1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đông y trị đau nhức xương khớp pot

6 367 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 220,28 KB

Nội dung

Đông y trị đau nhức xương khớp Thời tiết chuyển mùa, những đợt mưa phùn gió bấc khiến nhiều bệnh tật phát sinh. Cùng với các bệnh đường hô hấp, bệnh về xương khớp cũng gia tăng, đặc biệt đối với người cao tuổi. Thường hay gặp nhất là đau chân tay, đau bả vai, đau một bên cơ thể, đau nhức trong xương làm cho cơ thể chậm chạp, khó vận động, dáng người nhiều khi bị nghiêng lệch… Đau nhức làm ảnh hưởng đến thần kinh, cân cơ, bệnh nhân mất ngủ, chất lượng cuộc sống giảm sút. Để phòng chống và khắc phục tình trạng này, xin giới thiệu một số bài thuốc hữu hiệu, thích ứng cho từng thể lâm sàng. - Đau nhức khớp gối, đau nhiều về đêm, chân tay lạnh, da lạnh Nguyên nhân do hàn thấp với tà khí xâm nhập mà gây nên bệnh. Phép trị: Khu phong tán hàn, giảm đau trừ thấp. Thuốc sắc: Bài 1:Nam tục đoạn 16g, rễ xấu hổ 20g, thổ phục linh 20g, kinh giới 16g, thạch xương bồ 12g, đậu đen (sao thơm) 24g, hà thủ ô 16g, đương quy 12g, huyết đằng 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g. Cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia hai lần uống trong ngày. Bài 2:Ngải diệp phơi khô 16g, cỏ xước 16g, cây và lá cối xay 16g, thổ phục linh 20g, đơn hoa 16g, kinh giới 16g, bưởi bung 16g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, tang chi 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, rễ xấu hổ 16g, xa tiền 12g, chích thảo 12g. Cho các vị vào ấm. đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia hai lần uống trong ngày (uống nóng). Thuốc chườm: Lá ngải diệp 1 nắm, củ thạch xương bồ giã dập 24g, hai thứ trộn vào nhau sao nóng, dùng miếng vải gói thuốc lại chườm vào chỗ đau. Thuốc nguội thì sao lại để chườm tiếp. Công dụng: ôn kinh tán hàn, giảm đau trừ thấp. Thuốc ngâm rượu: Rễ cỏ xước 20g, rễ xấu hổ 20g, rễ bưởi bung 20g, nam tục đoạn 20g, xuyên khung 20g, trần bì 12g, thủ ô chế 20g, kê huyết đằng 20g, tang chi 20g, đương quy 20g, táo nhân sao đen 20g, cam thảo 16g. Cho tất cả các vị cho vào bình sành, đổ ngập rượu để ngâm, sau 12 ngày là có thể dùng được. Ngày uống 50-60ml chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: khu phong tán hàn, chống viêm trừ thấp, thông hoạt kinh lạc. Cây và vị thuốc thạch x ương bồ. - Đau vai gáy, đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Chứng trạng này là do bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ… Bài thuốc: Bài 1:Rễ cúc tần 16g, nam tục đoạn 16g, cẩu tích 12g, phòng phong 10g, kinh giới 12g, đỗ trọng 10g, tần giao 10g, đương quy 12g, rễ tất bát 12g, quế 10g, cam thảo 12g, sinh khương 3 lát. Cho các vị vào ấm, đổ nước 1 lít, sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày. Công dụng: ôn trung tán hàn, hoạt huyết thông mạch. Bài 2:Ngũ gia bì 16g, ngải diệp 16g, đơn hoa 12g, kinh giới 12g, thạch xương bồ 12g, hoa hồng bạch 5g, hà thủ ô chế 12g, cỏ xước 16g, rễ xấu hổ 16g, quế chi 10g, thổ phục linh 16g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, chích thảo 12g, lá lốt 12g, trần bì 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 1 lít nước, sắc còn 350ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Công dụng: thông kinh hoạt lạc, tán hàn chỉ thống. Trong khi dùng thuốc có thể kết hợp day bấm huyệt. Lần lượt day bấm vào các huyệt sau đây: thị huyệt, phong trì, hợp cốc, huyền trung. Bấm mỗi huyệt từ 5-7 phút, trong khi bấm nếu đến được đắc khí thì giữ cường độ lưu ngón tay lại, kéo dài thêm thời gian. Tác dụng: thông được kinh lạc, thông được dương khí, từ đó sẽ giảm đau rất nhanh. - Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động. Nguyên tắc điều trị: Tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thông kinh lạc Bài thuốc: Bài 1: Cẩu tích 12g, bưởi bung 16g, đơn hoa 16g, thổ phục linh 20g, xấu hổ 16g, kinh giới 16g, tang kí sinh 16g, đẳng sâm 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xa tiền 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Nam tục đoạn 16g, hà thủ ô chế 16g, ngưu tất 16g, cà gai leo 12g, rễ cúc tần 12g, thổ phục linh 16g, củ giềng 12g, rễ lá lốt 12g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 4g, chích thảo 12g, hương nhu trắng 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Ngoài ra có thể dùng bài thuốc đắp: Vỏ cây gạo 1 nắm, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, sau đó cho vào cối đá giã nhỏ, trộn thêm đồng tiện vào, xào nóng để nguội bớt rồi đắp vào gót chân băng lại. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lương y Trịnh Văn Sĩ . Đông y trị đau nhức xương khớp Thời tiết chuyển mùa, những đợt mưa phùn gió bấc khiến nhiều bệnh tật phát sinh. Cùng với các bệnh đường hô hấp, bệnh về xương khớp cũng gia tăng,. tuổi. Thường hay gặp nhất là đau chân tay, đau bả vai, đau một bên cơ thể, đau nhức trong xương làm cho cơ thể chậm chạp, khó vận động, dáng người nhiều khi bị nghiêng lệch… Đau nhức làm ảnh. day bấm huyệt. Lần lượt day bấm vào các huyệt sau đ y: thị huyệt, phong trì, hợp cốc, huyền trung. Bấm mỗi huyệt từ 5-7 phút, trong khi bấm nếu đến được đắc khí thì giữ cường độ lưu ngón tay

Ngày đăng: 13/07/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w