1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

văn hay của HS mới

3 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BÀI LÀM VĂN TỐT CỦA HỌC SINH. A. Văn tự sự: **Đề 1: Người ấy (Thầy, cô, cha, mẹ, ông, bà, ) vẫn sống mãi trong lòng tôi. Bài làm: Trong lòng tôi vẫn ấm áp ngọn lửa hi vọng sẽ tìm gặp ông trong một buổi chiều đầy nắng. Khuôn mặt ông từ từ hiện ra như những ông bụt hoá phép giúp đỡ những con người nghèo khổ. Đôi mắt ông chứa một điều huyền bí mà tôi không thể nào quên. Đó là ông tôi – người sẽ làm tôi nhớ mãi. Ông tôi đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng con số ấy không làm ông già đi chút nào. Ông tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo khổ. Những ngày còn trẻ ông làm việc rất nhiều nên thân hình ông khi đã già rồi mà vẫn còn săn chắc. Ông là người rất thương yêu con cháu. Tôi còn nhớ rất rõ, những ngày tôi còn học mẫu giáo, ông thường dắt tôi đi học. Ngày nắng , ông thường đội nón che cho tôi. Ông nói: "Là con gái thì nên giữ gìn da cho trắng trẻo kẻo đen nhẻm như ông đấy!".Ngày mưa, ông để tôi cầm ô và mặc cho tôi nhiều lớp áo ấm. Còn ông thì chỉ có một chiếc áo mỏng với cái áo mưa gần như đã rách hết. Nhìn ông bị mưa tạt vào ướt hết người mà tôi thương ông vô cùng. Đến năm tôi học lớp một, nhà xa trường nên tôi được ba mẹ đưa đón tận nơi không phải làm phiền ông như trước nữa. Những lúc ở nhà, học bài xong, tôi thường trèo lên chiếc giường tre ngồi nghe ông kể chuyện về thời con người mới khai hoang lập nghiệp. Rồi ông đọc cho tôi nghe những câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu đồng bào. Thích nhất là được ông kể cho nghe rất nhiều truyện cổ tích. Ông thường thức khuya dậy sớm, làm việc luôn tay, luôn chân. Nhưng ông thường nói: "Làm việc để mà sống khoẻ mạnh chứ không phải là để có thật nhiều tiền. Tiền bạc chỉ như phù du, chết đâu có mang theo bên mình được. Vì vậy sống như thế nào để bà con thương, khi chết đi bà con còn nhớ đến mình."Câu nói ấy vẫn mãi ở trong tâm trí tôi. Thế rồi vào một ngày đầy nắng, ông trời đã cướp đi đôi chân của ông. Thì ra ông bị tai biến dẫn đến bị liệt cả đôi chân. Hằng ngày ngồi trên chiếc xe lăn mà ông nẫu cả ruột gan. Thấy những người cùng tuổi vác cuốc ra đồng ông lại càng buồn. Đôi mắt ông luôn chứa đựng một điều ước. Có lẽ ông ước được đi lại như ngày xưa. Đôi tay gầy của ông ngày càng nhiều nếp nhăn. Ngày nào ông cũng ăn lưng hai bát cơm. Cho đến một hôm, ông không muốn ăn nữa, cũng là lúc ông yếu dần. Một buổi chiều tôi đi học về, nghe trong nhà có tiếng khóc Tôi vội vã chạy vào nhà, đến giường ông Ông đang nằm đó, khuôn mặt hồng hào như đang ngủ. Ngồi bên giường ông mà tôi không thốt nên lời. Cho đến khi nghe bố bảo:" Ông núi con đó, con vuốt mắt cho ông đi con!"thì tôi oà khóc. Run run vuốt nhẹ mắt ông mà lòng tôi đau như cắt. Giá như có một điều ước, tôi ước sao ông tôi sống dậy đi lại đàng hoàng, dắt tôi đi quanh làng để kể cho tôi nghe những điều đẹp nhất ở quê hương tôi. Thế nhưng ông đã thực sự rời bỏ tôi, rời bỏ cha mẹ, chú bác tôi để về thế giới bên kia, cái thế giới mà có lẽ với ông sẽ hạnh phúc hơn là ngồi trên chiếc xe lăn. Ngày đưa ông đi cũng là ngày tôi khóc nhiều nhất. Song tôi chỉ có thể nói được một câu:"Ông ơi! Ông đã đi thật rồi sao?". Ông đi rồi, căn nhà vắng vẻ. Mỗi buổi đi học về không thấy ông. Lòng tôi buồn vô hạn. Nhưng hình ảnh ông với bao yêu thương trìu mến ngày nào vẫn luôn sống mãi trong tôi. Đứa cháu này sẽ cố gắng thực hiện tốt lời ông dạy bảo:" Gắng học thành tài cháu nhé!". "Ông ơi! Cháu sẽ mãi mãi nghe lời ông."