1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Xuân giải đề thi ĐH Vật lý 2010 (câu 14 - 40)

7 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 352,5 KB

Nội dung

BỔ SUNG KIẾN THỨC & LUYỆN THI ĐẠI HỌC – CÔ XUÂN – ĐT: 0989821359. 06 / 72 Lê Hồng Phong – Phường 7 – TP Tuy Hòa – Phú Yên BÀI GIẢI ÐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2010 Mã đề 485 • Hiện nay trên mạng đã có rất nhiều bài giải nhưng một số bạn vẫn còn nhiều thắc mắc với những bài giải tắt. Theo đề nghị của Lê Tuấn Anh, Lienlien, một số đồng nghiệp khác và các em học sinh, mình sẽ giải chi tiêt hơn. Mong rằng các bạn sẽ hài lòng • Do không có thời gian đánh máy nên gõ được câu nào thì đưa lên câu ấy. Các bạn thông cảm nhé ( Mình sẽ giữ nguyên trật tự của đề) • Cảm ơn tình cảm các bạn đã dành cho mình. Chúc các bạn có những ngày hè vui vẻ Bài giải từ câu 14 đến câu 40 14: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ vị trí biên có li độ x = A đến vị trí x = 2 A− , chất điểm có tốc độ trung bình là A. 6 . A T B. 9 . 2 A T C. 3 . 2 A T D. 4 . A T Giải: Dùng vòng tròn lượng giác để giải tắt : Chất điểm DĐĐH trong đề ra tương ứng vật CĐ tròn đều từ M 0 đến M. Quãng đường chất điểm đi : S = A + A/2 = 3A/2 trong khoảng thời gian ngắn nhất ∆t = ∆φ /ω = T/3 Tốc độ trung bình là v = S/ ∆t = 9A/2T 15: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được tính theo công thức 2 13,6 n E n = − (eV) (n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 sang quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng bằng A. 0,4861 µm. B. 0,4102 µm. C. 0,4350 µm. D. 0,6576µm. Giải: Trong 4 phương án đã cho, chọn ngay D vì vùng đỏ có bước sóng từ 0,64μm đến 0,76 μm Nhận xét : Đây là kiểu bài “Coi mặt bắt hình dong”  Chọn đáp án từ suy đoán & loại trừ 16: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r 0 . Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt A. 12r 0 . B. 4 r 0 . C. 9 r 0 . D. 16 r 0 . Giải: Giảm bớt (4 2 – 2 2 )r 0 = 12r 0 17: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3 mm có vân sáng của các bức xạ với bước sóng A. 0,48 µm và 0,56 µm. B. 0,40 µm và 0,60 µm. C. 0,40 µm và 0,64 µm. D. 0,45 µm và 0,60 µm. Giải: kλD/a = 3.10 3 (µm) => λ = 1,2 / k; 0,38 ≤ 1,2 / k ≤ 0,76 .Vì k nguyên nên chọn k = 2 và 3 tương ứng với đáp án B 18: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s 2 là 3 T . Lấy π 2 =10. Tần số dao động của vật là A. 4 Hz. B. 3 Hz. C. 2 Hz. D. 1 Hz. Giải: a = -5. 4π 2 f 2 cos( 2 . 3 T T π ) = 100 => f = 1 (Hz) (Đây là cách giải của bạn Lienlien, là 1 trong số các cách giải các bạn gửi về, để dành nói đến nó trong chuyên đề khác) còn bây giờ mình nêu cách dưới đây nhé M ∆φ M 0 x A ∆φ π/3 O Dùng vòng tròn lượng giác để giải tắt: ∆t = 2t 1 = T/3 =>t 1 = T/6 ∆φ = » AB + » CD ; » AB = 2π/6 = π/3 Sinπ/6 = 100/ω 2 A  ½ = 100/ 4πf 2 5 => f = 1 Hz Xin lỗi các bạn, ở lần đưa lên trước mình mới chỉ nêu cách giải của bạn Lienlien mà chưa nói cách của mình. Hôm nay mạng không có. Mai mình đi vắng ít ngày nên sẽ nhờ người ở nhà đưa lên ngay. Chân thành cảm ơn em Bebe đã báo kịp thời. 19: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200 V và tần số không đổi vào hai đầu A và B của đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi. Gọi N là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Các giá trị R, L, C hữu hạn và khác không. Với C = C 