Luận văn tốt nghiệp-khả năng cạnh tranh của công ty dệt may hà nội part8 ppsx

10 375 1
Luận văn tốt nghiệp-khả năng cạnh tranh của công ty dệt may hà nội part8 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 71 ( Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) 4.3 > Chính sách giá cả Ngày nay trên thế giới, cạnh tranh chất lượng sản phẩm, dịch vụ thời gian cung cấp hàng hoá và điều kiện giao hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Nhưng giá cả vẫn có vai trò nhất định thậm chí còn diễn ra gay gắt. Đối với thị trường Việt Nam, thu nhập dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại hàng hoá còn rất thấp thì cạnh tranh bằng chiến lược giá cả vẫ n được coi là vũ khí lợi hại giúp cho các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh. Công ty định giá bán bằng cách cộng thêm mức lãi 10-15% vào tổng chi phí . Giá bán trên thị trường nội địa dựa trên giá thành và giá thị trường. Giá xuất khẩu dựa trên thông tin do VINATEX (Tổng công ty dệt may Việt Nam) cung cấp (ước tính) và chủ yếu từ các khách hàng (như khách hàng Indonesia và ấn Độ) giá tham khảo quốc tế và từ tạp chí ngooại thương nhưng để đưa ra được mức giá xuất chu ẩn thì công ty cần hiểu rõ về giá thành sản xuất, giá thị trường và giá hiện tại đang bán của công ty và giá của các đối thủ cạnh tranh. Hiện tại giá xuất khẩu của công ty thấp hơn giá bán trên thị trường nội địa vì áp lực cạnh tranh giá trên thị trường quốc tế cao mà mạnh nhất là Trung Quốc Xác định rõ vai trò của giá cả, ngoài việc định giá Công ty còn áp dụng các hình thức chiến lược giá cả : Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 72 + Chiến lược ổn định giá + Chiến lược giảm giá + Chiến lược phân biệt giá - Chính sách ổn định giá: sử dụng chiến lược này công ty muốn duy trì cho được mức giá hiện đang bán để một mặt đáp ứng được mục tiêu về tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu và giữ được uy tín cho công ty. Công ty đã áp dụng chiến lược giá ổn định đối với các sản phẩ m của công ty. - Chính sách giảm giá: vào các ngày lễ, tết, các ngày có ý nghĩa trong sinh hoạt chính trị, văn hoá kinh tế của đất nước công ty chủ trương áp dụng hình thức giảm giá, tức là hạ thấp giá bán của doanh nghiệp nhằm lôi kéo sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm dịch vụ của mình. - Chính sách phân biệt giá : Công ty sử dụng chiến lược phân biệt giá theo khối lượng hàng mua và phương thức thanh toán: khách hàng mua số lượng hàng hoá nhiều hay thanh toán nhanh, trả ngay bằng tiền mặt sẽ nhận được sự ưu đãi về giá so với khách hàng khác. Ngoài ra đối với những nhóm khách hàng khác nhau như: khách quen, các đơn vị kinh tế thuộc tổ chức từ thiện, trường học công ty sẽ bán với mức giá ưu đãi hơn. Đối với mỗi sản phẩm công ty đều tiến hành áp dụng linh hoạt cả ba chiến lược giá này. Chẳng hạn đối với sản ph ẩm dệt kim là sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ lệ khá lớn so với toàn bộ kim ngạch xuất khẩu công ty tiến hành áp dụng chính sách giá cả ổn định thường là mức giá bán mà công ty cộng thêm mức lãi 10-15% vào tổng chi phí. Với phẩm sợi là sản phẩm công ty chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, công ty áp dụng chiến lược giảm giá nhằm tác động nên tâm lý của khách hàng trong nước là các doanh nghiệp mua sợi v ề để sản xuất ra vải, việc giảm giá này giúp công ty tăng số lượng sợi bán ra đồng thời lôi kéo được khách hàng tới sản phẩm của mình. Đối với hầu hết các sản phẩm công ty thực hiện chính