Đáp án khảo sát giáo viên THPT 2010 (Ngữ văn - Yên Bái)

3 361 1
Đáp án khảo sát giáo viên THPT 2010 (Ngữ văn - Yên Bái)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KÌ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NĂM HỌC 2009-2010 Môn: Ngữ văn - Trung học phổ thông HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. - Việc chi tiết hoá điểm số các ý (nếu có), phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: ĐÁP ÁN ĐIỂM I. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN: (7,0 điểm) Câu 1: (1,5 đ) a. Những biểu hiện phong phú và đa dạng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam qua nội dung “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: - Chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành một trào lưu lớn trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. “Truyện Kiều” là kết tinh tiểu biểu nhất của chủ nghĩa nhân đạo văn học giai đoạn này, đồng thời là kết tinh tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam. 0,25 - Biểu hiện chủ nghĩa nhân đạo trong “Truyện Kiều”: + Là tiếng khóc cho số phận con người; cảm thương sâu sắc trước bi kịch của con người. 0,25 + Là tiếng nói tố cáo, lên án đanh thép những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. 0,25 + Là tiếng nói khẳng định, ngợi ca phẩm chất con người; ngợi ca khát vọng tình yêu tự do và ước mơ công lí. 0,25 b. Những nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du so với chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam: Nguyễn Du quan tâm đến thân phận bất hạnh của người phụ nữ có nhan sắc và tài năng văn chương, nghệ thuật. Qua đó, nhà thơ gián tiếp đòi xã hội phải trân trọng các giá trị chân chính của con người như tài năng, vẻ đẹp. Đồng thời tác giả đã đề cao hạnh phúc con người tự nhiên, con người trần thế. Việc đề cao con người đã đưa Nguyễn Du trở thành nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn nhất trong văn học trung đại Việt Nam. 0,5 Câu 2: (2,0 đ) Phân tích biểu hiện về tính chung của ngôn ngữ xã hội và nét riêng của lời nói cá nhân trong đoạn thơ: a. Tính chung của ngôn ngữ xã hội: - Các từ ngữ trong đoạn thơ đều thuộc vốn từ ngữ chung của tiếng Việt. 0,25 - Về cơ bản, các từ ngữ trong đoạn thơ vẫn kết hợp với nhau theo quy tắc kết hợp thông thường của tiếng Việt: + Hoa bắp lay: Kết hợp danh từ với động từ theo quan hệ chủ vị. 0,75 1 + Thuyền ai có chở trăng về kịp tối nay?: Là kết hợp từ ngữ để tạo nên một câu hỏi theo mô hình câu hỏi “Có không?” b. Nét riêng trong lời nói cá nhân của tác giả: - Kết hợp “Gió theo lối gió, mây đường mây”; “dòng nước buồn thiu” là theo phép nhân hoá. 0,25 - Kết hợp “sông trăng”: theo phép ẩn dụ. 0,25 - Kết hợp “Thuyền chở trăng”: theo một sự liên tưởng độc đáo: trăng dát vàng trên sông nước, nên thuyền đậu trên sông được hình dung như thuyền chở đầy trăng. 0,25 - Sử dụng câu hỏi tu từ (ở câu 3, câu 4) hàm ẩn bao phấp phỏng, buồn lo, khắc khoải và hy vọng. 0,25 Câu 3: (1,5 đ) Sự ổn định và biến đổi trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua hai tác phẩm “Chữ người tử tù” (trước 1945) và “Người lái đò sông Đà” (sau 1945). a. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại với phong cách nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Ở mỗi giai đoạn sáng tác (trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945), ông đều có những đóng góp riêng, thể hiện sự ổn định và biến đổi trong tư tưởng, nghệ thuật. Hai tác phẩm “Chữ người tử tù” (trong tập “Vang bóng một thời – 1940) và “Người lái đò sông Đà” (trong tập kí “Sông Đà” – 1960) là tiêu biểu cho hai giai đoạn sáng tác của ông. 0,25 b. Những ổn định trong sáng tác: - Nét tài hoa, uyên bác có từ “Chữ người tử tù” vẫn duy trì ở “Người lái đò sông Đà”. 0,25 - Lòng say mê, trân trọng cái tài, cái dũng, cái phi thường, xuất chúng có từ “Chữ người tử tù” vẫn duy trì ở “Người lái đò sông Đà”. 0,25 - Cái khác thường, gây cảm giác mạnh, đã thu hút mạnh mẽ cảm hứng của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” vẫn duy trì ở “Người lái đò sông Đà”. 