Việt Nam đang tăng tốc franchise ppt

5 69 0
Việt Nam đang tăng tốc franchise ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Việt Nam đang tăng tốc franchise Franchise có ở Việt Nam hơn 10 năm qua và phát triển cùng với sự vươn lên của nền kinh tế và thị trường kinh doanh còn nhiều khoảng trống vì thương hiệu mạnh chưa đông. Nở rộ kinh doanh nhượng quyền Phở 24 là một trong những thương hiệu Việt Nam tiên phong mở franchise trong và ngoài nước. Sau 3 năm đã có 40 cửa hàng và dự kiến sẽ có 80 cửa hàng vào 2007. Từ đầu 2006 đến nay, hàng loạt thương hiệu mới đã phát triển kinh doanh nhượng quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: thời trang, thực phẩm, giải khát, giáo dục, dịch vụ Thời trang Foci đã mở được 60 cửa hàng kinh doanh nhượng quyền trên cả nước và dự kiến sẽ mở tiếp 20 cửa hàng theo cách công ty cung cấp hàng hoá, thiết kế cửa hàng theo mô hình chuẩn, dịch vụ đào tạo người bán hàng và các vật phẩm quảng bá như catalogue theo từng mùa, bảng biểu quảng cáo - trang trí Trong trường hợp các cửa hàng có bán thêm các loại phụ trang, công ty sẽ kiểm soát chất lượng và thu thêm phí 10% trên doanh thu phụ trang. Công ty Kinh Đô đã mở được 30 cửa hàng bánh Bakery, theo kế hoạch sẽ có 100 cửa hàng và tiến đến mở rộng hình thức kinh doanh thành tiệm cà phê, bánh ngọt và thức ăn nhanh Kinh Đô. Trà sữa trân châu Tapio đã mở được 10 cửa hàng và đang cho ra mô hình mới là Grand Tapio – bán kèm thêm thức ăn nhanh. Nước mía siêu sạch, G7Mart, siêu thị sách, thời trang Vee Sendy cũng đang trong các bước chuẩn hoá mô hình để tiến hành franchise. Dự kiến 2007 Foco mở 7 cửa hàng tại Mỹ theo hình thức franchise. Cơ hội và tiềm năng rất lớn Theo phân tích của chương trình dự án bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh franchise ở Việt Nam rất lớn do 3 yếu tố: kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch vụ còn phân bố rải rác, thích hợp để các thương hiệu mạnh phát triển chuỗi - hệ thống bán hàng. Trong điều kiện vốn và kinh nghiệm đều có giới hạn thì kinh doanh nhượng quyền là phương pháp thích hợp nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc Vinacapital mua 30% cổ phần Phở 24 (thuộc An Nam Group) để nhân rộng mô hình kinh doanh trong 2 năm tới bao gồm lập hệ thống bếp trung tâm, nhà máy sản xuất bánh phở, gia vị phở và mở thêm các nhà hàng tại VN và nước ngoài đã phần nào chứng minh khả năng phát triển của hình thức này. Ông Trần Thượng Đắt, giám đốc công ty Đất Quảng là người vừa mua quyền mở một cửa hàng tại CMC Plaza nhận xét: “Khả năng thu hồi vốn nhanh hơn tôi dự tính. Điều lớn hơn mà tôi nhận được là các kinh nghiệm tổ chức quản trị, cách sắp xếp, điều hành kinh doanh theo hệ thống ”. Vừa làm, vừa học Chi phí nhượng quyền của các thương hiệu Việt Nam hiện chỉ khoảng 10.000USD/cửa hàng, khá thấp so với mua franchise từ các nước khác. Mặc dù các công ty đều xây dựng các quy chuẩn thống nhất về bảng biểu, mô hình cửa hàng, cách bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhưng vẫn chừa lối “mở”. Ông Đức Triều, giám đốc T&T cho biết: “Phí chuyển nhượng quyền kinh doanh thương mại linh động, tuỳ từng vùng miền xa gần khác nhau mà tăng giảm”. Franchise đang là thời sự nóng, nhiều công ty chưa chuẩn hoá đã vội franchise làm cho giá trị chuyển giao thấp, dễ làm tổn thương bản sắc thương hiệu. Có đơn vị còn lẫn lộn giữa các hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchise) với mua bản quyền kinh doanh (license), mua quyền phân phối (distributor) Luật lệ trong kinh doanh nhượng quyền mới chỉ có Nghị định 35/2006/NĐ - CP, chưa rõ ràng và chưa lường hết các mối quan hệ phức tạp trong franchise. Franchise là hướng đi tất yếu Bà Ngô Thị Báu, giám đốc công ty Foci: Franchise là cách tốt nhất để phát triển hệ thống kinh doanh và làm cho người tiêu dùng biết đến thương hiệu nhanh. Foci nhượng quyền thương mại theo hình thức “bạn đồng hành”, khi cửa hàng bán tốt sẽ trích hoa hồng cho thêm để người mua franchise có thể bù dần vào khoản phí mua bản quyền ban đầu. Ông Lê Phụng Hào, phó tổng giám đốc công ty Kinh Đô: Kinh doanh nhượng quyền còn mới mẻ với cả 2 bên là các công ty cung cấp và người mua nó. Điều khó khăn mà đôi bên cần phải cùng nhau hợp tác là tạo sự thấu hiểu và tôn trọng nhau, cùng nhau hợp tác duy trì tính đồng nhất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ để còn làm ăn lâu dài với nhau. Đa lợi, đa lộc Ông Lý Quý Trung, giám đốc điều hành An Nam Group và Phở 24 nói: “Franchise là cách chia sẻ gánh nặng rủi ro, chia sẻ về vốn, huy động được kiến thức của người ở từng địa phương, tạo nên hệ thống để bán được nhiều sản phẩm, thu được phí nhượng quyền, phí cung cấp hàng hoá ”. . Việt Nam đang tăng tốc franchise Franchise có ở Việt Nam hơn 10 năm qua và phát triển cùng với sự vươn lên của nền kinh. chương trình dự án bán lẻ tại TP.HCM, cơ hội kinh doanh franchise ở Việt Nam rất lớn do 3 yếu tố: kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt. Các trung tâm mua sắm, đô thị, khu thương mại dịch. mại linh động, tuỳ từng vùng miền xa gần khác nhau mà tăng giảm”. Franchise đang là thời sự nóng, nhiều công ty chưa chuẩn hoá đã vội franchise làm cho giá trị chuyển giao thấp, dễ làm tổn

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan