Kiểm tra 1 tiết - CN8

2 276 0
Kiểm tra 1 tiết - CN8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng Giáo dục & Đào tạo Quận Thủ Đức KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Xuân Trường CÔNG NGHỆ 8 Họ và tên: NĂM HỌC 2009 – 2010 Lớp: 8A7 Ngày kiểm tra: 06/10/2009 Điểm: Lời phê: Câu hỏi và bài làm: Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể? Câu 2: Thế nào là hình lăng trụ đều? Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì? Câu 3: Hình trụ được tạo thành như thế nào? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì? Câu 4: Nội dung của bản vẽ nhà. Các hình biểu diễn của bản vẽ nhà thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà? Câu 5: Nêu trình tự các bước đọc bản vẽ lắp. KIỂM TRA 1 TIẾT CÔNG NGHỆ 8 NĂM HỌC 2009 – 2010 Câu hỏi: Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể? Câu 2: Thế nào là hình lăng trụ đều? Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì? Câu 3: Hình trụ được tạo thành như thế nào? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì? Câu 4: Nội dung của bản vẽ nhà. Các hình biểu diễn của bản vẽ nhà thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà? Câu 5: Nêu trình tự các bước đọc bản vẽ lắp. ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT CÔNG NGHỆ 8 NĂM HỌC 2009 – 2010 Câu 1: (2 điểm) Hình chiếu của một vật thể:Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. Câu 2: (2 điểm) Hình lăng trụ đều là khối hình học được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. (1đ) Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình tam giác đều. (1đ) Câu 3:(2 điểm) Hình trụ được tạo thành khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định. (1đ) Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng có hình dạng là hình chữ nhật và hình chiếu cạnh có hình dạng là hình tròn. (1đ) Câu 4:(2 điểm) Nội dung của bản vẽ nhà: Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. (0.5đ) Hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện: (1.5đ) Mặt bằng: là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà, nhằm diễn tả vị trí, kích thước các bộ phận của ngôi nhà như: tường, vách, cửa đi, cửa sổ … Mặt đứng: là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài (gồm có mặt chính, mặt bên) của ngôi nhà, nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà. Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao. Câu 5: (2 điểm) Trình tự đọc bản vẽ lắp: Đúng trình tự các bước, đúng nội dung được 2đ, sai hoặc không đúng trình tự -0.25đ mỗi bước. B1: Đọc nội dung ghi trong khung tên. B2: Đọc nội dung trong bảng kê. B3: Phân tích hình biểu diễn. B4: Xác định kích thước của sản phẩm. B5: Phân tích và xác định vị trí các chi tiết. B6: Nêu trình tự tháo, lắp và công dụng của sản phẩm. . tạo Quận Thủ Đức KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THCS Xuân Trường CÔNG NGHỆ 8 Họ và tên: NĂM HỌC 2009 – 2 010 Lớp: 8A7 Ngày kiểm tra: 06 /10 /2009 Điểm: Lời phê: Câu hỏi và bài làm: Câu 1: Thế nào là hình. Câu 5: Nêu trình tự các bước đọc bản vẽ lắp. KIỂM TRA 1 TIẾT CÔNG NGHỆ 8 NĂM HỌC 2009 – 2 010 Câu hỏi: Câu 1: Thế nào là hình chiếu của một vật thể? Câu 2: Thế nào là hình. nào của ngôi nhà? Câu 5: Nêu trình tự các bước đọc bản vẽ lắp. ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT CÔNG NGHỆ 8 NĂM HỌC 2009 – 2 010 Câu 1: (2 điểm) Hình chiếu của một vật thể:Khi chiếu một vật thể lên một mặt

Ngày đăng: 13/07/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan