Cac loai bon tham pot

2 152 0
Cac loai bon tham pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC BỒN THẤM Ưu điểm • Thấm vào các tầng chứa nước khô và nằm nông • Bồn thấm có tác dụng như vùng đầm lầy, nước được làm sạch trong đới không bão hòa • Đới không bão hòa có tác dụng như bộ lọc vi khuẩn, vi trùng khi nước thấm qua • dễ dàng giải quyết vấn đề tắc nghẽn bằng cách loại bỏ lớp bột ở đáy của bồn thấm • Nhu cầu năng lượng là tối thiểu, không cần bơm để ép nước Khuyết điểm • Không thích hợp cho các tầng chứa nước có áp • Nước thấm hình thành một lớp mỏng khó phục hồi • Bị bốc hơi nhiều • Đòi hỏi diện tích đất lớn • Phải xây dựng dựa trên địa hình hiện hữu, nếu không chi phí đào sẽ rất cao • Thấm phụ thuộc vào hệ số thấm thẳng đứng thấp hơn nhiều lần hệ số thấm nằm ngang trong ép nước vào lỗ khoan • Áp lực về cơ bản thấp hơn nhiều áp lực trong lỗ khoan ép nước CÁC HÀO THẤM Ưu điểm • Cần ít đất và tiện lợi trong vùng đô thị nếu vị trí chọn không ảnh hưởng đến móng công trình • Có thể thu gom, làm sạch và chứa nước nếu được lấp bằng sỏi • Dễ dàng đào vào tầng chứa nước nằm nông Khuyết điểm • Đòi hỏi đất phải ổn định để tránh đổ sập thành hào • Các vấn đề liên quan đến móng công trình nếu nằm gần các toà nhà CÁC BỒN THẤM Phương pháp này liên quan đến việc dải nước mặt ra trong một bồn được đào trên địa hình hiện hữu. Để bổ cập có hiệu quả đất phải có tính thấm cao và cần có một lớp nước phủ trên đất này. Khi tiến hành bổ sung trực tiếp, số lượng nước đi vào tầng chứa nước phụ thuộc vào 3 yếu tố: tốc độ thấm, tốc độ ngấm và khả năng chuyển động theo phương nằm ngang của nước. Trong tầng chứa nước đồng nhất tốc độ thấm bằng tốc độ ngấm. Tuy nhiên ở trên bề mặt của tầng chứa nước cí hiện tượng tắc nghẽn do sự lắng đọng của các hạt lơ lửng trong nước, sự tăng trưởng của tảo, sự trương nở của các huyền phù và các hoạt động của vi khuẩn. Bổ cập bằng Bồn thấm hiệu quả nhất ở nơi không có lớp ngă cách giữa bề mặt đất và tầng chứa nước, ở nơi có sẵn nước sạch để bổ sung. Vấn đề thường gặp trong bổ sung bằng bồn thấm là sự tắc nghẽn do các hạt lơ lửng và do sự tăng trưởng của vi khuẩn. Trong các vật liệu hạt thô, loại bỏ các hạt lơ lửng rất khó Một vài yếu tố cần cân nhắc khi bổ sung nhân tạo (O'Hare et al., 1986) 1. Sự sẵn có của nước thải 2. Số lượng nước 3. Chất lượng nước 4. Các phản ứng của nước bổ cập với nước dưới đất và với vật liệu của tầng chứa nước 5. Khả năng tắc nghẽn 6. Không gian ngầm dưới đất 7. Chiều sâu tới không gian ngầm 8. Đắc tính dẫn nước 9. Địa hình/phương pháp có thể áp dụng (ép hay thấm) 10. Các vấn đề pháp lý 11. Chi phí 12. Các yếu tố văn hóa, xã hội Xây dựng công trình BSNT thường tiến hành theo 3 bước: • Khả thi . Đánh giá dòng chảy nước dưới đất và lượng bổ cập của bồn thấm, cân nhắc các công nghệ BSNT có thể sử dụng. Chú ý đầu tiên là xác định sự chia ngăn của bồn, các lớp không thấm ngăn cản việc bổ sung cho tầng chứa nước dưới bồn. Các phản ứng hóa học giữa nước mặt bổ sung và nước dưới đất, tính thay đổi thủy lực trong tầng chứa nước và bản chất di chuyển có thể của nước dưới đất cũng là các vấn đề rất quan trọng. Các nguồn nước mặt khác nhau cùng với khả năng điều tiết cũng phải coi là một phần công việc trong nghiên cứu khả thi. Khi có thể áp dụng cần chuẩn bị các báo cáo khả thi và báo cáo ĐCTV trình các tổ chức cấp phép và giám sát. • Thiết kế chương trình thử nghiệm và vận hành Dựa trên các kết quả trong báo cáo khả thi, thiết kế một chương trình thử nghiệm dùng các phương tiện hiện có nếu có thể. Công việc bao gồm mô phỏng các phương án bổ cập về mặt hóa học và lý học, phân tích các loại nước pha trộn khác nhau và đo tốc độ bổ cập cũng phải tiến hành trong chương trình này. • Thực hiện toàn bộ dự án . Các kết quả của chương trình thử nghiệm được dùng là cơ sở chọn các thông số cho việc thực hiện dự án, kể cả chọn vị trí cho các lỗ khoan hoặc bồn thấm (nếu cần thiết), sự lựa chọn các nguồn nước mặt, qui hoạch quản lý bổ sung trong quá trình vận hành thường xuyên và quan trắc cần thiết.

Ngày đăng: 13/07/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan