Nghệ thuật múa lân potx

4 354 2
Nghệ thuật múa lân potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. MÚA LÂN (trích từ Múa lân của Lý Lan trong Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi) … Một con lân để múa vào ngày Tết phải hội đủ bốn quý tướng của tứ linh: hàm rồng, mũi lân, mày phượng, sau gáy có đuôi rùa. Ngoài ra gần mép có gai như vây cá, vì ngư tượng trưng cho thành đạt, thăng tiến (cá vượt vũ môn, cá hóa long). Râu lân là bộ phận quan trọng nhất trên đầu lân. Theo quan niệm từ xưa, lân râu bạc hay râu đen là dựa theo tuổi tác của đoàn lân. Đoàn lân phải ba mươi tuổi trở lên mới có lân râu bạc. Lân múa cúng trước chùa Ông của người Hoa ở Chợ Lớn có đủ râu bạc, râu đỏ và râu đen: Lân râu bạc tượng trưng cho Lưu Bị, lâu râu đỏ là Quan Công, lân râu đen là Trương Phi. (Chùa Ông thờ Quan Công). Ngày nay các đoàn lân có đủ các loại lân và vô số màu râu khác nhau tùy theo yêu cầu của nơi rước lân đến múa. Để khai trương người ta đem lân râu vàng và râu bạch kim, tương trưng cho vàng và bạc, múa trước bàn thờ Thần Tài, hàm ý cầu mong cho làm ăn phát tài, lúc nào cũng dồi dào vàng bạc. Ngày Tết, để mừng năm mới tốt lành, gia đình an khang, công việc phát đạt, đất nước thịnh vượng, thiên hạ thái bình, các đoàn lân chia nhau đi khắp thành phố biểu diễn với từng bộ năm lân, bảy lân, hoặc chín lân, mỗi lân một màu sắc tươi tắn khác nhau, nhưng ý nghĩa màu sắc các lân không rõ ràng lắm. Có người cho là năm lân tượng trưng cho ngũ hành, bảy lân là bảy sắc cầu vồng, cả hai đều tượng trưng cho thiên địa hài hòa, mưa thuận gió xuôi, còn chín lân là biểu tượng của sự thiêng liêng và tốt đẹp. Tuy nhiên có nhiều người không đồng ý cách giải thích đó, cho là bày ra lắm lân là để cạnh tranh nhau, biểu thị trẻ con thích màu mè, chứ không có ý nghĩa nào hết. Chỉ có trắng đen đỏ là ba màu truyền thống của lân. LÂN SƯ RỒNG Trước đây các đội lân chỉ múa lân, đội rồng chỉ múa rồng. Bây giờ các đoàn đều có đủ lân, sư , rồng, múa tá lả. Thực ra ý nghĩa của múa lân khác với múa sư tử và múa rồng. Con lân theo truyền thuyết là một quái vật gớm ghiếc xuất hiện ở biển đông gieo tang tóc cho người, Phật Di Lặc thương chúng sanh mới giả ra ông địa xuống trần hái linh chi thảodụ quái vật ăn. Quái vật ăn xong linh chi thảo ruột gan cồn cào, ói ra hết lửa sân si, trở nên hiền lành. Từ đó lân trở thành “thân tín” của Phật Di Lặc, xuất hiện ở đâu là mang phước lành đến nơi đó. Sư tử cũng là con vật “thân tín” của Phật Di Lặc, vốn là chúa tể sơn lâm, tượng trưng cho sự dũng mãnh anh hùng, nhưng dưới chân Đức Phật, sư tử lại rất hiền lành nhu mì. Hai tính cách đối lập của sư tử tượng trưng cho đức tánh bậc trượng phu, biết cách ứng xử trong đời. Múa sư tử thường là một phần của lễ hội dân gian cho thêm phần vui vẻ, cũng có ngụ ý cho dân giàu nước mạnh. Rồng là biểu tượng của vua chúa, ngày xưa chỉ múa trong cung đình. Rồng vàng tượng trưng cho vua sáng, rồng xanh tượng trưng cho tôi hiền (Kim long là vua, Thanh long là tể tướng). Vua tôi đồng tâm nhất trí vì nước vì dân thì thiên hạ mới thái bình. Ngày nay không còn vua nữa, múa rồng được dân gian hóa, và… thị trường hóa một chút: rồng vàng múa với rồng bạc để cho thế gian có lắm bạc vàng! Xu hướng của các đoàn lân hiện nay cũng dần dần chuyên nghiệp hóa và thương mại hóa. Múa lân tuy là nghệ thuật dân gian nhưng ngày nay nó đã rời làng quê đến những thành thị tân kỳ trên thế