Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ (Sách giáo khoa Hóa học 10 – Nâng cao) Thời gian: 1 tiết (45 phút) I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được kích thước, khối lượng và thành phần cấu tạo của nguyên tử. - Trình bày được kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử. 2. Kĩ năng: - Kỹ năng nghiên cứu tài liệu và kỹ năng làm việc nhóm. - Kỹ năng trình bày. - Quan sát thí nghiệm và giải thích hiện tượng. 3. Thái độ: - Niềm tin vào khả năng của con người có thể khám phá, tìm hiểu tri thức khoa học. II – Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị bài giảng điện tử với đầy đủ các nội dung giảng dạy của bài (Lưu ý: bài dạy này có thể sử dụng bài giảng điện tử hoặc giảng bằng bảng, phấn). - Chuẩn bị bộ dụng cụ cho hoạt động nhóm của HS. - Phương tiện: máy tính, máy chiếu. III. Tổ chức hoạt động: THỜI GIAN NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI CHÚ 5phút Dùng một mô hình sinh động để giới thiệu bài dạy bằng powerpoint (câu chuyện về gia đình nguyên tử). Thuyết trình - Dùng một mô hình sinh động để giới thiệu bài dạy bằng powerpoint (câu chuyện về gia đình nguyên tử). 15phút Thuyết trình và hoạt động nhóm. - GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội là một thành phần cấu tạo nên nguyên tử. + Đội 1: electron. + Đội 2: proton. + Đội 3: nơtron. - GV giao nhiệm vụ cho các đội: mỗi đội được nhận một bộ dụng cụ và phiếu làm việc nhóm; nhiệm vụ của các đội là theo dõi các slide kết hợp tìm hiểu trong SGK để ghép các dữ kiện đúng về các thành phần của nguyên tử. - GV sử dụng powerpoint mô tả các mô hình thí nghiệm về sự tìm ra electron, hạt nhân nguyên tử, proton, nơtron. - HS theo dõi và ghi nhớ các thông tin trình bày trên các slide. - GV sẽ tổ chức hoạt động này thành một phần thi có thang điểm cho các đội. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm. - GV gọi HS lên bảng thuyết trình về sản phẩm của đội mình. - GV nhận xét kết quả của các đội, trình chiếu slide tổng kết nội dung và công bố điểm thi của các đội. - HS làm việc nhóm và chọn các dữ kiện phù hợp trong bộ dụng cụ được phát. - Phần chuẩn bị HS viết vào phiếu làm việc nhóm. - Sau khi làm việc nhóm, các đội cử đại diện lên bảng để hoàn thành bảng thông tin. - Đại diện các đội lên thuyết trình về nội dung của mình. - HS ghi chép lại các kiến thức tổng kết mà GV nhắc lại. - Đội nào ghép xong trước và đúng nhất được cộng điểm. 15phút II. Kích thước và khối lượng của nguyên 1-Kích thước nguyên tử 2-Khối lượng nguyên Thuyết trình - GV dùng mô hình trên powerpoint để mô tả kích thước của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. - GV giới thiệu về đơn vị để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử và các hạt proton, nơtron và electron là “u” (hay tử. tử. đvC): + 1u bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị Cacbon 12. - GV đưa ra công thức: M nguyêntử =N e .m e +N p .m p +N n .m p - GV lấy một số VD cho HS áp dụng công thức trên. - HS lấy VD theo hướng dẫn của GV. 10phút III. Củng cố và bài tập. Thuyết trình - GV củng cố các phần kiến thức trọng tâm. - GV yêu cầu HS giải thích về cấu tạo rỗng của nguyên tử. - HS làm các bài tập theo chỉ dẫn của GV. 5phút IV. Tổng kết bài dạy. - GV giao bài tập về nhà, nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho giờ học sau. Phụ lục: Bảng: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ NỘI DUNG Vỏ nguyên tử Hạt nhân nguyên tử Electron – (e) Proton – (p) Nơtron – (n) Sự ra đời - Thời gian Năm 1897 Năm 1918 Năm 1932 - Người phát hiện J.J Thomson E. Rutherford J. Chadwick - Cách phát hiện Phóng điện trong chân không Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử Nitơ Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử Beri Điện tích (q) q e = - 1,602.10 -19 C hay q e = 1- q e = 1,602.10 -19 C hay q e = 1+ q n = 0 Khối lượng (m) m e = 9,1094.10 -31 kg m p = 1,6726.10 -27 kg m n = 1,6748.10 -27 kg BÀI TẬP: Bài 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân hầu hết các nguyên tử là: A. electron và proton B. proton và nơtron C. notron và electron D. electron, proton và notron Đáp án: B Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Nguyên tử gồm hạt nhân nguyên tử và lớp vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử bao gồm proton và notron. Lớp vỏ nguyên tử gồm các electron. Proton và electron có cùng …………… về điện tích và………… . . Notron không mang điện. Do đó, nguyên tử…………… Giá trị giá trị tuyệt đối Cùng dấu trung hòa về điện Không mang điện điện tích Đáp án: giá trị tuyệt đối, ngược dấu, trung hòa về điện. PHIẾU LÀM VIỆC NHÓM Đội chơi:………………… Bảng: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ NỘI DUNG Vỏ nguyên tử Hạt nhân Electron (e ) Proton (p ) Nơtron (n ) Sự ra đời Năm Người phát hiện Cách phát hiện Điện tích (q) Khối lượng (m) . khoa học. II – Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị bài giảng điện tử với đầy đủ các nội dung giảng dạy của bài (Lưu ý: bài dạy này có thể sử dụng bài giảng điện tử hoặc giảng bằng bảng, phấn). -. 1,6748.10 -27 kg BÀI TẬP: Bài 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân hầu hết các nguyên tử là: A. electron và proton B. proton và nơtron C. notron và electron D. electron, proton và notron Đáp án: B Bài 2: Điền. và bài tập. Thuyết trình - GV củng cố các phần kiến thức trọng tâm. - GV yêu cầu HS giải thích về cấu tạo rỗng của nguyên tử. - HS làm các bài tập theo chỉ dẫn của GV. 5phút IV. Tổng kết bài dạy. -