./. (Phùng Thị Huyền Trâm – 8/5 – Thăng Bình, QN) **Đề bài: Tưởng tượng hai mươi năm sau, em về thăm lại trường cũ. Hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. Bài làm: Năm tháng cứ dần trôi, ngày hôm nay thoắt thành ngày hôm qua. Mỗi phút giây mang theo những khoảnh khắc in dấu những kỉ niệm trong cuộc đời mỗi con người. Có những ánh mắt, giọng nói, tiếng cười vẫn mãi vương vấn trong ta; cũng có những khuôn mặt theo năm tháng giờ chỉ còn là ảo ảnh. Đến bây giờ, sau hai mươi năm dài dằng dặc, tôi mới nhận ra những tình bạn thuở xưa giờ chỉ còn là cổ tích. Cuộc sống có biết bao đổi thay, rồi có lúc người ta lớn lên và mãi bươn chải trong cơm, áo, gạo, tiền; nhưng cũng có lúc người ta tìm về miền cổ tích xa xăm. Như tôi bây giờ, đang muốn đi tìm lại những nỗi niềm cổ tích ấy. Tôi đã trở lại thăm trường xưa, nơi đã từng in đậm những dấu chân thuở nhỏ, những kỉ niệm khó phai của một thời cắp sách. Trên đường trở lại trường xưa. Vẫn con đường ấy, vẫn hàng cây ấy nhưng sao tôi thấy nó lạ quá. Nó không rộn ràng bởi tiếng cười đùa của học sinh như mọi khi tôi đi qua. Tất cả đều lặng im. Đến cổng trường tôi bồi hồi nhìn cái bảng hiệu hiện ra. Lạ ư! Có một chút. Quen ư! Có lẽ vậy. Tôi ngắm nhìn ngôi trường một cách ngẩn ngơ, lòng ngọt lịm nỗi nhớ. Nhớ gì đây? Nhớ bước chân ươn ướt chút sương giẫm lên mấy ngọn cỏ dại để đi vào lớp buổi sáng, nhớ những lần không cẩn thận bị đá làm vấp ngã để rồi mè nheo khóc, nhớ những lần chen chúc khi tan trường, nhớ cả cái nhà để xe "khiêm tốn" khi phải đun xe vào. Nhớ, tôi nhớ lắm! Bước vào sân trường, tôi như đứng lạc lõng giữa những kỉ niệm xưa đang mơn man ùa về. Bước thật khẽ, thật êm, tôi như sợ mình đạp giẫm lên vô vàn kỉ niệm. Nắng lấp loá nhìn tôi qua tán phượng. Hàng phượng như trầm tư suy nghĩ và khe khẽ rì rào:"Ai trông quen quen vậy nhỉ?". Nhìn mấy cây phượng tôi bất chợt bật cười, tôi cười khi nhớ lại cái dáng khẳng khiu của nó ngày nào. Bây giờ cây nào cũng rườm rà hẳn ra. Đứng trên sân trường trải rộng thênh thang xao xác tiếng gió, nhìn hoa phượng cháy đỏ cả một khoảng trời, những cánh phượng mềm nhẹ tênh phủ kín cả một khoảng sân trường bé dại cùng tiếng ve rền rĩ tôi chợt rùng mình, chợt thấy lòng se lại. Bất giác nhìn lên bầu trời xanh, bỡ ngỡ phút giây ngày ấy lại hiện về trong tôi đầy ắp kỉ niệm và nỗi nhớ. Chỉ tiếc thay nó không được nhìn dưới con mắt của con bé tuổi mười lăm mà thôi. Bước qua hành lang, vào căn phòng số 9, sao quen mà như lạ. Đã qua bao mùa mà những kí ức của hai mươi năm về trước tái hiện trong tôi một cách đầy đặn. Tôi thoáng bâng khuâng khi vào lớp học. Bàn ghế, bảng đen sao vừa lạ vừa quen? Tiến