Hợp đồng và khế ước trong kinh tế thị trường Trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại, pháp luật của nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều sử dụng hai hình thức ký kết hợp đồng hoặc ký kết khế ước. Ở nước ta, vào công cuộc đổi mới trên 20 năm, năm 2005, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự làm nền tảng cho các mối giao lưu dân sự, kinh tế. Đáng chú ý là tất cả các mối giao lưu kể trên đều được Luật Dân sự và các đạo luật khác quy định chỉ dùng hình thức hợp đồng, không dùng hình thức khế ước. Nói riêng Bộ luật Dân sự gồm 777 điều đã có tới 205 điều từ điều 388 đến 593 ấn định về các loại hợp đồng, nội dung cụ thể của từng chủng loại, quyền nghĩa vụ các bên tham gia, trách nhiệm bồi thường thiệt hại Luật về nhà ở (2005), Luật kinh doanh bất động sản (2006) cùng sử dụng hình thức hợp đồng trong tất cả các mối giao lưu về bất động sản và nhà ở. Hình thức khế ước tuy không xuất hiện trong các đạo luật nhưng đã được sử dụng trong đời sống thực tiễn của dân ta từ lâu đời như việc mua bán ruộng đất, nhà cửa trước đây chúng ta có phòng quản lý văn khế, (giấy tờ khế ước) hoặc trong một thời gian sau giải phóng miền Nam có phòng chưởng khế, nay ở các tỉnh gọi là phòng công chứng có chức năng chính là chứng thực các giấy tờ giao dịch dân sự (các giao dịch bằng khế ước). Vậy nên chẳng cần phân biệt hình thức hợp đồng với hình thức khế ước xem nó có tác dụng thực tiễn gì, nếu không phân biệt thì nó có tác hại như thế nào trong đời sống kinh tế thị trường, trong hoạt động của Nhà nước pháp quyền và xây dựng xã hội dân sự ở nước ta. Từ những giao lưu dân sự nhỏ trong công việc thường ngày đến những mối quan hệ lớn có tầm bao quát vĩ mô, giữa cá nhân với các nhân, tổ chức với tổ chức, cá nhân với tổ chức nói chung, được thể hiện ở 3 mối quan hệ lớn. 1. Quan hệ cạnh sinh Quan hệ cạnh sinh (antibiose) được hiểu như nếu hai bên ký 1 văn bản hợp đồng hoặc khế ước thì quyền của bên này phải là nghĩa vụ của bên kia, quyền của bên kia phải là nghĩa vụ của bên này. Quyền, lợi ích và nghĩa vụ của hai bên là ngược chiều, lợi ích của bên này là thiệt hại của bên kia (và ngược lại). Trong quan hệ mua bán, người mua muốn mua được giá thấp, người bán lại muốn bán với giá cao, hai bên có lợi ích ngược chiều nên mỗi bên đều nỗ lực bảo vệ lợi ích của mình, mâu thuẫn với lợi ích bên kia. Trong quan hệ giữa chủ nợ với người đi vay, giữa người thuê với người cho thuê, giữa người đi cầm cố, thế chấp tài sản với người nhận cầm cố, thế chấp đều là các mối quan hệ ngược chiều qua lại về quyền và nghĩa vụ giữa 2 bên. Trong quan hệ giữa các doanh nghiệp dù là quan hệ quốc nội hay quốc tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào: mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền hay thương quyền mỗi bên đều phải giữ được lợi thế của mình, tăng sức cạnh tranh nên các quyền, lợi ích, nghĩa vụ giữa các bên đều quan hệ ngược chiều, ngược hướng. Đã là những quan hệ cạnh sinh thì hai bên cần ký kết một bản khế ước (contrat) không nên ký một bản hợp đồng (convention). Vì sao cần có sự phân biệt? Hãy xem một bản hợp đồng có điều gì khác với một bản khế ước. 2. Quan hệ cộng sinh Quan hệ cộng sinh (symbiose) được hiểu khi hai bên ký một văn bản hợp đồng hoặc khế ước thì hai bên đều cùng hưởng, cùng chịu, cùng chia sẻ các hoạt động, thụ hưởng kết quả. Gặp khó khăn các bên gặp nhau tìm biện pháp khắc phục bao gồm cả những biện pháp có lợi hoặc không có lợi cho mình. Trong quan hệ cộng sinh, các quyền, lợi ích và nghĩa vụ phần lớn là thuận chiều, cùng chiều, ít trái ngược hoặc không có trái ngược. Trong quan hệ thành lập một công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc 1 hợp tác xã, một liên doanh với nước ngoài, các thành viên tham gia đều cùng chung một mục đích, cùng thực hiện các nghĩa vụ, cùng hưởng các lợi ích theo điều lệ, được coi như 1 bản hợp đồng gốc. Trong quan hệ thành lập các hội, các hiệp hội hiện nay, theo pháp luật nước ta, các bên tham gia đều có các quyền, nghĩa vụ cùng chiều, cùng hưởng, không có mối quan hệ ngược chiều giữa các thành viên. Những quan hệ cộng sinh cần được ký kết bằng một bản hợp đồng (convention) không thể ký bằng một bản khế ước. Do có thói quen của mấy thập kỷ hoạt động theo chế độ bao cấp, các mối quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại đều được giao lưu trong quan hệ cộng sinh, mọi hoạt động đều tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch, các bên đều cùng chung một mục đích phục vụ nền kinh tế tập trung, lợi nhuận nhiều hay bị thua lỗ, hưởng nhiều hưởng ít đều được chia sẻ qua lại. Đã là các quan hệ cộng sinh, nhà lập pháp coi hình thức hợp đồng hay hơn hình thức khế ước, coi nhẹ các quan hệ cạnh sinh của kinh tế thị trường nên không đề cập đến hình thức khế ước là một hình thức cần có bên cạnh hình thức hợp đồng. Hợp đồng là hình thức pháp luật chủ yếu của các quan hệ cộng sinh – khế ước là hình thức pháp luật chủ yếu của các quan hệ cạnh sinh. Đương nhiên khi muốn giao ước hợp tác trong một lĩnh vực nhất định, hai bên có thể thoả thuận lựa chọn hình thức hợp đồng hay khế ước miễn là cân nhắc kỹ các mối quan hệ cộng sinh hay cạnh sinh trong giao ước. Sự lựa chọn linh hoạt giữa 2 hình thức hợp đồng hoặc khế ước được áp dụng nhiều trong hoạt động dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ xây dựng nhà ở, dịch vụ y tế, quan hệ tặng cho tài sản Các quan hệ mua bán hàng hoá, tài sản, vay mượn, thuê mướn, cầm cố, thế chấp tài sản thì cần thiết phải dùng hình thức khế ước, không thể có sự lựa chọn giữa 2 hình thức, không nên dùng hình thức hợp đồng. 3. Quan hệ phụ thuộc Quan hệ phụ thuộc (subordination) được hiểu như hai bên giao ước, trong đó bên này phụ thuộc hoàn toàn vào bên kia. Các tập đoàn kinh tế lớn ở một số nước thành lập ra công ty mẹ, công ty con, các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, mối quan hệ nội bộ đó đều là các quan hệ phụ thuộc. Ở nước ta, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp các thành phần kinh tế đang có xu hướng thành lập công ty mẹ, công ty con. Các mối quan hệ phụ thuộc đó, xét trong điều kiện kinh tế thị trường, cái nào thuộc quan hệ cộng sinh, cái nào thuộc quan hệ cạnh sinh, đều chưa thật rõ ràng. Quan hệ giữa các Cty con với nhau trong một Cty mẹ là quan hệ cộng sinh hay cạnh sinh, chưa có lời giải đáp. Trong lĩnh vực thuần tuý dân sự, quan hệ phụ thuộc 1 chiều được xem như một bên hoàn toàn có nghĩa vụ, một bên hoàn toàn có quyền. Bên có nghĩa vụ phải làm (hoặc không làm) những công việc cần thiết vì lợi ích của bên có quyền – Luật dân sự năm 2005 gọi tên là hợp đồng đơn vụ. Hai bên trong quan hệ phụ thuộc có thể lựa chọn hình thức hợp đồng hoặc hình thức khế ước. Để kết luận, cần coi khế ước là một loại hợp đồng, nhưng không thể coi hợp đồng là khế ước, mà cần có sự phân biệt, lựa chọn khi ký kết để nếu tranh chấp xảy ra dễ bề giải quyết. . Hợp đồng và khế ước trong kinh tế thị trường Trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại, pháp luật của nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều sử dụng. là hợp đồng đơn vụ. Hai bên trong quan hệ phụ thuộc có thể lựa chọn hình thức hợp đồng hoặc hình thức khế ước. Để kết luận, cần coi khế ước là một loại hợp đồng, nhưng không thể coi hợp đồng. của kinh tế thị trường nên không đề cập đến hình thức khế ước là một hình thức cần có bên cạnh hình thức hợp đồng. Hợp đồng là hình thức pháp luật chủ yếu của các quan hệ cộng sinh – khế