1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở R có giá trị không đổi và khác không khi thay đổi giá trị R của biến trở. Với C = 1 2 C thì điện áp hiệu dụng giữa A và N bằng A. 200 V. B. 100 2 V. C. 100 V. D. 200 2 V. Giải: Khi C = C 1 , thay đổi R mà U R không đổi  U R = U và Z L = Z C1 Khi C = C 1 / 2 thì Z C = 2 Z C1 , U AN = I Z AN = 2 2 2 2 1 2 2 2 2 1 ( ) C L L C C U R Z U R Z R Z Z R Z + + = + − + = U = 200 V 20: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4 µH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ 10 pF đến 640 pF. Lấy π 2 =10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị A. từ 2.10 -8 s đến 3.10 -7 s. B. từ 4.10 -8 s đến 3,2.10 -7 s. C. từ 2.10 -8 s đến 3,6.10 -7 s. D. từ 4.10 -8 s đến 2,4.10 -7 s. Giải: Dùng công thức tắt: C 2 = 64 C 1 => T 2 = 64 T 1 = 8 T 1 . Phương án B thỏa điều này. Nhận xét : Đây là kiểu bài “Coi mặt bắt hình dong”  Chọn đáp án từ suy đoán & loại trừ 21: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có A. 3 nút và 2 bụng. B. 7 nút và 6 bụng. C. 9 nút và 8 bụng. D. 5 nút và 4 bụng. Giải: ℓ = k 2 λ = k 2 v f => k = 4 => 4 bụng, 5 nút 22: Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là A. 26 dB. B. 17 dB. C. 34 dB. D. 40 dB. B A - ω 2 A O ω 2 A C D π/6 π/6 - 100 100 O π/6 π/6 Giải: Ta có : 2 2 A B I OB I OA = ; L A – L B = 10(ℓg 0 A I I - ℓg 0 B I I ) = 10ℓg A B I I = 10 ℓg 2 2 OB OA = 40 => OB OA = 100 => OB = 100(OA) ; OM = 2 OA OB+ = 50,5 (OA) L A – L M = 10 ℓg 2 2 OM OA = 20 ℓg OM OA = 20 ℓg 50,5 => L M = L A - 20 ℓg 50,5 = 26 dB Nhận xét : Bài này không thể là bài trắc nghiệm được ! Đề hơi vượt chương trình ! 23: Đặt điện áp u = U 0 cosωt vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; u 1 , u 2 và u 3 lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng là A. 2 2 1 ( ) u i R L C ω ω = + − . B. 3 .i u C ω = C. 1 . u i R = D. 2 u i L ω = . Giải: Mạch chỉ có R => u và i cùng pha mới thỏa biểu thức định luật Ôm viết cho giá trị tức thời => chọn C 24: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ 5 3cos( ) 6 x t π π = − (cm). Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ 1 5cos( ) 6 x t π π = + (cm). Dao động thứ hai có phương trình li độ là A. 2 8cos( ) 6 x t π π = + (cm). B. 2 2cos( ) 6 x t π π = + (cm). C. 2 5 2cos( ) 6 x t π π = − (cm). D. 2 5 8cos( ) 6 x t π π = − (cm). Giải: 1 A r và A r cùng phương , ngược chiều => 2 A r cùng phương cùng chiều với A r (Hình vẽ) ; A = A 2 – A 1 => A 2 = A + A 1 = 8cm ; φ 2 = φ = - 5π/6 => chọn D 25: Phóng xạ và phân hạch hạt nhân A. đều có sự hấp thụ nơtron chậm. B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng. C. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. D. đều không phải là phản ứng hạt nhân. Giải: Theo lý thuyết , chọn C 26: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tu điện, giữa hai đầu biến trở và hệ số công suất của đoạn mạch khi biến trở có giá trị R 1 lần lượt là U C1 , U R1 và cosϕ 1 ; khi biến trở có giá trị R 2 thì các giá trị tương ứng nói trên là U C2 , U R2 và cosϕ 2 . Biết U C1 = 2U C2 , U R2 = 2U R1 . Giá trị của cosϕ 1 và cosϕ 2 là: A. 1 2 1 2 cos ,cos 3 5 ϕ ϕ = = . B. 1 2 1 1 cos ,cos 5 3 ϕ ϕ = = . C. 1 2 1 2 cos ,cos 5 5 ϕ ϕ = = . D. 1 2 1 1 cos ,cos 2 2 2 ϕ ϕ = = . Giải: U 2 = U 2 1R + U 2 1C = U 2 2R + U 2 2C = 4U 2 1R + U 2 1C / 4 => U C1 = 2 U R1 ; U C2 = U R1 Cos φ 1 = 1 2 2 1 1 R R C U U U+ = 1 5 ; Cos φ 2 = 2 2 2 2 2 R R C U U U+ = 2 5 x 27: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5m, bề rộng miền giao thoa là 1,25cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là A. 19 vân. B. 17 vân. C. 15 vân. D. 21 vân. Giải: i = D a λ = 1,5 mm ; 2i l = 4,17 ; N S = 2.4 + 1 = 9 ; N T = 2.4 = 8; Tổng số vân là 9 + 8 = 17 28: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s 2 . Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là A. 10 30 cm/s. B. 20 6 cm/s. C. 40 2 cm/s. D. 40 3 cm/s. Giải: Lúc đầu vật ở biên dương (lò xo bị nén nhiều nhất), A = 10cm; F đh max , F ms = 0, v = 0. Khi thả tay, vật chuyển động nhanh dần , F đh giảm dần, v tăng dần, biên độ giảm dần => vận tốc lớn nhất của con lắc chỉ có thế nằm trong khoảng [0, A] = [ 0 , 10 ] (cm). Theo định luật bảo toàn năng lượng: kA 2 = mv + kx + μmg(A-x) (1) Đặt f(x)= kx + μmg (A-x) . Khi v max thì f (x) min . Tìm vị trí của vật khi v max bằng cách: lấy đạo hàm của f(x) theo x rồi cho f / (x) = 0  kx - μmg = 0 (2) => x = = 2cm . Vây: Khi x = 2 cm thì v max . Thế x = 2 cm vào (1) tính được v max = 40 cm/s Giải tắt: Từ (2) cho ta thấy khi F đh = F ms  x = ng k µ = 0,02 m thì v max . Thế x vào (1) tính ra v max = 0,4 2 m/s.= 40 2 cm/s. Nhận xét: Đáp án câu 28 mã đề 485 đăng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng trước khi có đáp án của Bộ đều bị sai. Những chuyên gia giải đề thi đại học của tất cả các trung tâm luyện thi đều giải sai câu này . Vì sao ? vì vội nên họ đều thoạt nghĩ v max khi vật qua VTCB (giống như trường hợp vật DĐĐH !?!) . Với thời lượng như vậy, với trình độ bậc thầy như vậy mà còn không kip suy nghĩ để bị sai thì HS …? Khi làm bài thi, bí quá, đánh lụi, may ra thì trúng (May nhờ rủi chịu !) – Vậy thì thấy sự thông minh và sáng tạo như thế nào ? Câu này nếu trong đề tự luận thì là câu hay, còn trong đề trắc nghiệm thì chẳng hay chút nào ! Ví dụ đây là cách giải sai phổ biến nhất : Xét vật tại một vị trí x bất kỳ, cơ năng của vật là 2 2 1 1 2 2 E mv kx= + . Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có độ biến thiên năng lượng bằng công của ngoại lực tác dụng lên vật.Vậy 2 2 2 ax 1 1 1 2 2 2 ngluc ms m kA mv kx A F s v− − = = → => x min = 0 2 2 ax 1 1 2 2 m mv kA mgA µ → = − 10 30 /v cm s→ = => kết quả : Sai ! 29: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T 1 , của mạch thứ hai là T 2 = 2T 1 . Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q 0 . Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q 0 ) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là A. 1 4 . B. 1 2 . C. 4. D. 2. Giải: T 1 = 2T 2 => L 2 C 2 = 4 L 1 C 1 (1) ; 2 2 2 0 1 1 1 1 2 2 2 Q L iq C C = + => Q 2 0 = q 2 + L 1 C 1 i 2 1 (2) ⇑ Sai chỗ này Tương tự suy ra Q 2 0 = q 2 + L 2 C 2 i 2 2 (3) . Từ 3 biểu thức trên => 1 2 i i = 2 Nhận xét: Câu này trên thanhnien Online các thầy cũng giải sai ! 30: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng. B. tỉ lệ với bình phương biên độ. C. không đổi nhưng hướng thay đổi. D. và hướng không đổi. Giải: Theo lý thuyết , chọn A 31: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số 6.10 14 Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang? A. 0,40 µm. B. 0,45 µm. C. 0,38 µm. D. 0,55 µm. Giải: λ = c / f = 0,5.10 – 6 (m) = 0,5 μm. Khi dùng ánh sáng có bước sóng để kích thích λ kt > λ thì chất này không thể phát quang => chọn D 32: Hạt nhân 210 84 Po đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α A. lớn hơn động năng của hạt nhân con. B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con. C. bằng động năng của hạt nhân con. D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con. Giải: Trong phóng xạ, động năng các hạt tạo thành tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó . Vì m α < m hn con nên động năng của hạt α lớn hơn động năng của hạt nhân con => chọn A 33: Quang phổ vạch phát xạ A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch. B. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng. C. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục. D. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối. Giải: Theo lý thuyết , chọn D 34: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM có điện trở thuần 50Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1 π H, đoạn mạch MB chỉ có tụ điện với điện dung thay đổi được. Đặt điện áp u = U 0 cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C 1 sao cho điện áp hai đầu đoạn mạch AB lệch pha 2 π so với điện áp hai đầu đoạn mạch AM. Giá trị của C 1 bằng A. 5 4.10 F − π B. 5 8.10 F − π C. 5 2.10 F − π D. 5 10 F − π Giải: u AB và u AM vuông pha nên tanφ AB . tan φ AM = - 1  . L C L Z Z Z R R − = - 1 => Z C = 2 2 L L R Z Z + = 125 Ω => C = 5 8.10 F − π 35: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C 1 thì tần số dao động riêng của mạch là f 1 . Để tần số dao động riêng của mạch là 1 5f thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị A. 1 C 5 B. 1 C 5 C. 5C 1 D. 1 5C Giải: f 1 = 1 1 2 LC π ; f 2 = 2 1 2 LC π = 1 1 2 LC π . 5 = 1 1 2 5 C L π => C 2 = 1 C 5 36: Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian B. cùng tần số, cùng phương C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian Giải: Theo lý thuyết , chọn D 37: Một hạt có khối lượng nghỉ m 0 . Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là A. 0,36m 0 c 2 B. 1,25 m 0 c 2 C. 0,225m 0 c 2 D. 0,25m 0 c 2 Giải: v = 0,6c ; E 2 = E 2 0 + E đ => E đ = E 2 - E 2 0 = m c 2 – m 0 c 2 = 2 0 2 2 1 m c v c − - m 0 c 2 = 0,25 m 0 c 2 38: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 mm đến 575 mm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ là A. 500 nm B.520 nm C. 540 nm D. 560 nm Giải: Do thí nghiệm dùng đồng thời 2 bức xạ nên có những vân sáng của 2 bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng . VSTT là 1 vân trùng. Ngoài ra còn có nhiều vân trùng nữa cùng màu với VSTT. Giữa hai vân trùng liên tiếp còn có các vân sáng không trùng của 2 bức xạ. Theo đề , giữa hai vân trùng liên tiếp có 8 vân sáng màu lục => vân lục nằm ở vân trùng kế tiếp VSTT ứng với k ℓ = 9 . Tại vị trí vân trùng: k ℓ λ ℓ = k đ λ đ  9 λ ℓ = k đ 0,72  λ ℓ = 0,08 k đ (1) Theo đề : 0,5 μm ≤ λ ℓ ≤ 0,575 μm  0,5 ≤ 0,08 k đ ≤ 0,575  6,25 ≤ k đ ≤ 7,19 ĐK k nguyên nên chọn k đ = 7 (1) => λ ℓ = 0,08 .7 = 0,56 (μm) = 560 (nm) Giải tắt: 9 λ ℓ = k đ 0,72  λ ℓ = 0,08 k đ ; 0,5 ≤ 0,08 k đ ≤ 0,575  6,25 ≤ k đ ≤ 7,19 ĐK k nguyên nên chọn k đ = 7 ; λ ℓ = 0,08 .7 = 0,56 (μm) = 560 (nm) Nhận xét : Câu này nếu nằm ở đề tự luận thì sẽ là câu hay, còn nằm ở đề trắc nghiệm thì sẽ làm cho thí sinh uất ức: Biết mà không làm kịp ! 39: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là A. biên độ và gia tốc B. li độ và tốc độ C. biên độ và năng lượng D. biên độ và tốc độ Giải: Theo lý thuyết , chọn C 40: Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 9 4 Be đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong các phản ứng này bằng A. 4,225 MeV B. 1,145 MeV C. 2,125 MeV D. 3,125 MeV Giải: P P r = P α r + X P r ; P 2 X = P 2 α + P 2 P  m 2 X v 2 X = m 2 α v 2 α + m 2 P v 2 P  m X W đX = m α W đα + m P W đP => W đX = 3,575 (MeV) Mặt khác: W đP + W = W đX + W đα => W = W đX + W đα - W đP = 2,125 (MeV) Các bạn thân mến ! Đây là bản chỉnh sửa cô Xuân nhờ mình đưa lên để thay thế bản cũ chưa hoàn hảo. Do máy của mình bị hỏng nên không kịp đưa lên. Đến khi máy sửa xong mình đưa lên nhưng lại đưa nhầm lại bản cũ . Do chủ quan không kiểm tra lại nên mình không phát hiện ra. Khi cô Xuân hỏi, mình cứ đinh ninh là đã đưa bản này thay thế bản cũ rồi nên mình đã nói với cô là em đã đưa lên rồi. Vì cô bận việc nên không kiểm tra lại. Sau đó có bạn nhắn tin, cô Xuân mới kiểm tra thì thấy ngày đưa lên đã thay đổi nhưng nội dung không thay đổi. Vì cũng đã lâu nên cô Xuân bảo thôi cứ để như vậy vì hầu hết những người yêu cầu cô giải thì cô đã nói và họ đã biết rồi. Nếu ai đó đọc thì họ cũng tự biết ngay thôi, còn nếu có gì không vừa ý thì họ sẽ trao đổi trực tiếp với cô. Lâu nay vẫn thế mà. Cô Xuân tiếp tục thực hiện công việc như đã hứa là trao đổi các bài giải khác của câu 18. Cô đưa ra câu hỏi trao đổi là : HAI CÁCH GIẢI CÂU 18 – BẠN CHỌN CÁCH NÀO ? rồi cô đưa hai cách giải của hai bạn đã gửi cho cô để xin ý kiến của các bạn khác. Bạn Đinh Bộ Lĩnh đã đưa lên bài viết “ Cô Xuân … như thế này ư” . Bạn Lĩnh đã viết trong bài trao đổi của cô rất nặng nề . Cô Xuân cảm ơn bạn Lĩnh đã giúp cô giải đáp 1 phần điều cô muốn trao đổi ngay dưới bài viết của bạn Lĩnh và nhờ bạn đừng đao to búa lớn nữa. Mình định lên tiếng nhưng cô bảo cô nghĩ là bạn Lĩnh sẽ đọc lời cảm ơn của cô và bạn ấy sẽ xóa bài viết ấy. Vì bạn ấy cũng là giáo viên, bạn ấy sẽ hiểu mà. Nhưng điều cô nghĩ đã không xảy ra mà ngược lại. Bài viết ấy đã và đang tồn tại nhằm mục đích bôi xấu cô Xuân. Các bạn ơi ! Mình có lỗi với các bạn và đặc biệt là có lỗi với cô Xuân. Lỗi của mình là không thể tha thứ được. Cô Xuân không hề trách mình mà cứ luôn nói : Rồi mọi người sẽ hiểu, em đừng bận tâm làm gì. Những người chân chính luôn có lòng độ lượng, họ sẽ biết điều hay lẽ phải. Mọi người sẽ ủng hộ cô . Vâng , cô ơi! Mọi người đã ủng hộ cô ! Qua đây mình xin đa tạ các thầy cô và các bạn học sinh đã chia sẻ cùng cô. Nhưng chính điều này đã làm mình càng ray rứt không nguôi. Vì mình mà cô đã bị người xấu làm hại . Giáo viên: Võ Thị Kim Lan xin tạ lỗi với tất cả mọi người và đặc biệt là với cô Xuân. . riêng của mạch này có giá trị A. từ 2.10 -8 s đến 3.10 -7 s. B. từ 4.10 -8 s đến 3,2.10 -7 s. C. từ 2.10 -8 s đến 3,6.10 -7 s. D. từ 4.10 -8 s đến 2,4.10 -7 s. Giải: Dùng công thức tắt: C 2 = 64. có đáp án của Bộ đều bị sai. Những chuyên gia giải đề thi đại học của tất cả các trung tâm luyện thi đều giải sai câu này . Vì sao ? vì vội nên họ đều thoạt nghĩ v max khi vật qua VTCB (giống. KIẾN THỨC & LUYỆN THI ĐẠI HỌC – CÔ XUÂN – ĐT: 0989821359. 06 / 72 Lê Hồng Phong – Phường 7 – TP Tuy Hòa – Phú Yên BÀI GIẢI ÐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI A NĂM 2010 Mã đề 485 • Hiện nay trên

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w