Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
153,81 KB
Nội dung
Những Điều Cần Biết Về Multiple Myeloma Bác sĩ Trần Lý Lê, Chuyên Khoa Nội Thương và Khảo Cứu Ung Thư Tài liệu của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ Multiple Myeloma là một loại ung thư bắt nguồn từ plasma cell, một loại tế bào bạch cầu, còn có tên là plasma cell myeloma. Mỗi năm taị Hoa Kỳ có khoảng 20 ngàn bệnh nhân mới. Mọi tế bào máu bắt nguồn từ những tế bào trong tủy gọi là tế bào gốc (stem cells). Tủy nằm tại trung tâm của các xương trong cơ thể. Tế bào gốc trưởng thành (mature) và trở nên những loại tế bào máu khác nhau, mỗi loại tế bào máu làm một công việc đặc biệt: - Bạch cầu: giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Có nhiều loại bạch cầu. - Hồng cầu: đưa dưỡng khí (oxy) đến mọi mô trong cơ thể. - Tiểu cầu: giúp máu đông khi chảy máu. Tế bào Plasma là một loại bạch cầu tạo ra kháng thể (kháng tố, antibody). Kháng thể là thành phần chính trong hệ đề kháng (immune system) giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Mỗi loại tế bào plasma tiết ra một thứ kháng thể khác nhau. Tế bào Myeloma Myeloma, như những loại ung thư khác, xuất phát từ tế bào. Bình thường, tế bào sinh trưởng, tạo ra tế bào mới khi cần thiết. Khi tế bào già lão, chết, và được thay thế bởi tế bào mới. Sự tuần hoàn có thứ tự này thay đổi khi bị ung thư. Tế bào mới được sinh sản khi cơ thể không cần đến, tế bào già lão không chết, cứ tiếp tục sống. Những tế bào dư thừa này tạo thành một khối u gọi là bướu. Myeloma bắt đầu khi tế bào plasma trở nên bất thường. Những tế bào bất thường sinh sản tạo ra những tế bào mới, cũng bất thường như tế bào mẹ, càng lúc, cơ thể càng có nhiều tế bào bất thường khi những tế bào này tiếp tục sinh sản. Những tế bào plasma bất thường được gọi là tế bào myeloma. Khi tế bào myeloma sinh sản quá mức trong tủy xương, sẽ chiếm chỗ của những tế bào máu khác. Tế bào myeloma cũng tích tụ tại những phần đặc khác của xương, ngoài tủy xương. Chứng ung thư này được gọi là multiple myeloma vì chứng bệnh ảnh hưởng đến nhiều xương; khi tế bào myeloma tích tụ trong một xương, khối u này gọi là plasmacytoma. Tế bào myeloma tạo ra những kháng thể gọi là M protein và những protein khác. Các protein này tích tụ trong máu, nước tiểu và các bộ phận. Những yếu tố gia tăng tỷ lệ multiple myeloma (risk factor): Dù chưa khẳng định được những nguyên nhân gây ra chứng ung thư này, Y học đã nhận ra những yếu tố có thể làm gia tăng tỷ lệ multiple myeloma: - Tuổi tác: Tuổi 65 trở lên có tỷ lệ ung thư multiple myeloma cao hơn, hiếm thấy ở tuổi dưới 35. - Chủng tộc: tỷ lệ ung thư cao nhất ở những người da đen, và thấp nhất ở những người Á Châu. - Giới tính: nam phái có tỷ lệ bệnh cao hơn nữ phái. - Đã bị bệnh monoclonal gammopathy of undetermined significance (MGUS): Chứng MGUS xảy ra khi tế bào plasma bất thường tạo ra một lượng kháng thể M protein thấp; chứng bệnh này thường không gây nguy hiểm nhưng gia tăng tỷ lệ multiple myeloma. Hiện nay, bác sĩ chỉ theo dõi và thử máu để đo lượng M protein và chữa trị khi triệu chứng xuất hiện. - Có thân nhân bị Multiple Myeloma sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn. Chưa có tài liệu nào khẳng định được những yếu tố khác như phóng xạ, thuốc khai quang, thuốc nhuộm tóc, vài loại siêu vi khuẩn, di thể, chứng mập phì có làm gia tăng tỷ lệ ung thư multiple myeloma hay không. Triệu chứng Những triệu chứng thông thường gồm có: - Gãy xương, thường gãy xương sống - Đau đớn trong xương, thường là đau lưng, ngực - Yếu đuối, mệt mỏi - Khát nước trầm trọng - Nóng sốt, bị nhiễm trùng thường xuyên - Xuống ký - Buồn nôn hoặc táo bón - Đi tiểu nhiều lần Những triệu chứng này có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa hẳn là do ung thư. Tuy nhiên, khi có những triệu chứng này, cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân. Chẩn bệnh Đôi khi bác sĩ nhận ra bệnh multiple myeloma qua việc thử máu, nhưng thông thường, bác sĩ tìm ra bệnh qua hình quang tuyến tìm dấu vết của xương gãy. Ngoài việc khám bệnh và tìm hiểu bệnh sử, bác sĩ có thể dùng những cách chẩn bệnh sau: 1. Thử máu: tìm sự bất thường và số lượng của các loại tế bào máu. Myeloma tạo ra một lượng tế bào plasma cao và một lượng calcium cao. Hầu hết bệnh nhân bị thiếu máu (giảm hồng cầu). Myeloma cũng tạo ra nhiều protein với một số lượng cao, M protein, beta-2-microglobulin, và những loại protein khác. 2. Thử nước tiểu: đo lượng Bence Jones protein (một loại M protein) trong nước tiểu qua 24 tiếng đồng hồ. Khi lượng Bence Jones protein lên cao, gây nghẽn mạch máu; bác sĩ sẽ cần theo dõi tình trạng hoạt động của thận vì bệnh nhân có nguy cơ thận suy. 3. Quang tuyến: tìm xương gãy hoặc những dấu hiệu của xương bị mỏng (bone thinning). 4. Sinh thiết: bác sĩ trích mô để tìm tế bào ung thư, bác sĩ rút tủy qua xương hông hoặc những xương lớn khác. Bác sĩ lấy tủy qua hai cách: a) Rút tủy (bone marow aspiration): bác sĩ dùng kim nhỏ để hút tủy từ xương hông qua mông, hoặc, b) Sinh thiết (bone marow biopsy): bác sĩ dùng kim lớn để khoan ra một mảnh xương và rút tủy cùng lúc. Bác sĩ Bệnh Lý thẩm định các mẫu tế bào tìm myeloma. Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết): - Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao? - Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô? - Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không? -Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng? - Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu? - Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và bao giờ? Định kỳ ung thư Sau khi chẩn bệnh, bác sĩ cần định kỳ ung thư trước khi hoạch định cách chữa trị, ngoài thử máu đo lượng các protein như albumin, beta-2- microglobulin, bác sĩ có thể cần dùng thêm những cách thử nghiệm khác như CT scan, MRI hoặc chụp quang tuyến tất cả mọi xương trong cơ thể (bone survey). Multiple myeloma có 4 thời kỳ (giai đoạn): "smoldering" (chưa có triệu chứng dù tế bào myeloma đã xuất hiện), I, II hoặc III. Việc định kỳ tùy theo ảnh hưởng đến xương hoặc thận. Giai đoạn I khi có triệu chứng như hoại xương. Giai đoạn II hoặc III trầm trọng hơn và nhiều tế bào myeloma đã xuất hiện trong cơ thể. Chữa trị Chứng Multiple Myeloma có nhiều cách chữa trị: Theo dõi & chờ đợi (watchful waiting), chữa trị "khởi đầu" (induction therapy) và ghép tế bào gốc. Đôi khi bác sĩ dùng chung nhiều cách chữa trị. Xạ trị có thể được dùng để trị nhức xương, dùng riêng hoặc dung chung với các cách chữa trị khác. Cách chữa thường tùy thuộc vào thời kỳ cũng như triệu chứng của ung thư. Nếu bệnh nhân bị multiple myeloma mà không có triệu chứng nào (smoldering myeloma), bác sĩ có thể không chữa trị ngoài việc theo dõi bệnh trạng thường xuyên. Nếu bệnh nhân có triệu chứng, bác sĩ có thể bắt đầu việc chữa trị "khởi đầu" (induction therapy) và đôi khi tiếp tục với cách ghép tế bào gốc. Hiện nay, các cách chữa trị chứng multiple myeloma giúp bệnh nhân cầm cự chịu đựng các triệu chứng của bệnh tật, chưa hoàn toàn chữa dứt chứng bệnh, vì thế bác sĩ có thể giới thiệu những cuộc thử nghiệm lâm sàng (clinical trial). Trong bất cứ thời kỳ nào của ung thư, bác sĩ cũng có thể dùng những cách chữa phụ, giảm đau, giúp bệnh nhân dễ chịu gọi là supportive care. Nên thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ và việc chữa trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày ra sao. Hóa chất và xạ trị thường gây hư hoại các tế bào bình thường nên phản ứng phụ thường xảy ra. Phản ứng phụ không đồng nhất cho mọi người, và có thể thay đổi từ lần chữa trị này sang lần chữa trị khác. Trước khi bắt đầu bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng về việc trị liệu và phản ứng phụ có thể xảy ra, và cách tiết giảm. Bác sĩ có thể giới thiệu quý vị đến một chuyên viên, hoặc quý vị có thể nhờ bác sĩ giới thiệu đến chuyên viên. Những chuyên viên chữa trị ung thư Multiple Myeloma bao gồm bác sĩ chuyên khoa về máu (hematologist), bác sĩ chuyên khoa ung thư, bác sĩ xạ trị ung thư hoặc bao gồm cả chuyên viên điều dưỡng về ung thư và dinh dưỡng. Trước khi chữa trị, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ những câu hỏi sau: - Chứng bệnh của tôi ở thời kỳ nào? - Thận có bị ảnh hưởng không? Nếu có, ảnh hưởng ra sao? - Làm thế nào để lấy bản sao của bản tường trình từ bác sĩ Bệnh Lý (pathologist)? - Những cách chữa trị nào có thể dùng được? Bác sĩ đề nghị cách nào, lý do tại sao? Các cách chữa trị có thay đổi không? - Tôi sẽ bị những biến chứng gì? Làm cách nào để giảm bớt những biến chứng này? - Có biến chứng nào ảnh hưởng lâu dài hay không? - Cách chữa trị có ảnh hưởng nhiều đến đời sống hằng ngày hay không? - Có cuộc thử nghiệm lâm sàng nào cho chứng bệnh của tôi hay không?- Tôi có cần đi khám bệnh định kỳ thường xuyên không? Chờ đợi và theo dõi Những bệnh nhân chọn cách chờ đợi khi chứng ung thư "thầm lặng (smoldering myeloma) không gây triệu chứng và bác sĩ sẽ theo dõi bệnh trạng cẩn thận. Thời gian theo dõi này có thể kéo dài. Qua việc chờ đợi, bệnh nhân tránh những phản ứng phụ do hóa chất hoặc xạ trị gây ra. [...]... Tôi sẽ được chữa trị bằng loại thuốc nào? khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì xong? - Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi chữa trị? - Mục đích của việc chữa trị là gì? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? - Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? Có cách nào phòng ngừa không? - Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? Việc chữa trị ảnh hưởng đến sinh hoạt... quý vị có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa Chữa trị phụ (supportive care): Chứng multiple myeloma và việc chữa trị thường đưa đến những biến chứng trầm trọng nên bác sĩ cần dùng những cách chữa trị phụ... Bệnh nhân bị nhiễm trùng dễ dàng, và cần dùng thuốc kháng sinh Một số bệnh nhân được chủng ngừa cúm và sưng phổi Đôi khi bệnh nhân cần phải cách ly (tránh đám đông, tránh những người bị cảm cúm hoặc những bệnh truyền nhiễm khác) vì khi bị nhiễm trùng thường khó chữa trị - Thiếu hồng cầu: Bệnh nhân thường mệt mỏi yếu đuối và cần được tiếp máu - Đau đớn: chứng multiple myeloma thường gây ra đau nhức từ... chờ xem, tôi có thể đổi ý không? - Bệnh trạng có trở nên khó trị không? - Tôi cần thăm bệnh định mỗi mấy tháng? - Giữa những lần thăm bệnh, tôi cần báo cho bác sĩ những triệu chứng nào? Chữa trị "khởi đầu" (induction therapy) Nhiều loại thuốc dùng để chữa myeloma; cách chữa trị thường thấy là việc dùng chung nhiều loại thuốc Những loại hóa chất thường được sử dụng chung với nhau gọi là combination therapy... mất nước trong cơ thể Bác sĩ thường truyền nước biển và dùng những loại thuốc để làm giảm lượng calcium trong máu - Thận suy bại: chứng multiple myeloma gây suy thận, bệnh nhân đôi khi cần lọc thận (dialysis) để lấy ra những chất phế thải - Amyloidosis: chứng multiple myeloma gây amyloidosis; amyloid là một loại protein bất thường, khi lượng protein này lên cao, sẽ tích tụ tại tim gây đau đớn và sưng... biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ Những nguồn hỗ trợ Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và cả thân nhân Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu Người bệnh có thể lo âu về gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng... việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ và những phí tổn trị liệu Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc buồn rầu Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm hơn Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua bạn hữu, thân nhân, chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm: Bác sĩ, y tá, những chuyên... hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng Chuyên viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp đỡ phần tinh thần Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà… Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân khác và thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và việc chữa trị Những. .. Diệt tế bào myeloma nhanh chóng nhưng cũng diệt cả các tế bào lành mạnh - Targeted therapy: dùng để ức chế sự tăng trưởng của tế bào myeloma qua việc ngăn chặn tác dụng của loại protein đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào myeloma - Steroids: một vài loại steroid có tác dụng chống ung thư, các chuyên viên cho rằng steroid có thể khởi đầu (trigger) tiến trình sống-chết của tế bào myeloma Bác... nhân có được chữa trị tại nhà, văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại thuốc và lượng thuốc sử dụng Nói chung, những loại hóa chất chữa Multiple Myeloma ảnh hưởng đến những tế bào sinh trưởng nhanh chóng trong cơ thể Trong cơ thể bình thường, những tế bào tăng trưởng và sinh sôi nhanh chóng là: - Tế bào máu: bạch cầu (giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng), tiểu cầu (làm đông . Những Điều Cần Biết Về Multiple Myeloma Bác sĩ Trần Lý Lê, Chuyên Khoa Nội Thương và Khảo Cứu Ung Thư Tài liệu của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ Multiple Myeloma là một loại. xong? - Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi chữa trị? - Mục đích của việc chữa trị là gì? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả? - Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản. này được gọi là multiple myeloma vì chứng bệnh ảnh hưởng đến nhiều xương; khi tế bào myeloma tích tụ trong một xương, khối u này gọi là plasmacytoma. Tế bào myeloma tạo ra những kháng thể gọi