Cách chữa triệu chứng sốt Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng Sốt là một triệu chứng thường thấy, nhất là ở trẻ em. Tuy vậy, nhiều người cho rằng sốt rất đáng sợ và hễ sốt là phải chữa ngay. Điều này không hẳn đúng. Sốt là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng. Cơ thể chúng ta tự động tăng nhiệt độ lên để chống lại nhiễm trùng, làm cho vi trùng hay siêu vi không sống được. Do đó, phải coi triệu chứng sốt là một dấu hiệu tốt vì cơ thể đang chống bệnh. Chính căn bệnh mới là nguy hiểm, còn sốt tự nó không phải là một điều nguy hiểm. Chúng ta thường chữa sốt là để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn vì khi sốt ta thấy tim đập mạnh, nhịp thở tăng lên, môi khô, khát nước rất khó chịu. Khi uống thuốc giảm sốt, các triệu chứng này giảm đi khiến ta thấy dễ chịu hơn. Nếu nhiệt độ không quá cao - ví dụ như cao hơn 102 độ F - làm ta khó chịu, không cần phải uống thuốc chữa sốt. Ngoài ra, sốt ở mỗi tuổi có thể có ý nghĩa khác nhau. Do đó, bạn nên theo bảng chỉ dẫn dưới đây khi muốn chữa sốt. Trẻ em -Từ sơ sinh đến 3 tháng: Sốt là khi nhiệt độ đo ở hậu môn lên tới 100.4 độ F (38 độ C) hay hơn. Cần gọi bác sĩ của bé ngay dù bé chưa có triệu chứng nào khác vì đây có thể là trường hợp nhiễm trùng nặng của trẻ sơ sinh. Không nên tự động cho uống thuốc giảm sốt. -Từ 3 tới 24 tháng: Nếu nhiệt độ đo ở hậu môn dưới 102 độ F (38.9 độ C), chỉ cần cho nằm nghỉ và uống nhiều chất lỏng. Không cần cho uống thuốc. Nếu em có vẻ lờ đờ hay bứt rứt quá độ, nên gọi bác sĩ. Nếu nhiệt độ là 102 độ F hay cao hơn: Có thể cho uống thuốc giảm sốt như acetaminophen (Tylenol hay các hiệu khác). Nếu em lớn hơn 6 tháng, có thể dùng ibuprofen (Motrin, Advil hay các hiệu khác). Đọc kỹ nhãn hiệu để cho uống đúng liều. Nên mua loại chỉ chứa 1 thứ thuốc, tránh mua loại có 2 hay 3 thứ thuốc trong 1 chai. (thí dụ Tylenol cold ). Không cho trẻ dưới 18 tuổi uống thuốc aspirin. Gọi bác sĩ nếu sốt không giảm chút nào sau khi uống thuốc hay kéo dài quá 1 ngày. -Từ 2 tới 18 tuổi: Cũng vậy, nếu nhiệt độ đo ở miệng dưới 102 độ F, không cần cho uống thuốc, chỉ cần uống nhiều chất lỏng và nằm nghỉ. Nếu em có vẻ lờ đờ hay bứt rứt quá độ, nên gọi bác sĩ. Nếu nhiệt độ cao hơn 102 độ F, cho uống thuốc giảm sốt như acetaminophen (Tylenol hay các hiệu khác) hay ibuprofen (Motrin, Advil hay các hiệu khác). Đọc kỹ nhãn hiệu để cho uống đúng liều. Nên mua loại chỉ chứa 1 thứ thuốc, tránh mua loại có 2 hay 3 thứ thuốc trong 1 chai. (thí dụ Tylenol cold ). Không cho trẻ dưới 18 tuổi uống thuốc aspirin. Gọi bác sĩ nếu sốt không giảm chút nào sau khi uống thuốc hay kéo dài quá 3 ngày. Người lớn -Người lớn trên 18 tuổi: Nếu nhiệt độ đo ở miệng dưới 102 độ F thì không cần uống thuốc. Nên nằm nghỉ và uống nhiều chất lỏng. Nếu thấy quá khó chịu, cổ bị cứng, nhức đầu nhiều hau những triệu chứng khác thường, nên gọi bác sĩ. Nếu nhiệt độ ở miệng cao hơn 102 độ F, có thể uống acetaminophaen hay ibuprofen (như trên). Đọc kỹ nhãn hiệu để uống đúng liều. Gọi bác sĩ nếu sốt không giảm bớt sau khi uống thuốc, luôn luôn cao hơn 103 độ F (39.4 độ C), hoặc kéo dài quá 3 ngày. . Cách chữa triệu chứng sốt Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng Sốt là một triệu chứng thường thấy, nhất là ở trẻ em. Tuy vậy, nhiều người cho rằng sốt rất đáng sợ và hễ sốt. đó, phải coi triệu chứng sốt là một dấu hiệu tốt vì cơ thể đang chống bệnh. Chính căn bệnh mới là nguy hiểm, còn sốt tự nó không phải là một điều nguy hiểm. Chúng ta thường chữa sốt là để cơ. phải uống thuốc chữa sốt. Ngoài ra, sốt ở mỗi tuổi có thể có ý nghĩa khác nhau. Do đó, bạn nên theo bảng chỉ dẫn dưới đây khi muốn chữa sốt. Trẻ em -Từ sơ sinh đến 3 tháng: Sốt là khi nhiệt