đến chỗ ngồi cũ, áp tai vào bàn kiếm tìm hơi bạn bè. Tôi muốn nghe ngày xưa, nghe những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm đang trỗi dậy, thầm thì, Tôi như nghe đâu đó tiếng con Ngọc nghêu ngao mấy bài hát trẻ thật hào hứng, cái giọng ồ ồ như vịt đực của thằng Phú, tiếng nói lảnh lót của con Nhi mỗi khi đọc bài, cả cái giọng ồm ồm như sấm rền của thằng Đông mỗi khi nó hét lên để giữ lớp im lặng. Rồi cả chuyện mỗi lần có một con bé nào đó, hình như là lớp 9/3 thì phải, đi ngang qua cửa sổ lại nổi lên những lời xầm xì, những giọng cười rúc rích, những tiếng gọi bâng quơ hay thậm chí gọi toáng lên của mấy thằng con trai trong lớp khiến nó phải ngượng ngùng quay mặt đi, Tất cả những điều đó giờ đây đã trở thành một miền kí ức khó phai, tất cả sẽ mãi là một chút gì để nhớ, để mỉm cười mỗi khi nhìn lại. Tôi bỗng thèm về với ngày xưa, để tìm lại những khoảnh khắc êm đềm trong nỗi nhớ, tìm những buồn vui, hờn giận vu vơ, những điểm tốt, điểm xấu, Tất cả đều còn đọng lại như neo giữ một khoảng trời tuổi thơ ươm vàng sắc nắng trong tôi. Giờ đây, ngồi trong lớp xưa một mình trống trải, lòng buồn tênh. Gió đang thổi nhưng tôi chẳng còn được nhìn thấy gió vẫn về với những tóc tuổi 15 như ngày trước. Chung quanh chỉ toàn cửa kính và nắng cũng đành đứng ngoài nuối tiếc nhìn những kỉ niệm đã hoá xa xăm. Trong khoảng không trống trải, tôi tưởng tượng ra bao gương mặt bạn bè trở về lấp lánh sau sắc phượng chói chang. Chỉ nghĩ vậy thôi cũng để nhớ hoài thương mãi và chỉ nghĩ vậy thôi cũng đủ để ấm lòng. Bước ra hành lang nhìn hoa phương rơi trong chút gió chiều lả lơi, tôi đếm, đếm thử có bao nhiêu mùa đã sang, đếm bao nhiêu kỉ niệm đã hoá xa xăm. Chợt trách tuổi thơ sao qua mau, chợt trách thời gian sao vô tình để tuổi học trò bất chợt đến, bất chợt đi, để hối hả bờ mi, nước mắt buồn thầm lặng. Chợt nuối tiếc khi đã xa rồi cái tuổi "nhớ nhớ", chạy lông bông, khóc đấy, cười đấy, giận hờn vu vơ. Bây giờ lắm lúc cười về thời trẻ con ngây ngô, nhưng cũng chợt buồn như vừa đánh mất một điều gì quí giá. Thôi nghĩ ngợi, tôi bước xuống sân trường để trở về. Bất chợt một cánh phượng vô tình hay hữu ý rơi xuống trước mặt tôi gợi mãi nỗi nhớ nhung. Bước đi không đành nhưng ngoảnh lại càng buồn hơn. Chợt một vần thơ không rõ của ai hiện hữu trong đầu làm mắt tôi nhoè đi: "Mùa cuối sang rồi kỉ niệm hoá hư vô Có níu kéo chẳng làm sao giữ được Dáng thầy cô, mắt bao bạn bè cũ Ngủ yên trong ta kí ức một thời Mùa cuối xa rồi xa mãi, mùa ơi!"./. ( Lê Minh Giang- 9/5 – Thăng Bình, QN) . MỘT SỐ BÀI LÀM VĂN TỐT CỦA HỌC SINH. A. Văn tự sự: **Đề 1: Người ấy (Thầy, cô, cha, mẹ, ông, bà, ) vẫn sống mãi trong lòng. nhớ. Chỉ tiếc thay nó không được nhìn dưới con mắt của con bé tuổi mười lăm mà thôi. Bước qua hành lang, vào căn phòng số 9, sao quen mà như lạ. Đã qua bao mùa mà những kí ức của hai mươi năm. hát trẻ thật hào hứng, cái giọng ồ ồ như vịt đực của thằng Phú, tiếng nói lảnh lót của con Nhi mỗi khi đọc bài, cả cái giọng ồm ồm như sấm rền của thằng Đông mỗi khi nó hét lên để giữ lớp im

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w