Chủ nghĩa tư bản Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bài viết (hoặc đoạn) này hiện gây tranh cãi về tính trung lập. Đề nghị: Người gắn tiêu bản nêu lý do tại trang thảo luận. Nếu không có lý do tại trang thảo luận, tiêu bản có thể bị tháo bỏ. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này. Thị trường chứng khoán Chicago Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội phát triển cao của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ 18. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước. Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất. Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mục lục [ẩn] • 1 Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa • 2 Đặc điểm chính trị xã hội • 3 Các hình thái của chủ nghĩa tư bản • 4 Các đánh giá trái chiều về chủ nghĩa tư bản hiện đại • 5 Liên kết ngoài • 6 Đọc thêm • 7 Xem thêm [sửa] Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa "Chủ nghĩa tư bản" hay các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến "chủ nghĩa tư bản" (CNTB) có thể được hiểu là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa được những người cộng sản, những chính khách theo phe cộng sản và các chính khách cánh tả khác đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm bộc lộ bản chất "bóc lột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản". Do ảnh hưởng lý luận theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều lý thuyết gia khái quát "chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa". Trong khi đó nhiều học giả khác không coi chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế xã hội hay gắn nó với chế độ chính trị. Quan niệm của họ chủ nghĩa tư bản chỉ phản ánh một quan hệ sản xuất trên nền tảng chế độ tư hữu. Ở các nước mà những người cộng sản gọi là theo chế độ chính trị "tư bản chủ nghĩa" (đối lập với xã hội chủ nghĩa) thì không có định nghĩa rõ ràng thế nào là CNTB trong các văn kiện pháp luật hay các văn kiện mang tầm cỡ quốc gia [cần dẫn nguồn] . . Về mặt chính trị, ở những "quốc gia tư bản" quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt không hề bị nghi ngờ, họ không đưa ra khái niệm thế nào là CNTB [cần dẫn nguồn] mà chỉ định nghĩa các chế độ chính trị như thế nào thì được gọi là một nhà nước quân chủ lập hiến, quân chủ hợp hiến, nhà nước dân chủ, quân phiệt, chế độ độc tài, chế độ cộng hòa.v.v Do nhận thức khác nhau trên cơ sở kinh tế hay chính trị, "các nước tư bản" thường tự gọi họ là các nước thuộc "Thế giới tự do", trong khi gọi các nước đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước cộng sản"; trong khi đó các nước đảng cộng sản lãnh đạo gọi nước họ là "các nước xã hội chủ nghĩa", và các nước kinh tế tư bản chủ đạo là "các nước tư bản", và không gọi các nước tuyên bố "xã hội chủ nghĩa" (trong Hiến pháp,v.v.) nhưng không do đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước xã hội chủ nghĩa". Có thể nói rằng hình thái kinh tế xã hội mà những người cộng sản gọi là "CNTB" tồn tại dựa trên quan hệ cho vay lãi và cho thuê, điều này hoàn toàn đối lập với quy luật bảo toàn và chuyển hóa của thế giới vật chất (một trong ba "chân vạc" trong hệ thống lý luận của những người cộng sản): vật chất không thể tự sinh ra vật chất, tiền không thể đẻ ra tiền. Các đề mục, định nghĩa và cách phân loại dưới đây dựa trên cơ sở lý luận của những người cộng sản, những người theo chủ nghĩa Mác-Lê. [cần dẫn nguồn] . Các hệ thống kinh tế Kinh tế tư bản chủ nghĩa Kinh tế xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường Kinh tế kế hoạch Kinh tế hỗn hợp Chủ nghĩa xã hội thị trường Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường xã hội Kinh tế chuyển đổi Kinh tế mở Kinh tế khép kín Kinh tế tự cung tự cấp Kinh tế hàng hóa Kinh tế tiền tệ • Thành phần kinh tế tư nhân: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can thiệp điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư nhân có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Theo thời gian giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh bằng các quá trình tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông qua việc bán và mua các cổ phần của doanh nghiệp. • Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Khác với nền sản xuất phong kiến là nền sản xuất lấy ruộng đất làm phương tiện sản xuất cơ bản và sở hữu ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế chính là nông nghiệp và thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc quyền về ruộng đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến "nền sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học-công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận. • Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế phong kiến và các nền kinh tế cấp thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô) bị phụ thuộc vào chủ đất (địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn chặt vào ruộng đất và ý chí của chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao động) trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp (người thuê lao động). Giữa người thuê lao động và người lao động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho người thuê lao động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng có thể trở thành chủ doanh nghiệp. Cả xã hội là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng lao động nhiều hơn yêu cầu lao động do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp. Do vậy, người lao động thường bị "mua rẻ" sức lao động của mình, xuất hiện giá trị thặng dư, dẫn đến tình trạng công nhân bị "bóc lột" trong xã hội tư bản, điều này những nước xã hội chủ nghĩa đã ra sức loại bỏ. Tuy nhiên nguy cơ của nạn thất nghiệp đóng vai trò kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm việc. • Kinh tế thị trường và cạnh tranh: Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự định hướng, tự điều hành, tự phát theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là nền kinh tế thị trường. [sửa] Đặc điểm chính trị xã hội Chính vì đặc điểm kinh tế cơ bản là quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất và kinh tế thị trường tự do kinh doanh nên đã kéo theo các đặc điểm khác về mặt luật pháp, triết học và tâm lý của xã hội tư bản chủ nghĩa: • Tính năng động thị trường: Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội đều có thể và phải được lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ xã hội, dựa trên sự lượng giá đó để đánh giá giá trị đối với xã hội, do đó sự lượng giá các giá trị này hoàn toàn mang tính thị trường và thay đổi rất nhanh theo thời gian, xã hội rất năng động như một thị trường các giá trị lên giá và xuống giá rất nhanh. • Nhân quyền: Đối với xã hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm của xã hội: là người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần và là người thụ hưởng các thành quả đó. Cá nhân có trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và có các quyền bất khả xâm phạm đó là nhân quyền. Quyền lợi của cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa là tối cao nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác. Ở đây khái niệm cá nhân là rất cụ thể. • Đa đảng và đa nguyên chính trị: Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa khước từ mô hình chỉ huy tập trung, kinh tế tư bản đề cao sự hành động sáng tạo của cá nhân nên tâm lý xã hội cũng xa lạ với những giáo điều là "chân lý" không cần bàn cãi. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa không có giáo lý chung cho "chủ nghĩa" của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất cứ "chủ nghĩa", học thuyết hoặc nhân vật thần thánh nào. Thượng đế cũng bị phán xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận của các tổ chức và cá nhân đều phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công khai và được chấp nhận hoặc loại bỏ thông qua bầu cử của hệ thống chính trị. Do đó chế độ chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa đảng cạnh tranh và đa nguyên chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác nhau cơ bản của một nhà nước tư bản chủ nghĩa với một nhà nước xã hội chủ nghĩa, cộng sản hoặc một nhà nước thần quyền. [sửa] Các hình thái của chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản phát triển trong lòng chủ nghĩa phong kiến tại châu Âu đến nay đã có sự đa dạng về các hình thức quản lý và sở hữu, nhưng về cơ bản vẫn trên nền tảng chế độ tư hữu và lao động làm thuê. Các hình thái: chủ nghĩa tư bản độc quyền, rồi "chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước", chủ nghĩa tư bản nhà nước.v.v cùng với nhiều hình thái khác phát sinh sau này phản ánh sự thích ứng chủ nghĩa tư bản trong xã hội hiện đại. Trong khi đó sự xuất hiện của các hình thức "sở hữu Nhà nước" hay "sở hữu toàn dân" thông qua quốc hữu hóa thường được xem như