1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐêTS- ĐA CĐ Văn Khối C,D 2010 -BGD

4 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63 KB

Nội dung

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C, D PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Câu II (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trinh Chuẩn (5.0 điểm) Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm viết: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi” Thời gian đằng đẳng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.118 – 119) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải) để làm rõ lời bình luận của người kể chuyện: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng” (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82) BÀI GIẢI GỢI Ý Câu I. Nhận xét về “cái tôi” trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu : Xuân Diệu (1916 – 1985) là “ông Hoàng của thơ ca tình yêu” và là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (theo Hoài Thanh) trước Cách mạng tháng Tám đã mang đến cho thơ ca dân tộc một “cái tôi” trữ tình mới lạ, độc đáo : “Tôi là Một, là Riêng, là Thứ nhất” (Xuân Diệu). “Cái tôi trữ tình” ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ Vội vàng: - “Cái tôi trữ tình” như ông Hoàng ngạo nghễ với khát vọng sống mãnh liệt. - “Cái tôi trữ tình” tràn đầy mộng mơ nhưng rất chân thực, thắm thiết với mùa xuân cuộc đời, hạnh phúc trần thế. - “Cái tôi trữ tình” vừa cô đơn, chán nản, vừa yêu đời say đắm, cuống quýt, vội vàng, thật dữ dội. Đó là một “cái tôi trữ tình” sáng ngời giá trị nhân văn trong thơ ca hiện đại. Câu II. Văn bản phải đáp ứng các yêu cầu của đề bài về tính chất (văn bản), về độ dài (600 từ), về nội dung (suy nghĩ về mối quan hệ giữa tài và đức). Thí sinh có thể trình bày nội dung theo những cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý: - Giải thích khái niệm: + Tài: tài năng, năng lực, kỹ năng kỹ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả của nhiều yếu tố : năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc. + Đức: đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, học tập trong gia đình, nhà trường xã hội, công phu trau dồi, tu dưỡng bản thân được soi sáng bởi một lý tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp. - Nghị luận mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức: + Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục. Nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp). + Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc. + Đức và tài có quan hệ gắn bó nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được sợi dây níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng. + Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ chủ tịch cũng từng nói : có tài mà không có đức thì vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia. - Bài học được rút ra: + Về nhận thức: thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa tài và đức; ngày nay, tài là kỹ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc. + Về tình cảm: tình cảm làm cơ sở cho sự rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng cho đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người. + Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay. CÂU III.a. 1/ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm chống Mĩ – thế hệ có những đóng góp nổi bật vào thơ ca Việt Nam những năm này, đã đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình mới mẻ của tuổi trẻ. - Trong thơ thời chống Mĩ, chủ đề Đất nước vốn là chủ đề bao trùm. Những cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thời kỳ này có những nét riêng biệt mang dấu ấn của sự trải nghiệm bằng chính cuộc sống của mình. 2/ Cảm nhận về Đất Nước: - Đoạn thơ về Đất Nước bắt đầu một cách rất bình dị, tạo một sự gần gũi, thân thiết mà không bắt đầu một cách trang trọng - Tiếp đó là sự cảm nhận Đất nước từ các phương diện địa lý – lịch sử. Tác giả khai thác các thành tố của Đất nước. Việc tìm về từ gốc của từ Đất nước là để khai thác cách quan niệm có nét riêng biệt của dân tộc ta về khái niệm này. - Nhưng ở đây, tư duy nghệ thuật cho phép cách phân tích và cảm nhận theo các phương diện không gian và thời gian, địa lý và lịch sử (Thời gian đằng đẳng – Không gian mênh mông). Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt Nam. Về mặt không gian địa lí, Đất nước không chỉ là núi sông, rừng bể (con chim Phượng Hoàng… con cá Ngư Ông,…) mà còn là cái không gian rất gần gũi với cuộc sống mỗi người. “Đất là nơi anh đến trường, Nước là nơi em tắm Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” – Và cũng là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ. - Nguyễn Khoa Điềm đã tập trung cảm nhận về nguồn cội của Đất nước: một dân tộc cao quý “cha rồng, mẹ tiên” thể hiện niềm tự hào dân tộc. Tác giả đã mượn truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ để nói lên bề dày lịch sử và tình cảm thiêng liêng về dân tộc – đất nước. Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố của ca dao, truyền thuyết dân gian. Có lúc lấy lại từng phần của câu ca dao, nhưng phần nhiều là sử dụng ý, hình ảnh tạo nên hình tượng thơ mới, vừa gần gũi vừa mới mẻ (Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…) Ở trên chiều rộng của không gian địa lí và chiều dài của thời gian lịch sử, Đất nước được cảm nhận như sự thống nhất các phương diện văn hóa, truyền thống, phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng… - Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về Đất Nước qua cái nhìn tổng hợp nhiều chiều: chiều dài của thời gian - lịch sử, chiều rộng của không gian – địa lý và chiều sâu của truyền thống văn hóa dân tộc, mỗi chi tiết thơ, hình ảnh thơ vừa gần gũi đời thường vừa thắm đẫm chất liệu văn hóa dân gian, đều mang cả 3 bình diện trên và để sau này qui chiếu về tư tưởng cốt lõi: “Đất Nước của nhân dân, của ca dao thần thoại”. Hình thức nghệ thuật điệp từ “là nơi” (chín lần trong mười ba câu thơ ngắn) đã góp phần nhấn mạnh ý nghĩa thiêng liêng, nguồn cội của Đất Nước. 3/ Tổng kết : - Cái riêng biệt, độc đáo của đoạn thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về Đất nước trong một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn, mang đậm tư tưởng nhân dân, sử dụng phong phú các yếu tố của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo. Tác giả đã dùng những hình ảnh rất bình dị, quen thuộc nhưng thơ mộng và đẹp đẽ. Câu III.b. 1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm, đoạn văn trữ tình ngoại đề: - Nguyễn Khải là nhà văn xông xáo, nhạy bén với những vấn đề thời sự, có khả năng phân tích tâm lí sắc sảo; ở giai đoạn đổi mới, ông đặc biệt quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường; giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm. - Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải giai đoạn đổi mới, thể hiện những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền. - Câu trữ tình ngoại đề (lời bình luận) với cách so sánh độc đáo và chứa chan tình cảm trân trọng. 2. Về nét đẹp trong nhân cách Hiền : - Không thuộc kiểu người xuất chúng, bà Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng rất đậm cốt cách Hà Nội. Đó là sự nhuần nhuyễn giữa nét đẹp riêng của đất kinh kì với phẩm chất chung của một người Việt (giản dị mà lịch lãm, thiết thực mà sang trọng, cần mẫn mà tài hoa, chân thực mà tinh tế sâu sắc…). - Phẩm chất bền vững thuộc về đạo lí làm người muôn đời chính là căn cốt giúp bà Hiền có thể sống tốt, sống đẹp ở mọi thời, trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội, dù thời cuộc có lúc thăng trầm (khôn ngoan mà tự trọng, thức thời mà chu đáo, linh hoạt mà trung thực, đôn hậu mà bản lĩnh, trọn vẹn cả việc nước việc nhà…). 3. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh : - Hạt bụi vàng là hình ảnh của một sự vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu. Nhiều hạt bụi vàng như thế hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến. - Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được sự gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng; chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả. Hình ảnh ấy giúp Nguyễn Khải cô đúc được toàn bộ phẩm chất phong phú của nhân vật vào một chi tiết nhỏ nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, gây ấn tượng sâu đậm đối với người đọc. - Câu trữ tình ngoại đề đã khái quát được vẻ đẹp trong cách nghĩ, cách làm, cách sống của một người Hà Nội. Nguyễn Hữu Dương, Trần Hồng Đương (Trung tâm BDVH và LTĐH Vĩnh Viễn) . ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C, D PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Anh/chị hãy nhận. là một “cái tôi trữ tình” sáng ngời giá trị nhân văn trong thơ ca hiện đại. Câu II. Văn bản phải đáp ứng các yêu cầu của đề bài về tính chất (văn bản), về độ dài (600 từ), về nội dung (suy nghĩ. của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo. Tác giả đã dùng những hình ảnh rất bình dị, quen thuộc nhưng thơ mộng và đẹp đẽ. Câu III.b. 1. Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm, đoạn văn

Ngày đăng: 13/07/2014, 07:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w