giới: Hồng Kông, Singapore, Cựu Kim Sơn,… Ở những nơi đó nó được nghiên cứu phát triển thành một bộ môn nghệ thuật biểu diễn có tính chuyên nghiệp. Ở Chợ Lớn hiện nay chưa có đoàn múa lân chuyên nghiệp nào, nơi biểu diễn vẫn là lề đường, công viên, sân chùa… và tiếng trống múa lân vang lên chủ yếu vào các ngày lễ tết Võ sư Lưu Kiếm Xương, trưởng đoàn Lân Sư Rồng Nhân Nghĩa Đường nói về vấn đề này: “ Múa lân chủ yếu là phục vụ, đem lại niềm vui và mong ước điều tốt lành co mọi người trongxã hội. Trước đây múa lân cũng có phục vụ lễ khai trương, chúc thọ, đám cưới, đám tang hay các lễ lạc gia đình khác. Hiện nay chúng tôi quan niệm múa lân là đem không khí vui tươi, phát tài phát lộc cho người ta, nên chúng tôi phục vụ mọi cuộc vui của nhân dân, và không biểu diễn trong các đám ma, ngoại trừ đám ma của các bậc trưởng lão trong môn phái. Ngày xưa ai muốn rước lân đến nhà thì chỉ cần treo một cây cờ phướn trước cửa, trên cao có buộc giải thưởng để dụ lân đến múa. Đội lân nào đi ngang thấy cờ phướn thì cứ vào múa rồi nhận thưởng. Tập quán này khiến nảy sinh nhiều vụ tranh giành không hay giữa các đội lân. Ngày nay thời đại mới, phương thức phải thay đổi cho phù hợp. Ai muốn mời lân đến nhà nên hợp đồng trước để đoàn lân sắp xếp giờ giấc, chuẩn bị số người, đúng hẹn thì đến biểu diễn, tránh trường hợp gia chủ đã treo cờ phướn đã lâu rồi, khách khứa mời đến đông đủ rồi, mà chờ hoài chờ hủy không thấy ông lân nào tình cờ đi ngang qua, hoặc có khi ùn ùn kéo đến một lúc ba bốn đội lân, khiến gia chủ lúng túng khó xử.” Ngày nay bản thân nghệ thuật múa lân cũng có thay đổi. Do được nghiên cứu và phát triển, nghệ thuật này vừa bảo tồn được những giá trị cổ truyền vừa có thêm những nét sáng tạo độc đáo, cũng như hiện đại hóa cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ thời nay. Thí dụ như ngày xưa múa rồng chỉ có tám động tác, bây giờ bài múa rồng căn bản có đến ba mươi mấy động tác. Ngày xưa chỉ có mấy cái trống cổ đệm tiếng cắc tùng, ngày nay “dàn nhạc” được bổ sung thêm nhiều nhạc cụ khác, hòa tấu thành bài bản hẳn hoi khi lân rồng biểu diễn. Người thưởng ngoạn được thỏa mãn cả tai mắt bởi nhạc điệu tưng bừng rộn rạ vàsắc màu tươi thắm cũng như động tác múa khéo léonhuần nhuyễn. Kể ra nghệ thuật cũng nên không ngừng nâng cao, không ngừng sáng tạo. Có thể những đứa trẻ bây giờ chạy theo đoàn múa lân mỗi Tết sau này lớn lên sẽ còn lưu lại trong ký ức của mình những âm thanh và màu sắc của đoàn múa lân hiện đại hôm nay như một kỷ niệm quê mùa, như tôi (nhà văn Lý Lan) nhớ về gánh sơn đông mãi võ ở chợ Tết làng tôi. Không biết qua thế kỷ 21 trẻ con còn được chen trên hè phố coi múa lân chăng? Hay là phải mua vé vô đại hí trường để thưởng thức. nguồn DD-SG Múa lân và câu liễn (câu đối) đỏ mừng xuân là 2 nét đẹp văn hoá có ý nghĩa thiêng liêng trong ngày Tết. Đặc biệt là múa lân, một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến. Do vậy, từ nhiều thế kỷ qua, nhân dân ta vẫn giữ phong tục độc đáo này trong những dịp lễ, Tết. Khác với rồng, khi đi vào nghệ thuật, có một thời kén chọn giai cấp trong mối giao hảo với con người, vì rồng trong thời phong kiến là biểu trưng cho uy quyền tột đỉnh của nhà vua. Còn lân là biểu tượng của lòng lành, gần gũi với mọi người. Lân thường xuất hiện trong các lễ hội, là sự chế hoá, kết hợp nhuần nhuyễn hài hoà giữa đường nét trang nghiêm với sinh hoạt hùng dũng, tạo sự dí dỏm, hấp dẫn