là một biểu hiện của "chủ nghĩa xã hội" - theo lý thuyết của những người xét lại chủ nghĩa Marx. [sửa] Các đánh giá trái chiều về chủ nghĩa tư bản hiện đại Adam Smith: cha đẻ kinh tế học tư bản chủ nghĩa - tác phẩm: Sự giàu có của quốc gia Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện phong trào cộng sản mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa tư bản đã có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn: Những người phản đối chủ nghĩa tư bản cho rằng: • Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi và gây nên những bất ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi: Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các dân tộc. [cần dẫn nguồn] • Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể làm tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Sự giàu mạnh của một số nước tư bản chỉ là kết quả của việc khuyến khích người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không cần quan tâm đến vấn đề đạo dức hay xã hội. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi người. • Xã hội tư bản là xã hội đặt sự ích kỷ thành triết lý cuộc sống, đặt lợi nhuận lên trên hết, làm xói mòn đạo đức xã hội và cuối cùng sẽ làm băng hoại xã hội. Sự tự do quá trớn của cá nhân trong xã hội tư bản làm nảy sinh các nhu cầu quái dị, các loại tệ nạn xã hội Cuối cùng sẽ tước đoạt hạnh phúc của con người. Đây là luận điểm của phái lý luận muốn kết hợp kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có điều tiết với định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước xã hội chủ nghĩa để hạn chế các tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. [cần dẫn nguồn] • Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường gây ra các vấn nạn ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất chấp hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng: • Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai kinh tế nhân loại. Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học hàng đầu của châu Âu và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại điện cổ vũ cho một nền kinh tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước can thiệp. • Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các doanh nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam Smith ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào được chứng thực bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư bản trong thế kỷ 20. • Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính năng động của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. • Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi thành chủ nghĩa tư bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay nhà nước hoặc chủ nghĩa tư bản toàn dân với hình thức các công ty cổ phần. Đây là phái lý luận ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đại diện là John Maynard Keynes và cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocommunism). • Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều tiết các bất bình đẳng để hướng đến một xã hội ngày càng công bằng hơn mà vẫn giữ được tính năng động tư bản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản châu Âu,v.v) • Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở cạnh tranh để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, do đó chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, sáng tạo, tôn trọng người tài năng, có trí thức. • Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở tư hữu, do đó hạn chế tha hóa nhà nước. Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bao gồm những người theo các học thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ Thiên Chúa giáo, đôi khi cả dân chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản là những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân chủ), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả một số người chủ nghĩa vô chính phủ. [sửa] Liên kết 5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền Sau đây là 5 đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền do Lenin vạch ra và do tôi đánh máy lại dựa trên những gì tôi hiểu về thời kì độc quyền trong chủ nghĩa tư bản. Những ai quan tâm thử đọc rồi cho nhận xét nhé. Thực ra bài viết này mang tính bài giảng nhiều hơn, để khi nào có thời gian tôi sẽ diễn giải ra sau nhé. 1. Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền a. Sự tập trung sản xuất: là quá trình thay thế các xí nghiệp nhỏ, bố trí phân tán bằng cách xí nghiệp lớn có đông công nhân và làm ra một khốI lượng sản phẩm lớn. Chính sự tích tụ và tập trung tư bản đã dẫn tớI sự tích tụ và tập trung sản xuất. Nguyên nhân cụ thể: + Đầu thế kỉ 20 trong các nước tư bản sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt dẫn đến: - 1 số nhà tư bản có ưu thế về vốn và kĩ thuật chiến thắng và thôn tính các xí nghiệp nhỏ - Xuất hiện xu thế thành lập các công ty cổ phần + Đầu thế kỉ 20 do KHKT phát triển nên đòi hỏI vốn lớn để ứng dụng được vào sản xuất + Trong khủng hoảng kinh tế chỉ những xí nghiệp lớn đủ khả năng tồn tạI + Sự phát triển hệ thống tín dụng tạo điều kiện cho tập trung sản xuất Sự tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hình thành các tổ chức độc quyền – liên minh giữa các nhà tư bản để nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 số loạI hàng hóa nào đó nhằm thu lợI nhuận cao. Các hình thức tập trung sản xuất: công ti cổ phần và xí nghiệp liên hiệp b. Các tổ chức độc quyền Các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản: cartel, syndicate, trust, consortium Độc quyền và cạnh tranh là 2 mặt trái ngược nhau song ở các nước đế quốc khi xuất hiện các tổ chức độc quyền thì không thủ tiêu được cạnh tranh mà lạI làm cạnh tranh gay gắt hơn - Sự tồn tạI của các tổ chức độc quyền vẫn dựa trên cơ sở của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất - Ở các nước đế quốc vẫn còn tồn tạI các xí nghiệp nhỏ chưa bị thôn tính vào các tổ chức độc quyền - Trong các nước đế quốc vẫn còn sản xuất hàng hóa của nông dân và thợ thủ công 3 loạI cạnh tranh trong chủ nghĩa đế quốc: giữa các tổ chức độc quyền vớI nhau, giữa các tổ chức độc quyền vớI các xí nghiệp ngoài độc quyền, và ngay trong nộI bộ từng tổ chức độc quyền 2. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính a. Vai trò mớI của tư bản ngân hàng Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, khi trong công nghiệp diễn ra tích tụ và tập trung sản xuất thì trong ngân hàng cũng có tích tụ và tập trung tư bản, làm hình thành nên các ngân hàng lớn cạnh tranh vớI nhau – các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Do nắm được lượng tư bản tiền tệ lớn, các ngân hàng có khả năng chi phốI nhiều họat động kinh tế-xã hội. b. Tư bản tài chính Tư bản tài chính là một loạI tư bản được hình thành trên cơ sở sự xâm nhập lẫn nhau giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng vớI vai trò và địa vị mớI của mình, đã cử ngườI tham gia vào các tổ chức độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng vốn vay. Để hạn chế sự chi phốI của ngân hàng, các nhà tư bản công nghiệp cũng can thiệp vào họat động của tư bản ngân hàng bằng cách mua cổ phiếu hoặc thành lập ngân hàng cho riêng mình. 2 quá trình thâm nhập ấy gắn kết vớI nhau, làm cho tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng dần trở nên đồng nhất vớI nhau, hình thành nên tư bản tài chính. Các nhóm tư bản tài chính có tiềm lực đủ mạnh trở thành các đầu sỏ tài chính ( hay còn gọI là tài phiệt ), thực hiện thao túng đờI sống kinh tê- chính trị ở các nước tư bản. 3. Xuất khẩu tư bản a. Xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu hàng hóa là thủ đoạn để các nước tư bản tiến hành bóc lột các nước chậm phát triển thông qua trao đổI không ngang giá b. Xuất khẩu tư bản Xuất khẩu tư bản cũng là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhưng được tiến hành dướI hình thức đầu tư tư bản ra nước ngoài để bóc lột giá trị thặng dư và một số nguồn lợI khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Đây thực chất là công cụ để các tập đoàn tư bản bóc lột các nước chậm phát triển. Xuất khẩu tư bản là một tất yếu trong thờI kì chủ nghĩa tư bản độc quyền vì: Đầu thế kỉ 20 một số nước tư bản đã tích lũy được một lượng vốn khổng lồ mà nếu đầu tư trong nước thì sẽ thu được lợI nhuận ít hơn so vớI nếu đầu tư ở nước ngoài Các nước lạc hậu về kinh tế thì thiếu vốn nhưng giá nhân công thấp và nguyên liệu lạI dồI dào Các nước tương đốI phát triển có nhu cầu về vốn để đổI mớI trang thiết bị kĩ thuật Những hình thức xuất khẩu tư bản: - Xuất khẩu tư bản sản xuất: nước xuất khẩu tư bản đầu tư vốn để xây mớI hoặc mua lạI xí nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - Xuất khẩu tư bản cho vay: nước xuất khẩu tư bản cho chính phủ hoặc tư nhân vay tiền hoặc hàng hóa, vật tư 4. Sự phân chia thế giớI về kinh tế Trong thờI kì tư bản tự do cạnh tranh, lượng hàng hóa sản xuất ra chưa lớn. Song đến thờI chủ nghĩa tư bản độc quyền, lượng hàng hóa được sản xuất đã tăng chóng mặt, làm nảy sinh nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngoài nước. Mặt khác, hàng hóa đem bán ở nước ngoài thu được lợI nhuận lớn hơn so vớI hàng hóa đem bán trong nước. Do tầm quan trọng của thị trường bên ngoài, giữa các nước đế quốc diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt để giành giật thị trường thế giớI, hình thành nên những thỏa thuận có tính chất lũng đoạn giữa các tổ chức độc quyền trong việc sản xuất và tiêu thụ một số loạI hàng hóa, tạo nên những tổ chức độc quyền quốc tế - liên minh giữa các tổ chức độc quyền lớn của các nước để phân chia thị trường thế giớI, độc chiếm nguồn nguyên liệu, quy định quy mô sản xuất của từng tổ chức, định ra giá cả độc quyền nhằm thu lợI nhuận độc quyền cao. 5. Sự phân chia thế giớI về lãnh thổ Sự phân chia thế giớI về mặt lãnh thổ là hệ quả tất yếu của sự phân chia thế giớI về kinh tế, biểu hiện ở việc các nước đế quốc xâm chiếm và thuộc địa hóa những nước chậm phát triển hòng độc chiếm nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa và địa điểm lập căn cứ quân sự. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở các nước nói chung diễn ra không đều; có những nước tư bản ra đờI sau nhưng kinh tế lạI phát triển vượt bậc, muốn đấu tranh để phân chia lạI thế giới. Phương pháp phổ biến là chiến tranh. Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền? co ai cuu minh voi Thích (1) (0) | Xem: 21.507 | Trả lời: 1 Ngày gửi: 14/10/2008 - 14:34 | Câu hỏi liên quan Trả lời Danh sách trả lời (1) Sắp xếp theo: Cũ nhất đến mới nhất | Mới nhất đến cũ nhất | Trả lời hay nhất | Trả lời có ích nhất cunbong Nền kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền có những đặc điểm sau: * Thành phần kinh tế tư nhân: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can thiệp điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư nhân có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nên kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Theo thời gian giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh bằng các quá trình tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông qua việc bán và mua các cổ phần của doanh nghiệp. * Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Khác với nền sản xuất phong kiến là nền sản xuất lấy ruộng đất làm phương tiện sản xuất cơ bản và sở hữu ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế chính là nông nghiệp và thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc quyền về ruộng đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến "nền sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học- công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận. * Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế phong kiến và các nền kinh tế cấp thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô) bị phụ thuộc vào chủ đất (địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn chặt vào ruộng đất và ý chí của chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao động) trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp (người thuê lao động). Giữa người thuê lao động và người lao động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho người thuê lao động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng có thể trở thành chủ doanh nghiệp. Cả xã hội là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng lao động nhiều hơn yêu cầu lao động do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp và nguy cơ của nạn thất nghiệp đóng vai trò kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm việc. * Kinh tế thị trường và cạnh tranh: Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự định hướng, tự điều hành, tự phát theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là nền kinh tế thị trường. Thích (0) (0) . lý luận tư ng đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là. dân chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản là những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân chủ) , chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả một số người chủ nghĩa. tư bản chủ nghĩa. Mục lục [ẩn] • 1 Các đặc điểm của kinh tế tư bản chủ nghĩa • 2 Đặc điểm chính trị xã hội • 3 Các hình thái của chủ nghĩa tư bản • 4 Các đánh giá trái chiều về chủ nghĩa tư