sách giá phân biệt. Chẳng hạn, đối với sản phẩm khăn, việc bán hàng cho các khách hàng quen lâu năm công ty thường thực hiện giảm giá 5% so với Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 73 các khách hàng khác, và với mỗi phương thức thanh toán khác nhau, mỗi luợng hàng mua khác nhau công ty lại có một sự ưu đãi khác nhau về giá. Với các chính sách giá linh hoạt này giúp công ty khắc phục phần nào sự yếu hơn trong cạnh tranh về giá so với đối thủ khác ở trong và ngoài nước đồng thời tạo được một luợng doanh thu ổn định, duy trì được các bạn hàng truyền thống và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. 4.4> Chính sách sản phẩm Có thể nói đây là chính sách quan trọng hàng đầu trong chiến lược Marketing của công ty. Từ những tìm hiểu về thị trường, công ty thiết kế và tạo mẫu kiểu dáng quần áo, mẫu thêu, nhu cầu về loại sợi. Sau đó công ty cho sản xuất thử mỗi lô tối đa là 500 sản phẩm. Bước tiếp theo, công ty tung ra thị trường những loại sản phẩm này để tìm thông tin phản hồi từ khách hàng thông qua các nhân viên tiếp thị lành ngh ề. Từ đó sẽ có quyết định sản xuất tiếp hay không và nếu tiếp tục sản xuất thì với số lượng là bao nhiêu. Để phát triển các sản phẩm của mình. Công ty đã áp dụng biên pháp sau: Thiết kế mẫu mới: trong điều kiện kinh doanh mang tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì điều tất yếu là nếu công ty không đưa ra những sản phẩm mới mà chỉ dựa vào nh ững sản phẩm truyền thống thì chắc chắn sẽ đi tới thất bại. Lí do là mong muốn và nhu cầu của người mua không ổn định cho nên chu kỳ sống của sản phẩm cũng bị rút ngắn theo. Tuy nhiên việc thiết kế mẫu mới là một công việc rất khó thực hiện và mang lại rủi ro cao. Nhận thức được tầm quan trọng của công việc này, năm 1997 qua nghiên cứu thị trườ ng trong nước, công ty đã phải đi đến sản xuất sản phẩm mới: đó là sợi cotton chải kỹ và sợi Peco chải kỹ có chất Parajin với các tỉ lệ trộn khác nhau để tung vào thị trường phía Nam đặc biệt là thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều xí nghiệp dệt may có nhu cầu sử dụng loại sản phẩm này. Bảng12: Danh mục mặt hàng sợi của công ty dệ t may Hà Nội (2002). STT Sản phẩm sợi STT Sản phẩm sợi Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 74 1 Ne 45 PE 14 Ne 45 PE 100% 2 Ne 40 PE 15 Ne 45.83/17 chải thô 3 Ne 30 PE 16 Ne 30.83/17 chải thô 4 Ne 32 cotton chải thô 17 Ne 30.65/35 chải thô 5 Ne 32 cotton chải kỹ 18 Ne 20.65/35 chải thô 6 Ne 20 cotton chải thô 19 Ne 10 PE 7 Ne 20 cotton chải kỹ 20 Ne 32/2.65/35 8 Ne 30 cotton chải thô 21 Ne 40/2.65/35 chải kỹ 9 Ne 60.65/35 chải kỹ 22 Ne 42/2.65/35 dệt kim 10 Ne 45.65/35 chải kỹ 23 Ne 60/2.65/35 chải kỹ 11 Ne 23 cotton chải thô 24 Ne32/2 cotton chải thô 12 Ne 32.65/35 chải kỹ 25 Ne 20/2 cotton chải thô 13 Ne 30.65/35 chải kỹ (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Trước năm 1997, sản phẩm sợi của công ty chủ yếu là các sản phẩm cotton chải thô và Peco chải thô. Cùng với việc nghiên cứu nhu cầu thị trường , từ năm1997 đến nay công ty đã đưa ra thị trường các sản phẩm Peco chải kỹ và cotton chải kỹ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Mặc dù sản phẩm sợi chủ yếu là kinh doanh trên thị trường nội địa nhưng sức cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ trong nước là khá cao. So sánh chủng loại sản phẩm sợi của công ty với công ty dệt 8/3 thì công ty dệt 8/3 chỉ có 18 chủng loại sản phẩm sợi trong đó có 8 chủng loại sợi PE (N12, N34, N36, N54, N71, N76, N81, N86, N100) và 8 chủng loại sợi cotton với các ký hiệu tương tự. Với việc đa dạng hoá chủng loại s ản phẩm sợi giúp cho công ty tăng doanh thu từ đó tăng lợi nhuận và có thêm được nhiều bạn hàng mới kể cả ở trong nước và ngoài nước Sao chép sản phẩm xuất khẩu và bán ở thị trường nội địa. Đây là một biện pháp có thể khắc phục được nhược điểm của phương án trên. Vì công ty không phải mất thêm chi phí và thời gian vào thiết kế mẫu mới cho nên khả năng rủ i ro Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 75 ở đây là rất thấp. Hơn nữa đây là những sản phẩm xuất khẩu đang được chấp nhận trên thị trường quốc tế cho nên kiểu dáng mẫu mã rất phù hợp với trào lưu hiện đại. Từ đó làm cho khả năng thành công trên thị trường nội địa là rất lớn. Nghiên cứu tạo mốt (model) trên thế giới: dựa vào kiểu dáng của những nhà tạo mố t nước ngoài, công ty đưa ra những mẫu phù hợp với khả năng của mình để tạo ra chính sách về sản phẩm mới. Trong năm 1997 công ty đã dựa vào thị trường các kiểu áo mang nhãn hiệu Poloshirt, Navy, Big-star Đây là biện pháp khá đơn giản và tiết kiệm cho khâu thiết kế nhưng nó cũng chỉ là một biện pháp trước mắt chứ không mang tính chiến lược lâu dài . 4.5> Chính sách chất lượng Trong cơ chế thị trường biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển các nhà sản xuất phải có khả năng quản lý và tổ chức hiệu quả những sản phẩm có chất lượng cao bằng con đường kinh tế nhất.Vì lẽ đó Công ty Hanosimex luôn đề ra mục tiêu “Đảm bảo chất lượng sản phẩm và những đã điều cam kết vớ i khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Công ty’’. Để đạt được mục tiêu này Công ty đã xây dựng chính sách chất lượng nhằm : - Thoã mãn nhu cầu của khách hàng. - Tiết kiệm chi phí . - Phát huy mọi nội lực của doanh nghiệp .Đặc biệt là yếu tố con người - Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . Hiện nay công ty có các qui trình kỹ thuật được qui định bằng văn bản cho m ỗi loại sản phẩm và phòng kỹ thuật đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn cho mỗi loại sản phẩm. Công ty cũng đã nhận được chứng chỉ ISO cho nhiều nhà máy, trung tâm thí nghiệm và kiểm soát chất lượng. Bảng 13; Danh sách nhà máy đã có chứng nhận ISO 9002 (2002) Tên nhà máy Chứng nhận ISO Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 76 Hanosimex Đã có chứng chỉ Nhuộm , dệt kim . hoàn tất Đã có chứng chỉ Nhà Máy May số 1 Đã có chứng chỉ Nhà Máy May số 2 Đã có chứng chỉ Nhà Máy May số 3 Đã có chứng chỉ Nhà Máy May Sợi tại Hà Nội Đã có chứng chỉ Nhà Máy Vải Denim Đang thực hiện Nhà Máy May Đông Mỹ Đang thực hiện Nhà Máy Khăn Hà Đông Đang thực hiện Nhà Máy Sợi Vinh Đang thực hiện Trung Tâm Thí Nghiệm Kiểm Soát Chất Lượng Đã có chứng chỉ (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường) Tuy nhiên công ty vẫn còn một số điều cần khắc phục: số liệu được ghi chép thủ công, không thuận tiện và cản trở việc thực hiện những phân tích về xu hướng để có thể đưa ra những biện pháp cho các vấn đề chất lượng mang tính hệ thống; các phòng thí nghiệm tại các nhà máy không thuộc sự quản lý của Trung tâm kiểm soát chất lượng và không đượ c trang bị giống như phòng thí nghiệm của trung tâm. Nếu hệ thống kiểm soát chất lượng và hỗ trợ quản lý có thể mở rộng hơn nữa so với việc theo dõi để tối ưu hoá các hoạt động thì Hanosimex sẽ có thể là một nhà sản xuất sản phẩm chất lượng cao trên thị trường thế giới. III ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 1. Những thành tựu. Công ty dệt may Hà Nội (HANOISIMEX) đã có 20 năm làm công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới. Sự thông thạo thị trường, uy tín quốc tế lâu năm, quan hệ bạn hàng mật thiết và có kinh nghiệm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 77 trong giao dịch, cộng với chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng là những lợi thế hết sức căn bản cho công ty trong việc đẩy mạnh và phát triển công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Công ty đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng cơ chế và quy chế khen thưởng khuyến khích xuất khẩu. Do có sự chỉ đạo sát sao của công ty nên hoạt động kinh doanh xuất nhậ p khẩu luôn luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Công ty có chính sách ưu tiên trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình rõ ràng, dành những chi phí hợp lý và cần thiết cho đào tạo. Công ty đã phát triển mạng lưói phân phối rộng khắp nhằm xây dựng hình ảnh cuả công ty tại thị trường trong nước và tăng mức xuất khẩu của công ty ở thị trường nước ngoài. Công ty đã áp dụng các chiến lược giá c ả một cách linh hoạt nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty. Cùng với việc được cấp chứng chỉ ISO 9002, công ty cố gắng phấn đấu để có thể đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn của mỗi thị trường nơi công ty xuất khẩu hàng hoá. Đây cũng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của công ty. Với chính sách này giúp thị trường xuất khẩu của công ty ngày càng m ở rộng, đặc biệt là các thị trường lớn, ổn định và hứa hẹn một tương lai sáng lạn của công ty như UE, Mỹ Nhật. Công ty đã tiến hành nghiên cứu sáng tạo nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Cùng với các hoạt động quảng cáo khuyếch trương sản phẩm đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm c ủa công ty. Trong những năm qua, Công ty dệt may Hà Nội luôn là một trong những doanh nghiệp hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, công ty luôn luôn quan tâm tới các cán bộ công nhân viên của mình bởi chính họ là người làm nên thành công của doanh nghiệp, thể hiện qua mức lương đảm bảo mức sống cho mỗi người. Mức thu nhập của CBCNV công ty Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 78 không ngừng được cải thiện. Không những ở Hà Nội mà các khu vực khác của công ty cũng có sự gia tăng đáng khích lệ. Đây chính là một động lực thúc đẩy các thành viên trong công ty phấn khởi, tin tưởng vào sự thành công của công ty hiện tại và tương lai. 2 Những mặt còn tồn tại. Trong những năm qua, công ty dệt may Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong cạnh tranh ở ngành dệt may và đã thành công đáng kể không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được công ty cồn tồn tai một số mặt hạn chế sau: Thứ nhất: Việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản cố định chưa hiệu quả gây lãng phí và thất thoát làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Thứ hai : Công tác nghiên cứu, quản lý thị trường chưa được quan tâm đầy đủ, chưa có nhũng cải tiến đáng kể về công nghệ sản xuất, đầu tư cho hoạt động khuếch trương sản phẩm. Thứ ba : Giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh về giá cả công ty so với các đối thủ trong và ngoài nước còn yếu Thứ tư: Công tác thiết kế mẫu mốt, thời trang của công ty còn yếu, công ty không có phòng thiết kế mẫu riêng mà chủ yếu làm hàng theo đơn đặt hàng của bạn hàng, dẫn đến không có mẫu nhiều, đa dạng để chào bán trên thị trường nước ngoài, do vậy hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là do phía bạn hàng đặt hàng( mẫu đối mẫu ) mà chưa có mặt hàng chào hàng chủ động. Thứ năm : Do trang thiết bị của công ty còn khá lạc hậu so với nhu cầu ngày càng nâng lên của khách hàng, dẫn đến việc phải làm đi làm lại, thậm chí không ký kết được hợp đồng do năng lực có hạn (nhất là năng lực nhuộm hoàn tất rất yếu). Trên đây là một số mặt còn hạn chế của công ty tuy rằng quy trình xuất khẩu của công ty đã khá hoàn thiện. Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiệ n Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 79 nay, việc không ngừng nâng cao quy trình xuất khẩu của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế là điều mà các doanh nghiệp đều quan tâm và cố gắng đạt được trong thời gian sớm nhất. 3.Nguyên nhân. - Công ty chưa đầu tư đúng mức tới khâu quan trọng đó là khâu thiết kế, kiểu dáng vẫn còn đơn điệu, mầu sắc kích cỡ chưa đa dạng phong phú chưa phù hợp với mọ i lứa tuổi. - Ý thức của người lao động chưa cao dẫn đến làm việc kém hiệu quả, năng xuất lao động thấp, tỉ lệ sản phẩm sai hỏng cao. - Công ty còn hạn chế trong chính sách đa dạng hoá sản phẩm, không đi sâu nghiên cứu thị trường mộ t cách đích đáng. - Máy móc thiết bị còn lạc hậu,chắp vá cơ sở vật chất kỹ thuậ t còn yếu kém - Nguyên vật liệu chính của công ty lại phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Do vậy công ty không linh hoạt trong chính sách phát triển để phù hợp với từng lứa tuổi, từng thị trường. - Cơ cấu vốn không hợp lý cùng với lãi suất ngân hàng và mức thếu động viên vào ngân sách còn quá lớn đã không khuyến khichs sản xuất, làm cho chi phí gián tiếp tăng cao. Nhiều khi doanh nghiệp bí các nguồn vốn trung và dài hạn đã ph ải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư. Lãi suất cao thời gian vay ngắn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và cáckế hoạch đầu tư dài hạn của công ty. - Khả năng sáng tạo mẫu mốt của công ty còn yếu kém. Một sản phẩm sau khi đưa ra thị trường lại được duy trì trên thị trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán s ản phẩm đó doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Công ty chưa nắm bắt rõ được chu kỳ sống của sản phẩm. - Trong hoạt động kinh doanh XNK công ty phải nhập đa số nguyên vật liệu (NVL) từ nước ngoài. Việc nhập khẩu NVL này công ty phải tiến hành đóng thuế nhập khẩu. Mặc dù, sau khi hoàn tất hoạt động xuất khẩu các sản phẩm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Hạnh QTKDQT41A 80 được sản xuất bằng NVL đó thì công ty được hoàn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, thời gian từ khi nộp thuế đến khi hoàn thuế là khá dài, điều này ảnh hưởng tới việc sử dụng nguồn vốn của công ty một cách hiệu quả. CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ . ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 1. Những thành tựu. Công ty dệt may Hà Nội (HANOISIMEX) đã có 20 năm làm công tác xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra. phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh về giá cả công ty so với các đối thủ trong và ngoài nước còn yếu Thứ tư: Công tác thiết kế mẫu mốt, thời trang của công ty còn yếu, công ty không có phòng. khả năng cạnh tranh của sản phẩm công ty. Cùng với việc được cấp chứng chỉ ISO 9002, công ty cố gắng phấn đấu để có thể đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn của mỗi thị trường nơi công ty xuất

Ngày đăng: 13/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan