1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Câu hỏi thảo luận luật dân sự - Tài sản ppt

4 729 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 5 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: TÀI SẢN Posted on 02/09/2009 by Civillawinfor Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào. Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Khái niệm và đặc điểm của tài sản; 2. Khái niệm và đặc điểm của bất động sản; 3. Khái niệm và đặc điểm của giấy tờ có giá; 4. Qui chế pháp lý đối với tiền; 5. Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai; 6. Phân loại tiền và ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 7. Phân loại quyền tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 8. Phân loại giấy tờ có giá. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 9. Ngoài các tiêu chí phân loại tài sản trong giáo trình Luật dân sự Đại học Luật Hà Nội hãy đưa ra ít nhất 3 tiêu chí phân loại tài sản khác; 10. Phân biệt vật cùng loại và vật cùng loại đặc định hóa. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 11. Phân biệt quyền tài sản và quyền gắn với tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 12. Phân biệt vật cùng loại và vật đặc định. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 13. Phân biệt vật đồng bộ với vật chính, vật phụ. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 14. Phân biệt vật tiêu hao và không tiêu hao. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 15. Phân biệt vật tiêu hao và vật hao mòn tự nhiên. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 16. Phân biệt vật đặc định và vật có khuyết tật. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 17. Phân biệt vật chia được và vật không chia được. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 18. Phân biệt vật không chia được và vật đồng bộ. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 19. Phân biệt hoa lợi và lợi tức. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 20. Phân biệt giữa tài sản bị tịch thu và tài sản cấm lưu thông. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 21. Xác định và phân loại tài sản khi A góp vốn 500 triệu đồng vào công ty B; 22. Xác định và phân loại tài sản khi A là tác giả đồng thời là chủ sở hữu một tác phẩm âm nhạc; 23. Xác định và phân loại tài sản khi X mua vé sổ số và A trúng thưởng; 24. Xác định và phân loại tài sản trên thị trường chứng khoán; 25. Xác định và phân loại tài sản khi X bán nhà do phải chuyển đến địa phương khác sinh sống và X đã nhận được một giá trị tăng thêm so với giá mua ban đầu; 26. Xác định và phân loại tài sản khi X bán nhà với tư cách là người kinh doanh bất động sản và X đã nhận được một giá trị tăng thêm so với giá mua ban đầu; 27. Xác định và phân loại tài sản đối với các sản phẩm của một cửa hàng kinh doanh sữa; 28. Xác định và phân loại tài sản khi A mua pin hoặc bình ắc qui; 29. Tài sản cấm lưu thông và vận dụng kiến thức về tài sản cấm lưu thông vào một giao dịch cụ thể; 30. Tài sản hạn chế lưu thông và vận dụng kiến thức về tài sản hạn chế lưu thông vào một giao dịch cụ thể; 31. Hãy chứng minh căn cứ vào yếu tố chủ thể, nội dung, tính chất giao dịch và thời điểm phát sinh giao dịch, một tài sản có thể chịu đồng thời cả ba qui chế cấm lưu thông, hạn chế lưu thông và tự do lưu thông; 32. Phân tích chế độ pháp lý đối với tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch và áp dụng luật dân sự; KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Quyền sử dụng đất là bất động sản; 2. Bất động sản là tài sản không thể di dời; 3. Bất động sản phải là vật; 4. Tiền không thể là đối tượng của giao dịch dân sự, nó chỉ là tài sản trung gian để định giá trị tài sản khác; 5. Vật tiêu hao là vật hao mòn tự nhiên; 6. Mọi giấy tờ trị giá được bằng tiền đều là giấy tờ có giá; 7. Giấy tờ có giá phải do ngân hàng nhà nước phát hành; 8. Di chúc là một loại giấy tờ có giá; 9. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch; 10. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có hoặc đã có nhưng chưa thuộc sở hữu của chủ thể tại thời điểm xác lập giao dịch; 11. Sữa tươi, sữa bột và sữa chua là những vật cùng loại; 12. Ti vi CRT và ti vi LCD là vật cùng loại đặc định hóa; 13. Nhà ở là vật không thể chia được; 14. Tiền trúng sổ số là lợi tức phát sinh từ vé sổ số; 15. Tiền là tài sản trong giao lưu dân sự tại Việt Nam phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành; 16. Khi đối tượng của giao dịch bao gồm vật chính, vật phụ mà bên có nghĩa vụ vi phạm trong chuyển giao vật chính thì đó luôn là căn cứ để bên có quyền tuyên bố hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện giao dịch; 17. Quyền tài sản là quyền gắn với tài sản; 18. Vật đặc định là vật gắn liền với nhân thân của một chủ thể xác định; 19. Vật độc nhất là vật có dấu hiệu riêng biệt mà chỉ vật đó mới có; 20. Xác định được một vật thuộc về ai là dấu dấu hiệu để xác định vật đặc định; 21. Những vật có cùng màu sắc là vật cùng loại; 22. Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu để xác định vật đặc định; 23. Quyền sở hữu là một loại quyền tài sản; 24. Giấy tờ có giá có thể được phát hành bởi một tổ chức có tư cách pháp nhân; 25. Phần giá trị chênh lệch tăng thêm khi bán một tài sản là lợi tức; 26. Tiền bao gồm tiền đồng và ngoại tệ có khả năng thanh toán ở Việt nam; 27. Vật phụ không thể là đối tượng của giao dịch nếu không gắn với vật chính; 28. Vật chia được và vật có thể tháo rời các bộ phận là một; 29. Tất cả các vật là tài sản trong giao dịch dân sự; 30. A mua nhà của B, hợp đồng đã có hiệu lực nhưng chưa làm thủ tục trước bạ sang tên đối với nhà mua. Trường hợp này, nhà mà A mua là tài sản hình thành trong tương lai của A; 31. A được Tòa án nhân dân công nhận bằng một bản án có hiệu lực là người thừa kế duy nhất của B, nhưng A chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản do được thừa kế của B. Trường hợp này, di sản mà A được hưởng là tài sản hình thành trong tương lai . dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 19. Phân biệt hoa lợi và lợi tức. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 20. Phân biệt giữa tài sản bị tịch thu và tài sản. tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 11. Phân biệt quyền tài sản và quyền gắn với tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 12. Phân biệt vật. giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 8. Phân loại giấy tờ có giá. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự; 9. Ngoài các tiêu chí phân loại tài sản trong giáo

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w