HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả Thạch Lam: - Ông có quan niệm văn chương lành mạnh tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết về những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. - Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu diềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người - Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc 2/ Tóm tắt nội dung: Truyện viết về cuộc sống tối tăm nghèo nàn của những người lao động nghèo ở một phố huyện nhỏ bé. Chị em Liên và An được cha mẹ giao cho trông nom một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Cũng như những người dân nơi phố huyện, chị em Liên vừa bán hàng, vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà nội về. Chuyến tàu mang một chút ánh sáng của Hà nội ầm ầm chạy vụt qua rồi im tiếng trong màn đêm sâu thẳm. Phố huyện và chị em Liên chìm dần vào giấc ngủ yên tĩnh. Nhận xét: Đây là truyện có cốt truyện đơn giản, gần như không có chuyện nhưng lại có sức gợi cảm sâu sắc. Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. II. PHÂN TÍCH: 1/ Cảnh phố huyện: a) Thời gian: Thời gian chiều tối: Thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối. Truyện được mô tả trong một không gian tĩnh nhưng thời gian động: hoàng hôn → đêm → đêm khuya vì thế cảnh mỗi lúc một tối hơn => Thời gian hòa quyện với không gian để tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng. b) Không gian nơi phố huyện: - Cảnh chiều tàn đi dần vào đêm khuya được thu hẹp trong một không gian nhỏ bé của phố huyện nghèo. - Không gian yên tĩnh, êm đềm của buổi chiều quê, “một buổi chiều êm ả như ru” đang chuyển vào đêm. - Đêm mùa hạ “êm như nhung và thoảng qua gió mát”. - Âm thanh: Tiếng trống thu không báo hiệu ngày tàn; tiếng trống cầm canh rời rạc điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi; tiếng dế, tiếng ếch tiếng côn trùng của cuộc sống dân dã; liếng đàn bầu bật trong yên lặng → âm thanh gợi nỗi niềm xao xác trong lòng người. ⇒ Không gian vừa có vẻ đẹp thơ mộng vừa có vẻ buồn xao xác - Không gian toàn cảnh nơi phố huyện chìm ngập trong bóng tối (không gian rộng) đối lập với không gian chập chờn, mờ ảo của ánh sáng quanh những ngọn đèn (không gian hẹp). - Ánh sáng: + Đèn của chị Tý: quầng sáng. + Bếp lửa của bác Siêu: chỉ là “một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối” + Ngọn đèn của Liên: từng hột sáng thưa thớt. - Bóng tối: + Bóng tối đến với tiếng trống thu không từ trên chòi cao. + Bóng tối sắp đến với những đám mây hồng như hòn than sắp tàn. + Bóng tối đến với dãy tre làng đen lại. + Bóng tối đến với tiếng muỗi bay vo ve. + Bóng tối bao trùm phố huyện: trên đường ra sông, qua chợ, các ngõ vào làng. + Bóng tối về khuya như đặc lại * Nhận xét: ánh sáng le lói, hiếm hội đối nghịch với đêm tối mênh mông => bóng tối như một ám ảnh, vượt qua ranh giới tự nhiên, thâm nhập, luồn lách, bám sát vào cảnh vật, con người; đè nặng, thấm vào tâm hồn con người, gợi nỗi buồn sâu lắng => không gian nghệ thuật là không gian bóng tối, gợi cảm xúc cho người đọc. c) Con người: - Chợ đã vãn từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo còn nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại. - Mẹ con chị Tý dọn hàng nước nghèo nàn. - Chị em Liên chuẩn bị đóng cửa hàng “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần”. - Bác Siêu gánh phở đi bán, bóng bác mênh mang ngả một vùng dài xuống đất. - Bà cụ Thi lảo đảo bước đi trong bóng tối - Gia đình bác Sẩm trên manh chiếu hẹp trải dưới đất. * Nhận xét: Những thân phận, những con người bé nhỏ, sống lay lắt đang héo mòn hiện lên trong bức xanh nghèo nàn, tồi tàn nơi phố huyện tăm tối. Nhịp sống của họ cứ lặp đi, lặp lại ngày này sang ngày khác, đơn điệu, mòn mỏi lam lũ buồn tẻ, quẩn quanh trong cái nghèo túng nhưng họ vẫn hy vọng “Chừng ấy người trong bóng tôi mong đợi cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. 2/ Hình ảnh chị em Liên: a) Hoàn cảnh: - Cha mất việc, mẹ làm hàng xáo, kinh tế gia đình sa sút. - Chuyển từ Hà nội về phố huyện nghèo sinh sống. - Chị em Liên được giao trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ thuê lại của người khác → Liên là người con gái hiếu thảo, đảm đang. ⇒ Chị em Liên đã hòa nhập được vào cuộc sống nơi phố huyện, đã quen với cảnh sống tối tăm, nghèo túng ở đây, khác hẳn với lúc sống ở Hà Nội b) Tâm trạng: - Liên cảm thương cho những người nghèo mà đêm nào Liên cũng nhìn thấy: chị Tý, bác sẩm, bà cụ Thi, những đứa trẻ ở chợ Liên là người con gái giàu tình thương, biết suy nghĩ, hay trầm tư trước cảnh đời mà Liên bắt gặp. - Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống đắm chìm trong bóng tối, chị em Liên muốn quên đi thực tại xót xa “An và Liên lặng ngước mắt lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông” - Chị em Liên luôn hoài niệm về quá khứ xa xưa, êm đềm ở Hà Nội “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội, chị được hưởng những thức quà ngon lạ, bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”; còn bây giờ: “Phở của bác Siêu là món quà xa xỉ, hai chị em không bao giờ mua được”. - Đêm nào hai chị em cũng cố thức để chờ đoàn tàu đi qua - chuyến tàu đêm, hoạt động cuối cùng của đêm khuya, mang lại một chút ánh sáng và âm thanh rộn rã của Hà Thành hoa lệ cho phố huyện nghèo tăm tối. 3/ Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu: a) Đối với chị em Liên: - Con tàu mang đến thế giới của kỷ niệm, đánh thức dậy trong chị em Liên hình ảnh đẹp của quá khứ, mang đến cho Liên nguồn sáng lấp lánh khác hẳn nguồn sáng hiu hắt của phố huyện. - Chị em Liên chờ đợi tàu không phải để bán được thêm hàng mà và muốn được nhìn thấy một thế giới khác sôi động, sang trọng hơn, vì thế việc chờ đoàn tàu đem lại niên vui cho chị em Liên. => chờ đợi tàu trở thành một nhu cầu có thể khỏa lấp những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn Liên, giúp Liên thấy rõ hơn, sâu hơn cuộc sống phủ dầy bóng tối nơi phố huyện. b) Đối với dân phố huyện: - Con tàu mang đến cho phố huyện một thế giới khác, thế giới với ánh sáng xa lạ của thế giới thị thành cho dù ánh sáng ấy chỉ thoáng vụt qua trong giây lát cũng đủ để đem lại cho họ một chút dư vị, dư âm khác lạ. - Âm thanh của đoàn tàu dù thoáng qua cũng đủ sức át đi trong chốc lát không khí buồn tẻ, đơn điệu của Phố huyện. - Khi đoàn tàu đã đi qua, phố huyện lại chìm trong bóng tối nhưng sự chờ đợi và hy vọng vẫn còn âm vang, ngày này qua ngày khác. ⇒ Con tàu tác động vào lòng người một ấn tượng mạnh mẽ, đưa phố huyện ra khỏi cảnh sống tù đọng u uẩn - dù chỉ trong chốc lát => chờ đợi con tàu trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân phố huyện. Chờ đợi con tàu chính là niềm vui, niềm an ủi, niềm hy vọng - dẫu còn mơ hồ - về một ngày mai tươi sáng; là khát vọng sống mãnh liệt chợt bùng lên trong tâm hồn những con người nghèo khổ => Thạch Lam đã nhìn thấy và mô tả được khát vọng sống ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn người lao động nghèo khổ Tóm lại: bằng tình cảm và tấm lòng nhân hậu của mình, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhìn trong trẻo, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng về người lao động nghèo, đặc biệt là trẻ thơ. 4/ Chủ đề: Tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu mến, trân trọng của Thạch Lam với người lao động nghèo khổ và khát vọng mơ hồ của tuổi thơ. III. TỔNG KẾT: - Tác phẩm thể hiện tâm hồn nhân ái, nồng hậu sâu kín của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ tăm tối. - Thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Thạch Lam: Truyện không có cốt truyện rõ ràng, thiên về khai thác nội tâm, hành vi, hành văn nhẹ nhàng, mềm mại; có sự đan cài của chất hiện thực, chất trữ tình, chất tương phản tạo cho tác phẩm có sức hút đặc biệt. . HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả Thạch Lam: - Ông có quan niệm văn chương lành mạnh tiến bộ và có biệt tài. hậu sâu kín của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ tăm tối. - Thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của Thạch Lam: Truyện không có cốt truyện rõ ràng, thiên về khai thác nội tâm,. hiện một cách nhìn trong trẻo, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng về người lao động nghèo, đặc biệt là trẻ thơ. 4/ Chủ đề: Tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu mến, trân trọng của Thạch Lam với người lao động