0,25 c. Những biến đổi: - Sự biến đổi chủ yếu là trong quan niệm về cái đẹp. Trước Cách mạng, quan niệm cái đẹp chỉ có ở thời xưa còn vương sót lại; tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những nhân vật phi thường, đặc biệt, độc đáo. Sau Cách mạng, tác giả tìm cái đẹp trong đời sống thực tại của nhân dân lao động. Cái đẹp, tài hoa nghệ sĩ có ở trong những con người bình thường, những người lao động mới - những “thỏi vàng ròng” của đất nước. 0,25 - Trước Cách mạng, tác giả từng tuyệt đối hoá cái phi thường, tạo ra nhân vật chống đối, phủ nhận thực tại. Sau Cách mạng, có sự thống nhất giữa cái phi thường và cái bình thường; nhân vật là những con người quyết tâm khẳng định mình. 0,25 Câu 4: (2,0 đ) a. Chủ đề của văn bản văn học: - Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. 0,5 b. Tìm chủ đề và ý nghĩa của bài thơ: 1,0 - Bài thơ có hai khổ - mỗi khổ nói về một hiện tượng khác nhau: + Khổ 1: Khái quát quy luật của cuộc đời con người là ngắn ngủi, hữu hạn. Thời gian trôi như dòng sông mà con người không thể tắm hai lần. + Khổ 2: Khái quát quy luật thiên nhiên vũ trụ là bất biến, vô hạn. + Bài thơ là sự thể hiện chiều sâu nhận thức cuộc sống: Thiên nhiên, vũ trụ 2 là vô hạn, đời người là hữu hạn, ngắn ngủi. Vì vậy, hãy biết sống một cuộc sống có ý nghĩa, đừng lãng phí thời gian c. Chủ đề trên không xa lạ với thơ Việt Nam: có thể liên hệ các bài thơ trong văn học Việt Nam, ví dụ: 0,5 - Bài “Cáo bệnh, bảo mọi người” (Cáo tật thị chúng – Mãn Giác thiền sư): Sự nuối tiếc thời gian khi tuổi già đến và khát vọng vượt lên quy luật của tạo hoá. - Bài “Vội vàng” (Xuân Diệu): Vũ trụ, mùa xuân có thể tuần hoàn nhưng “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. - Bài “Sóng” (Xuân Quỳnh): Sự dự cảm, lo lắng về tính hữu hạn của kiếp người, ước muốn được hoá thân vào sóng, vào thiên nhiên II- PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: (3,0 điểm) Câu 1: (1,5 đ) Để đảm bảo dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, mỗi giáo viên cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: a. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy học không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. 0,25 b. Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, trình độ học sinh và thực tế tại cơ sở. 0,25 c. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của học sinh; giúp học sinh phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. 0,5 d. Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn. 0,25 e. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt phù hợp với đặc trưng cấp học, môn học; nội dung tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học của trường, địa phương. 0,25 Câu 2: (1,5 đ) Quan điểm về việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG) ở bộ môn Ngữ Văn. Liên hệ tình hình thực tế của bản thân và đơn vị công tác: a. Về quan điểm,cần nêu được các ý cơ bản sau: - Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT đối với việc đổi mới PPDH và KTĐG ở bộ môn Ngữ Văn. 0,5 - Việc sử dụng CNTT như thế nào cho hợp lí: Cần biết lựa chọn bài dạy, nội dung dạy trong từng bài, các kiến thức bổ trợ Cần lưu ý tránh tình trạng trình chiếu quá nhiều hoặc học theo lối nhìn chép. 0,5 b. Phần liên hệ: Nêu được những thuận lợi, khó khăn, ưu diểm, nhược điểm của bản thân và đơn vị khi sử dụng CNTT trong dạy học 0,5 __________ Hết __________ 3 . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI KÌ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NĂM HỌC 2009 -2 010 Môn: Ngữ văn - Trung học phổ thông HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản. CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần. thành 1,0). II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: ĐÁP ÁN ĐIỂM I. PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN: (7,0 điểm) Câu 1: (1,5 đ) a. Những biểu hiện phong phú và đa dạng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại

Ngày đăng: 13/07/2014, 08:00