IT. Các công việc tư vấn của họ hết sức đa dạng: từ việc triển khai một giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể tới việc xây dựng hệ thống bảo mật cho toàn bộ một mạng lưới phân phối, giải quyết các vấn đề phát sinh khi cài đặt các ứng dụng phần mềm của SAP hay Oracle Tư vấn điện tử Trước kia tư vấn điện tử bắt đầu bằng tư vấn mạng, chủ yếu bằng các công việc thiết kế: thiết kế chương trình, thiết kế đồ họa, thiết kế các nguyên mẫu (prototype) của các websites. Với sự phát triển nhanh chóng của các trang web dot-com vào giữa và cuối thập kỷ 90, các công ty tư vấn nhận ra rằng họ cần phải đưa ra một loạt dịch vụ: thương mại điện tử (e-commerce), thương mại trực tuyến giữa doanh nghiệp (B2B), định giá (valuations), marketing và nhiều dịch vụ khác nữa. Xu hướng hiện nay là các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng thâu tóm được thị trường, nên các công ty tư vấn điện tử cần phải năng động và thích nghi để giữ được năng lực cạnh tranh. Các tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực này có Sapient, DiamondCluster International, Lante Một công ty tư vấn có thể hỗ trợ trong việc chuyển đổi một cửa hàng bách hóa thành một trung tâm buôn bán qua mạng, tạo ra các catalog điện tử cho một công ty cho phép đặt hàng qua mạng, hay hướng dẫn một công ty về việc làm thế nào để giúp khách hàng của họ tiếp cận với các thông tin trực tuyến về tài khoản. Tư vấn nhân lực Các chiến lược kinh doanh xuất sắc nhất, các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất và các hoạt động kinh doanh tinh giản nhất chẳng có nghĩa gì cả nếu như không có ai vận hành chúng. Do vậy, tư vấn nhân lực trở thành một ngành kinh doanh phát đạt, với những tên tuổi sáng giá như Hewitt Asociate, Watson Wyatt Worldwide, Mercer Human Resource Consulting Các công ty ngày càng nhận ra rằng đầu tư vào nhân lực là một cách đầu tư có lãi lớn. Các nhà tư vấn nhân lực tối ưu hóa nguồn nhân lực bằng việc sắp xếp đúng người vào đúng vị trí để đạt được hiệu quả cao nhất. Loại hình tư vấn này, còn được nhắc đến như là "phát triển tổ chức" hay "quản lý thay đổi", là một trong những lĩnh vực tư vấn "nóng" nhất hiện nay. Khách hàng thuê các công ty tư vấn nhân lực như một phần quan trọng của kế hoạch tái cơ cấu tổ chức. Một số ví dụ về hoạt động tư vấn nhân lực như: kết hợp các đặc điểm văn hóa của các công ty sáp nhập bằng cách xây dựng hay thay đổi văn hóa làm việc, tăng cường quan hệ để chú trọng vào khách hàng và các hình thức giao tiếp mở, nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo bài bản và hữu hiệu hơn, thúc đẩy tính sáng tạo của nhân viên thông qua các việc sáng tạo quy trình, tư vấn trong việc sa thải nhân viên và giúp đỡ họ tìm công việc mới, đổi mới các hình thức lương thưởng và phụ cấp Vì sao các nhà tư vấn chọn đó là nghề nghiệp của mình? Có rất nhiều lý do người ta muốn trở thành nhà tư vấn. Tham vọng, thu nhập, danh tiếng, kinh nghiệm là những điều họ quan tâm. Sơ đồ sau đây là tổng kết của cuộc điều tra hơn 1500 nhà tư vấn từ các công ty như Accenture, McKinsey, Ernst & Young và hàng loạt các công ty nhỏ khác: Có lẽ điều gây ngạc nhiên nhất cho chúng ta là "chất lượng công việc và khách hàng" (Quality of Work and Clients) được phần lớn các nhà tư vấn quan tâm nhiều hơn thu nhập (Salary). Các tiêu chí "phát triển nghề nghiệp" (Career progression), "cân đối công việc-cuộc sống" (Work-life balance), "học hỏi và phát triển cá nhân" (Training and Personal Development) được quan tâm ngang với thu nhập. Tiếp theo họ quan tâm đến "thương hiệu và danh tiếng" (Brandname and reputation), "lợi ích" (Benefit), "công việc ổn định" (Job security), "tiềm năng làm đối tác" (Partnership potential). Như vậy, nhiều khi thu nhập không phải là ưu tiên số một khi người ta lựa chọn ngành nghề, nhất là đối với nghề tư vấn, có lẽ nhân tố quan trọng nhất là sự say mê. Cái gì khiến các công ty tìm đến các nhà tư vấn? Cũng giống các nhà tư vấn chọn nghề nghiệp của mình, các công ty có nhiều lý do khi tìm đến các nhà tư vấn. Song bất luận lý do đó là gì, các công ty này phải dũng cảm lắm, vì đây là một dịch vụ đắt đỏ. Thử lấy một ví dụ nhỏ, nếu tính đến tiền đi lại, ăn ở và các khoản chi phí dự án, giá cho mỗi nhà tư vấn có thể đội đến 500 USD mỗi giờ. Hầu hết các dự án tư vấn đều xuất phát từ nhu cầu cần sự hỗ trợ mà khách hàng không thể có được từ nội bộ. Chẳng hạn như, một số khách hàng cần kiểm tra toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình, song họ không có các hệ thống kiểm tra toàn diện, cũng như không có nhân lực cho một dự án lớn như vậy. Một số khách hàng khác đang có kế hoạch sáp nhập, song họ thiếu kinh nghiệm về các thủ tục đối với nhân sự sau khí sáp nhập, và cần một bên thứ ba làm trung gian. Một số khách hàng lại cần ý kiến của một bên khách quan cho một quyết định đóng cửa công ty. Khách hàng tìm đến các công ty tư vấn còn vì mục đích chính trị. Chằng hạn như đối với một dự án có liên quan tới 500 công ty ở các nước khác nhau, để thỏa thuận rằng sẽ dùng đồng USD là loại tiền tệ duy nhất cho dự án, hầu hết các công ty phải có được sự đồng ý của một quản trị cấp cao. Nếu thiếu một công ty tư vấn cho dự án, thì sự phê duyệt trên khó mà có được. Song khó khăn đối với nhà tư vấn là khi dự án không thành công thì anh ta phải chịu sự phản đối từ tất cả các bên tham gia. Mặt khác, khi một dự án lớn được tán thành chưa có nghĩa là nó sẽ được tiến hành. Lý do là vì tính ì trong tổ chức. Các vị quản trị cấp cao dần dần mất hứng thú, các nhà quản lý cấp thấp thì chuyển sang các vấn đề khác cần giải quyết trước mắt hơn. Tóm lại là các công ty mất tập trung. Bằng cách thuê các nhà tư vấn theo dõi các dự án lớn, các công ty đảm bảo rằng có ai đó luôn luôn để mắt đến chúng. Trong rất nhiều trường hợp, một giải pháp đúng đắn có thể rất rõ ràng đối với tất cả mọi người, song nếu có một bên khác khẳng định lại điều đó thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trong trường hợp công ty thu hẹp quy mô, các nhà tư vấn có một vai trò chính trị khác. Các công ty đang nóng lòng muốn sa thải một tỷ lệ nhân viên nhất định thường muốn sự tham gia của một nhà tư vấn. Khi các nhà tư vấn đề xuất việc giảm biên chế, các công ty sẵn sàng sa thải nhân viên, và che đậy việc đó bằng cách giải thích rằng đó là do thu hẹp quy mô. Ngày nay, các nhà tư vấn và khách hàng của họ đang trong trạng thái thay đổi liên tục. Các khách hàng điển hình giờ đây đòi hỏi nhiều hơn ở các dự án tư vấn. Các nhu cầu phức tạp này đồng nghĩa vói việc sẽ có nhiều cơ hội hơn cho những bước ngoặt mới trong lĩnh vực này. Tất nhiên động cơ quan trọng nhất của việc thuê tư vấn vẫn là lợi nhuận. Các nhà tư vấn nếu không đưa ra được các gợi ý có tính chất "tạo ra tiền" hay "tiết kiệm tiền" đều nhanh chóng bị gạt bỏ trong một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức. Nguyễn Thị Thanh Tú . công ty tư vấn nào? Nếu phân chia theo lĩnh vực, có thể chia các công ty tư vấn thành bốn mảng: tư vấn chiến lược (strategy consulting), tư vấn công nghệ thông tin (IT consulting), tư vấn điện. lựa chọn ngành nghề, nhất là đối với nghề tư vấn, có lẽ nhân tố quan trọng nhất là sự say mê. Cái gì khiến các công ty tìm đến các nhà tư vấn? Cũng giống các nhà tư vấn chọn nghề nghiệp của. lưới phân phối, giải quyết các vấn đề phát sinh khi cài đặt các ứng dụng phần mềm của SAP hay Oracle Tư vấn điện tử Trước kia tư vấn điện tử bắt đầu bằng tư vấn mạng, chủ yếu bằng các công

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w