người xem. Từ xa xưa, lân đã giành được vị trí tiên phong trong mọi hình thức sinh hoạt dân gian. Lân không những xuất hiện trong các cuộc vui, hiếu hỉ mà còn ở những nơi thờ phụng trang nghiêm. Khoảng trung tuần tháng Chạp, nghe tiếng trống “dồn dập” tập dượt múa lân thôi thúc, mọi người đều hiểu ngày Tết sắp đến. Múa lân đòi hỏi phải có nghệ thuật, bài bản rõ ràng thông qua hàng loạt những động tác phức tạp. Một bài múa đầy đủ phải qua các bước cao trào, sắp xếp các điệu múa nhịp nhàng với nhau, khi dồn dập, lúc khoan thai của các điệu thất tinh, phù hợp với 7 động tác liên hoàn. Sau đó là điệu tam hoa, biểu trưng cho ba bông hoa thể hiện sự vui mừng. Lẫn vào giữa hai cao trào này là các bước mã bộ của từng thế võ, từ bộ pháp, tấn, cách đi đều mang nét đặc trưng của võ cổ truyền Việt Nam. Người múa lân phải giỏi võ để biểu diễn những màn nhào lộn tung người trên không như song đấu, nội công. Nếu thiếu võ thuật, múa lân chỉ còn đơn giản là đội múa tuồng. Nổi bật trong các thế múa là tạo dáng đi cho lân có động tác vừa dí dỏm, duyên dáng, vừa oai hùng. Múa lân bao gồm những động tác linh hoạt, vừa múa, vừa lắc, dãy, nghiêng, ngó Lúc lân vờn, vồ, lúc giỡn. Thông thường, đầu lân được cấu tạo bằng tre và giấy bồi, Các điệu bộ múa đã thể hiện được hỉ, nộ, ai, lạc. Thế nhưng, khi lân đến phục vụ lễ tang, nhất định không múa các điệu thất tinh, tam hoa và dứt khoát không múa với ông Địa. Dù Địa có bụng lành, nhưng gương mặt là nét trào phúng, chọc cười, không phù hợp trong tang lễ. Múa lân phải trải qua 3 thao tác: Kỹ thuật múa, biểu diễn võ thuật và phổ biến nội công. Để có thể trình diễn được “đầu lân” phải khổ công luyện tập ít nhất là 2 năm. Đầu lân cũng chia ra thứ bậc rõ ràng là: Lân đầu bạc, mày bạc là lân lâu năm, điêu luyện, thuần thục các động tác múa; Lân râu đen, mày đen là lân mới vào nghề. Biên chế của một đội múa lân thường từ 20-30 người. Hai người múa Địa luân phiên, trống cái, phèng la, chập chọe mỗi thứ 2 người, 10 người múa đầu lân thay nhau nghỉ và 5 người múa đuôi, 5 võ sinh diễu hành. Mỗi đợt chuẩn bị xuất quân, mọi người đều siêng năng luyện tập. Riêng đội trưởng phải nắm rõ sức khoẻ, hoàn cảnh từng người giống như một thủ lĩnh điều quân trước khi ra trận, căn cứ đặc tính từng người để chọn tiền quân, tả quân Đến giờ xuất phát, người đội trưởng tập hợp các thành viên, giục trống để lân chạy chầu “Long Hổ sư”. Xong xuôi, trống dong cờ mở, tất cả lên đường. Ngày nay, múa lân không những giữ gìn mà còn góp phần làm phong phú và đa dạng những hoạt động văn hoá dân gian, đồng thời là nét chấm phá sinh động trong đời sống dân tộc. Vì thế, múa lân không thể thiếu vắng trong những ngày lễ hội truyền thống, những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. . Râu lân là bộ phận quan trọng nhất trên đầu lân. Theo quan niệm từ xưa, lân râu bạc hay râu đen là dựa theo tuổi tác của đoàn lân. Đoàn lân phải ba mươi tuổi trở lên mới có lân râu bạc. Lân múa. lân chỉ múa lân, đội rồng chỉ múa rồng. Bây giờ các đoàn đều có đủ lân, sư , rồng, múa tá lả. Thực ra ý nghĩa của múa lân khác với múa sư tử và múa rồng. Con lân theo truyền thuyết là một quái. là: Lân đầu bạc, mày bạc là lân lâu năm, điêu luyện, thuần thục các động tác múa; Lân râu đen, mày đen là lân mới vào nghề. Biên chế của một đội múa lân thường từ 20-30 người. Hai người múa

Ngày đăng: 13/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan