ÔN TẬP : HALOGEN - OXI - LƯU HUỲNH (PHẦN 1) Câu 1: Ở trạng thái cơ bản,nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là: A: 1 B: 5 C: 3 D: 7 Câu 2: Ở trạng thái cơ bản,nguyên tử của các halogen có số electron lớp ngoài cùng là: A: 1 B: 3 C: 5 D: 7 Câu 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11.Nguyên tố X là: A: Na B: F C: Br D: Cl Câu 4: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p,n,e) là 115,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25.Nguyên tố X là: A: Na B: F C: Br D: Cl Câu 5: Liên kết trong phân tử của các đơn chất halogen là: A: Liên kết cộng hoá trị có cực B: Liên kết cộng hoá trị không cực C: Liên kết phối trí D: Liên kết ion Câu 6: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác: A: Tất cả các muối AgX (X là halogen) đều không tan B: Tất cả hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, o điều kiện thường C: Tất cả hiđro halogenua khi tan vào nước đều tạo dung dịch axit D: Các halogen từ F 2 đến I 2 tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại Câu 7: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác: A: Clo tồn tại chủ yếu dưới dạng đơn chất trong tự nhiên B: Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ C: Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị D: Ở điều kiện thường,Clo là chất khí màu vàng lục Câu 8: Chọn câu trả lời không đúng trong các câu dưới đây: A: Flo là chất khí rất độc B: Flo là chất khí màu nâu đỏ C: Axit HF có thể tác dụng được với SiO 2 D: Flo phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại Câu 9: Hãy chỉ ra câu không chính xác: A: Trong tất cả các hợp chất,Flo chỉ có số oxi hoá -1 B: Trong tất cả các hợp chất,halogen chỉ có số oxi hoá -1 C: Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ Flo đến Iot D: Trong hợp chất với Hiđro và kim loại,các halogen luôn thể hiện số oxi hoá -1. Câu 10: Cho dãy axit HF,HCl,HBr,HI.Theo chiều từ trái sang phải,tính axit biến đổi như thế nào: A: Tăng dần B: Giảm dần C: Không thay đổi D: Không theo quy luật Câu 11: Trong số các hiđro halogen dưới đây,chất nào có tính khử mạnh nhất: A: HF B: HCl C: HBr D: HI Câu 12: Dung dịch axit nào dưới đây không nên chứa trong bình thuỷ tinh? A: HF B: HCl C: H 2 SO 4 D: HNO 3 Câu 13: Trong phòng thí nghiệm,khí CO 2 được điều chế từ CaCO 3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được CO 2 gần như tinh khiết,người ta dẫn hỗn hợp khí đi qua lần lượt 2 bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây? A: NaOH,H 2 SO 4 đặc B: NaHCO 3 ,H 2 SO 4 đặc C: Na 2 CO 3 ,NaCl D: H 2 SO 4 đặc,Na 2 CO 3 Câu 14: Cho các mệnh đề dưới đây: a) Các halogen (F,Cl,Br,I) có số oxi hoá từ -1 đến +7 b) Flo là chất chỉ có tính oxi hoá c) F 2 đẩy được Cl 2 ra khỏi muối NaCl d) Tính axit của các hợp chất với hiđro của các halogen tăng theo thứ tự: HF,HCl,HBr,HI. Các mệnh đề đúng là: A: a,b,c B: b,c C: b,c,d D: a,b,d Câu 15: Hỗn hợp Cl 2 và H 2 tạo thành hỗn hợp nổ với tỉ lệ số mol tương ứng là: A: 1:2 B: 2:1 C: 1:1 D: 1:3 Câu 16: Câu nào dưới đây không đúng? A: Oxi hoá lỏng ở -183 0 C B: Oxi lỏng bị nam châm hút C: Oxi lỏng màu xanh nhạt D: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị Câu 17: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng phân huỷ H 2 O 2 (xúc tác MnO 2 ),khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước.Người ta có thể làm khô khí O 2 bằng cách dẫn khí đi qua các ống sứ chứa chất nào dưới đây? A: Na B: Bột CaO C: CuSO 4 .5H 2 O D: Bột S Câu 18: Oxi có thể thu được từ phản ứng nhiệt phân chất nào dưới đây? A: CaCO 3 B: KMnO 4 C: (NH 4 ) 2 SO 4 D: NaHCO 3 Câu 19: Trong các cách dưới đây,cách nào dùng để điều chế O 2 trong phòng thí nghiệm? A: Điện phân H 2 O B: Phân huỷ H 2 O 2 với xúc tác MnO 2 C: Điện phân dung dịch CuSO 4 D: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng Câu 20: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây về lưu huỳnh: A: S là chất rắn màu vàng B: S không tan trong nước C: S dẫn điện,dẫn nhiệt kém D: S không tan trong các dung môi hữu cơ Câu 21: Chọn câu không đúng trong các câu dưới đây: A: SO 2 làm đỏ quỳ tím ẩm B: SO 2 làm mất màu nước Brôm C: SO 2 là chất khí màu vàng D: SO 2 làm mất màu cánh hoa hồng Câu 22: Trong các phản ứng sau đây,phản ứng nào thường dùng để điều chế SO 2 trong phòng thí nghiệm? A: 4FeS 2 + 11O 2 → 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 B: S + O 2 → SO 2 C: 2H 2 S + 3O 2 → 2S0 2 + 2H 2 O D: Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + SO 2 + H 2 O Câu 23: Phát biểu nào không đúng khi nói về các nguyên tố nhóm VIA? A: Các nguyên tố nhóm VIA là những phi kim (trừ Po) B: Hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm VIA là những chất khí C: Oxi thường có số oxi hoá -2,trừ trong hợp chất với Flo và trong các peoxit D: Tính axit tăng dần: H 2 SO 4 < H 2 SeO 4 <H 2 TeO 4 Câu 24: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về phản ứng của oxi? A: O 2 phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại B: O 2 phản ứng trực tiếp với các phi kim C: O 2 tham gia vào các quá trình cháy,gỉ,hô hấp D: Những phản ứng mà O 2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá - khử Câu 25: Trong công nghiệp,ngoài phương pháp hoá lỏng và chưng cất phân đoạn không khí,O 2 còn được điều chế bằng phương pháp điện phân nước.Khi đó người ta thu được: A: Khí H 2 ở anot B: Khí O 2 ở catot C: Khí H 2 ở anot và khí O 2 ở catot D: Khí H 2 ở catot và khí O 2 ở anot Câu 26: Hoà tan khí Cl 2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư dung dịch thu được chứa các chất thuộc dãy nào dưới đây? A: KCl,KClO 3 ,Cl 2 B: KCl,KClO 3 ,KOH,H 2 O C: KCl,KClO,KOH,H 2 O D: KCl,KClO 3 Câu 27: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh? A: S vừa có tính oxh vừa có tính khử B: Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường C: Ở nhiệt độ thích hợp,S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hoá D: Ở nhiệt độ cao,S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxh Câu28: SO 2 vừa có tính oxh vừa có tính khử vì trong phân tử SO 2 : A: S có tính oxh trung gian B: S có tính oxh cao nhất C: S có mức oxh thấp nhất D: S có 1 đôi electron tự do Câu 29: Cho các phản ứng sau: a) 2SO 2 + O 2 → 2SO 3 b) SO 2 + 2H 2 S → 3S + 2H 2 O c) SO 2 + Br 2 + 2H 2 O → H 2 SO 4 + 2HBr d) SO 2 + NaOH → NaHSO 3 Các phản ứng mà SO 2 có tính khử là: A: a,c,d B: a,b,d C: a,c D; a,d Câu 30: Phản ứng nào dưới đây SO 2 đóng vai trò là chất oxh: A: SO 2 + Na 2 O → Na 2 SO 3 B: SO 2 + 2H 2 O + Br 2 → 2HBr + H 2 SO 4 C: SO 2 + 2H 2 S → 3S + H 2 O D: 5SO 2 + 2KMnO 4 + 2H 2 O → K 2 SO 4 + 2MnSO 4 + 2H 2 SO 4 Câu 31: Phản ứng dùng để giải thích dung dịch không màu HBr để lâu ngoài không khí trở nên có màu nâu A: 2HBr + H 2 SO 4 → Br 2 + SO 2 + 2H 2 O B: 4HBr + O 2 → 2H 2 O + 2Br 2 C: HBr + Ca→ H 2 + CaBr 2 D: Cả A và B Câu 32: Nước gia ven được điều chế bằng cách A: Cho khí Clo tác dụng với dung dìch NaOH đặc nung nóng B: Điện phân dung dịch NaCl với 2 điện cực trơ có vách ngăn C: Điện phân dung dich NaCl với 2 điện cực trơ không có vách ngăn D: Cho khí HCl tác dụng với dung dịch NaOH Câu 33: Nước Clo có tính tẩy màu vì đặc điểm sau: A: Clo tác dụng với nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu B: Clo hấp thụ được màu C: Clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu D: Tất cả đều đúng Câu 34: Những thí nghiệm sau cho biết : HBr (dd) + H 2 SO 4(đặc) → Br 2 + SO 2 + H 2 O HCl (dd) + H 2 SO 4(đặc) → không xảy ra phản ứng Nhận xét không đúng là: A: HBr khử được H 2 SO 4 B: HBr có tính khử mạnh hơn HCl C: HCl có tính khử mạnh hơn HBr D: H 2 SO 4 oxi hoá được HBr,nhưng không oxi hoá được HCl Câu 35: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy,người ta thu được 0,896 lit khí (đktc) ở 1 điện cực và 3,12g kim loại kiềm ở điện cực còn lại.Công thức hoá học của muối đã điện phân là: A: NaCl B: LiCl C: KCl D: RbCl Câu 36: Hoà tan 10g hỗn hợp Fe và Fe 2 O 3 bằng 1 lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,12lit H 2 (đktc) và dung dịch A.Cho dung dịch NaOH dư vào A thu được kết tủa.Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn.Gía trị của m là: A: 12g B: 11,2g C: 12,2g D:16g Câu 37:Có một hỗn hợp gồm NaCl và NaBr.Cho hỗn hợp đó tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO 3 đã tham gia phản ứng.Thành phần % khối lượng của NaCl trong hỗn hợp ban đầu là: A: 27,88 % B: 13,4 % C: 15,2 % D: 24,5 % Câu 38: Điện phân hết một hỗn hợp NaCl và BaCl 2 nóng chảy thu được 18,3 gam kim loại và 4,48 lít khí Cl 2 (đktc).Khối lượng Na và Ba thu được là: A: 4,6g và 13,7g B: 2,3g và 16g C: 6,3g và 12g D: 4,2g và 14,1g Câu 39: Cho 0,9532g muối clorua kim loại M tác dụng với dung dịch AgNO 3 thu được 2,7265g kết tủa (hiệu suất 95%).Khối lượng mol của kim loại M là: A: 40,08 B: 24,32 C: 22,9 D: 26,98 Câu 40: Lượng khí Cl 2 và Br 2 thu được khi điện phân nóng chảy một lượng như nhau muối NaCl và NaBr là: A: Lượng Cl 2 = Lượng Br 2 B: Lượng Cl 2 > Lượng Br 2 C: Lượng Cl 2 < Lượng Br 2 D: Lượng Cl 2 - Lượng Br 2 = 45,5gam Câu 41: Cho 1g Na phản ứng với 1g khí Cl 2 thu được: A: 2g NaCl B: 1g NaCl C: 0,5g NaCl D: 1,647g NaCl Câu 42: Khi cho 1 lit hỗn hợp khí H 2 ,Cl 2 và HCl đi qua dung dịch KI,thu được 2,54g Iot và còn lại một thể tích khí là 500ml(các khí đo ở đktc).Thành phần phần trăm số mol hỗn hợp khí là: A: 50; 22,4; 27,6 B: 25; 50; 25 C: 21; 34,5; 44,5 D: 30; 40; 30 Câu 43: Hoà tan hoàn toàn 14,5g hỗn hợp gồm Mg,Fe,Zn bằng dung dịch HCl dư,sau phản ứng thu được 6,72lit khí (đktc).Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là: A: 51,7g B: 25,15g C: 35,5g D: 35,8g Câu 44: Cho 7,28g kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl,sau phản ứng thu được 2,912lit khí H 2 ở 27,3 0 C; 1,1atm.M là kim loại nào dưới đây? A: Zn B: Mg C: Fe D: Al Câu 45: Cho 1 mẩu Na vào 500ml dung dịch HCl 1M,kết thúc thí nghiệm thu được 4,48lit khí (đktc).Khối lượng Na đã dùng là: A: 4,6g B: 0,46g C: 0,92g D: 9,2g Câu 46: Hoà tan 12,8g hỗn hợp gồm Fe,FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ,thấy có 2,24lit khí (đktc).Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A: 2,24lit B: 4,2lit C: 4,0lit D: 14,2lit Câu 47: Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để trung hoà 100ml dung dịch Ba(OH) 2 0,1M là: A: 50ml B: 100ml C: 200ml D: 500ml Câu 48: Để thu được 6,72lit O 2 (đktc),cần phải nhiệt phân hoàn toàn một lượng tinh thể KClO 3 .5H 2 O là: A: 24,5g B: 42,5g C: 25,4g D: 45,2g Câu 49: 96g O 2 được tạo ra từ phản ứng khi phân tích O 3 .Vậy số mol O 3 cần dùng cho phản ứng này là: A: 1mol B: 2mol C: 3mol D: 4mol Câu 50: Hoà tan hoàn toàn 9,6g kim loại R trong H 2 SO 4 đặc, đun nóng nhẹ,thu được dung dịch X và 3,36lit khí (đktc).Kim loại R là: A: Fe B: Ca C: Cu D: Na Câu 1: Nguyên tố có nhiều hơn hết ( về khối lượng ) ở vỏ trái đất là: A: Nhôm B: Canxi C: Sắt D: Oxi Câu 2: Điều chế O2 trong TPTN bằng cách: A: Điện phân H2O B: Phân huỷ H2O2 vói xúc tác là MnO2 C: Điện phân dd CuSO4 D: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng Câu 3: Hãy chỉ ra câu trả lời sai về SO2: A: SO2 làm đỏ quỳ ẩm B: SO2 làm mất màu nước Br2 C: SO2 là chất khí màu vàng D: SO2 gây viêm đường hô hấp Câu 4: Chỉ ra nhận xét sai khi xét tính chất vật lý của H2S: A: Là chất khí nhẹ hơn kk B: Có mùi trứng thối C: Độc,gây đau đầu buồn nôn D: Không có màu Câu 5: Quá trình oxh SO2 bằng SO3 đạt hiệu suất cao cần phải: A: Nhiệt độ gần 1000 0 C B: Nhiệt độ gần 450 0 C C: Xúc tác V2O5 D: Cả B và C Câu 6: Hãy chỉ ra nhận xét sai khi nói về khả năng phản ứng của oxi: A: O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại B: O2 phản ứng trực tiếp với các phi kim C: O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, hô hấp D: Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxh - khử Câu 7: Trong CN oxi được điều chế bằng phương pháp điện phân nước người ta thu được: A: Khí O2 ở anot B: Khí O2 ở catot C: Khí H2 ở catot D: Cả A và C Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu sau: A: O3 bền hơn O2 B: O3 kém hoạt động hơn O2 C: O3 có khả năng hấp thụ tia tử ngoại D: Cả A và C đều đúng Câu 9: Hãy chỉ ra câu trả lời sai khi nói về H2SO4 A: H2SO4 đặc hút nước rất mạnh C: Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng B: H2SO4 đặc có tính oxh mạnh D: Khi pha loãng H2SO4, chỉ được cho từ từ nước vào axit Câu 10: O2,O3 là 2 dạng thù hình của nguyên tố Oxi là vì: A: Số lượng nguyên tử khác nhau C: Đều có tính oxh B: O2 lỏng, O3 lỏng đều có màu xanh D: Đều có cấu tạo từ nguyên tử Oxi Câu 11: Lưu huỳnh (IV) oxit còn được gọi là anhidrit sunfurơ vì: A: Axit sunfurơ mất nước sẽ tạo ra SO2 B: SO2 tác dụng với nước sẽ tạo ra axit sunfurơ C: SO2 tác dụng với oxit bazơ, kiềm tạo muối D: Cả A,B,C Câu 12: SO2 vừa có tính oxh vừa có tính khử vì: trong phân tử SO2: A: S có mức oxh trung gian B: S có mức oxh cao nhất C: S có mức oxh thấp nhất D: S còn có 1 đôi e tự do Câu 13: Để nhận biết ra ion sunfat người ta dùng A: Quỳ tím B: dd muối Ba 2+ C: dd Ba(OH)2 D: B hoặc C Câu 14: Lọ đựng KClO3, MnO2 đang đun nóng nếu đưa tàn đóm vào thì thấy: A: Tàn đóm tắt ngay B: Tàn đóm bùng cháy C: Lọ nguội đi D: Không hiện tượng gì Câu 15: Khí O2 lẫn hơi nước, chất nào tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi O2: A: Al2O3 B: CuSO4 khan C: H2SO4 đặc D: Nước vôi trong Câu 16: Lượng khí O2 trong không khí hầu như không đổi là do: A: Sự phân huỷ của O3 B: Sự quang hợp của cây xanh C: Sự thối rữa của các hợp chát hữu cơ D: Cả A và B Câu 17: Nhận biết O3 bằng: A: Dung dịch KI và tinh bột B: Khả năng tan nhiều trong nước C: Mùi đặc trưng D: Màu Câu 18: Để thu được CO2 từ hỗn hợp CO2, SO2 thì cho hỗn hợp đi chậm qua: A: dd Ca(OH)2 dư B: dd NaOH dư C: dd Br2 dư D: dd Ba(OH)2 dư Câu 19: Khí sinh ra khi que diêm cháy A: PH3 B:CO C: SO2 D: SO3 Câu 20: Trong các oxit sau, oxit nào không có tính khử: A: CO B: SO2 C: SO3 D: FeO Câu 21: Cho khí H2S lội qua dd CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện. Chứng tỏ: A: Phản ứng oxh-khử xảy ra B: Kết tủa CuS không tan trong axit mạnh C: Axit sunfuhidric mạnh hơn axit sunfuric D: Axit sunfuric mạnh hơn axit sunfuhidric Câu 22: Để pha loãng dd H2SO4 đậm đặc trong PTN có thể tiến hành theo cách nào sau đây: A: Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều B: Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều C: Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều D: Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều Câu 23: Khi nhỏ giọt H2SO4 đặc lên tờ giấy trắng thì tại điểm đó: A: Chuyển sang màu vàng của S B: Giấy bị ướt không thay đổi màu C: Chuyển sang màu đen của C D: Giấy cháy . Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác: A: Tất cả các muối AgX (X là halogen) đều không tan B: Tất cả hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, o điều kiện thường C: Tất cả hiđro halogenua khi tan vào. ÔN TẬP : HALOGEN - OXI - LƯU HUỲNH (PHẦN 1) Câu 1: Ở trạng thái cơ bản,nguyên tử của các halogen có số electron độc thân là: A: 1 B: 5 C: 3. loại,các halogen luôn thể hiện số oxi hoá -1. Câu 10: Cho dãy axit HF,HCl,HBr,HI.Theo chiều từ trái sang phải,tính axit biến đổi như thế nào: A: Tăng dần B: Giảm dần C: Không thay đổi D: Không theo