Cân đối dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh doc

5 334 0
Cân đối dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cân đối dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em. Làm thế nào để con bạn có thể sống khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể? Viện dinh dưỡng quốc gia đã đưa ra thông điệp dinh dưỡng năm 2011 cho các mẹ tham khảo để chăm sóc “mầm non” của mình. Mỗi tháng trong năm, phụ huynh có thể luân phiên áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau: Tháng 1: Dinh dưỡng phục hồi cho trẻ sau khi mắc bệnh Trẻ sau khi mắc bệnh, sức khỏe giảm sút rõ rệt, nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn. Đồng thời, thường xuyên thay đổi cách chế biến để trẻ ăn ngon miệng. Cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong thời gian 1 tháng. Tận dụng triệt để nguồn sữa mẹ cho trẻ. Cố gắng có thêm sữa trong khẩu phần ăn bổ sung của trẻ. Tháng 2: Thực phẩm ngày Tết Ngày Tết, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ và cho trẻ ăn uống hợp lý, không nên thay đổi quá nhiều chế độ sinh hoạt và ăn uống của trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo và uống nước ngọt. Dùng các thực phẩm tươi sạch để chế biến bữa ăn và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản thức ăn cho trẻ. Tháng 3: Phòng chống thiếu máu, thiếu sắt Người mẹ chuẩn bị mang thai và trong thời kỳ có thai cần uống bổ sung viên sắt hoặc viên đa vi chất. Trong 6 tháng đầu trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn. Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu sắt. Cho trẻ ăn rau xanh và quả chính giúp tăng cường hấp thu sắt. Thực hiện tẩy giun định kỳ cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ. Tháng 4: Cho trẻ ăn bổ sung Bổ sung thức ăn cho trẻ các nhóm thực phẩm sau: Nhóm chất bột: gạo, mì, khoai củ và các sản phẩm chế biến. Nhóm chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu đỗ, cần ưu tiên cho trẻ nguồn đạm động vật hơn. Nhóm chất béo: mỡ, dầu, bơ, vừng, lạc…, cho trẻ ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật. Nhóm vitamin và muối khoáng: rau xanh, quả chín. Cần xay nhỏ, nghiền kỹ cho trẻ ăn cả cái và nước các loại thực phẩm Tháng 5: Vitamin A cho trẻ Vitamin A cần thiết cho sự phát triển và sự sống của trẻ. Thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm phát triển, dễ bị khô mắt và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nên cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin A và caroten. Đồng thời, cho trẻ đi uống vitamin A 2 lần trong năm. Cho thêm 1 thìa mỡ (hoặc dầu) vào bát bột (hay cháo) để giúp trẻ hấp thu tốt vitamin A. Tháng 6: Cân, đo trẻ và theo dõi biểu đồ tăng trưởng Định kỳ cân, đo để theo dõi sự phát triển của trẻ sẽ giúp phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng. Đặc biệt, trẻ suy dinh dưỡng càng cần được cân, đo hàng tháng. Trẻ dưới 2 tuổi cần được cân, đo 3 tháng 1 lần. Khi trẻ có biểu hiện không tăng cân thì cha mẹ nên quan tâm chăm sóc chế độ dinh dưỡng nhiều hơn. Tháng 7: Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy Để phòng tránh mất nước, cần cho trẻ uống oresol pha đúng cách hoặc nước cháo, nước gạo rang… Khi bị tiêu chảy cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường. Không nên bắt trẻ nhịn ăn hay ăn kiêng khi bị tiêu chảy. Tránh sử dụng các thức ăn, nước uống quá mặn hoặc quá ngọt vì gây kéo dài thời gian tiêu chảy. Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần nấu mềm, lỏng và chia làm nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Tháng 8: Chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai cần nhiều loại thức ăn và cần ăn nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai cần được bổ sung viên sắt và axit folic, hoặc viên đa vi chất để phòng chống thiếu máu. Khi có thai người mẹ cần ăn uống tốt để tăng được 9 – 12kg. Bữa ăn của người mẹ cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt và vi chất dinh dưỡng: thịt, cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh, quả chín… Tháng 9: Dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Bữa ăn của trẻ cần đa dạng, nhiều loại thực phẩm và ở tỷ lệ cân đối, thích hợp. Nên có 1 cốc sữa trong khẩu phần ăn của trẻ. Thực hiện giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các trò chơi. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều để tránh thừa cân, béo phì. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình lựa chọn, chế biến bữa ăn cho trẻ. Tháng 10: Phòng tránh thừa cân béo phì cho trẻ Thực hiện dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động để phòng tránh thừa cân – béo phì bởi lẽ bệnh này gắn liền với bệnh tim mạch và đái tháo đường. Hạn chế ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, tăng lượng rau xanh trong khẩu phần để phòng tránh thừa cân - béo phì. Luôn theo dõi và giữ cân nặng ở mức tiêu chuẩn. Tháng 11: Dinh dưỡng cho trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp Khi trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp, không nên bắt trẻ nhịn ăn hay kiêng ăn. Đồng thời, cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều nước hơn khi trẻ sốt cao, tốt nhất là nước rau, quả tươi. Thức ăn cần nấu mềm hơn và chia làm nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Bố trí cho trẻ ăn thêm 1 bữa trong vòng 1 tháng sáu khi khỏi bệnh. Tháng 12: Vitamin A và tẩy giun Phụ huynh nên cho trẻ em trong độ tuổi uống vitamin A 2 lần/năm. Bà mẹ ngay sau khi sinh con cần được uống 01 liều vitamin A liều cao. Tiến hành tẩy giun 2 lần/năm cho trẻ em từ 24 – 60 tháng tuổi. Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống để phòng chống nhiễm giun. Trẻ bị tiêu chảy, viêm đường hô hấp… trong phác đồ điều trị tại cơ sở y tế cần có 01 liều vitamin A liều cao. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin A, có đủ mỡ (hoặc dầu) trong khẩu phần ăn để tăng cường hấp thu vitamin A. . Cân đối dinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em. Làm thế nào để con bạn có thể sống khỏe mạnh, nâng cao. Định kỳ cân, đo để theo dõi sự phát triển của trẻ sẽ giúp phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng. Đặc biệt, trẻ suy dinh dưỡng càng cần được cân, đo hàng tháng. Trẻ dưới 2 tuổi cần được cân, đo 3. lần. Khi trẻ có biểu hiện không tăng cân thì cha mẹ nên quan tâm chăm sóc chế độ dinh dưỡng nhiều hơn. Tháng 7: Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy Để phòng tránh mất nước, cần cho trẻ uống

Ngày đăng: 13/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan