Trà dược cho người tăng huyết áp Tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Ðối tượng mắc bệnh và lứa tuổi mắc ngày càng mở rộng. Nhiều loại trà dược của y học cổ truyền có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Theo quan niệm của y học cổ truyền, tăng huyết áp là hội chứng thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ) do các tạng can, thận, tỳ, bị mất điều hoà mà gây ra bệnh. Ngoài ra còn yếu tố đàm thấp hay gặp ở những người bệnh tạng béo và cholesterol máu cao. Gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) lớn hơn 90 mmHg. Trà tâm sen ch ữa tăng huyết áp, tim đập nhanh, mất ngủ. Biểu hiện thường gặp: Người bệnh tăng huyết áp thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và thường bị mất ngủ, tính tình hay cáu gắt. Phép chữa của y học cổ truyền là dùng thuốc bình can tiềm dương, thanh can tả hỏa, hóa đờm tiêu trễ, trong đó trà dược tỏ ra hiệu quả đối với những bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và vừa (huyết áp tối đa dưới 175mmHg và huyết áp tối thiếu dưới 110mmHg), được nhiều người sử dụng. Trà chi tử: chè búp non 30g, chi tử 30g. Hai vị trên cho vào nồi, đổ 800 – 1000ml nước đun còn 400 – 500ml. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần sáng chiều, uống nóng. Công dụng: tả hỏa thanh can, mát máu hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt. Trà cúc hòe: hoa cúc, hoa hòe, chè xanh mỗi thứ 3g. Cho cả 3 vị vào cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút. Ngày uống 1 thang, uống dần. Công dụng: bình can trừ phong, thanh hỏa hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt. Trà thiên ma: thiên ma 6g, chè xanh 3g, mật ong vừa đủ. Cho thiên ma vào nồi, đổ một bát to nước đun sôi 20 phút sau đó cho chè vào, đun thêm mấy phút nữa là được, lọc lấy nước cho mật ong vào uống. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần, uống nóng, có thể ăn thiên ma. Công dụng: bình can tiềm dương, thư phong trừ thống. Chữa tăng huyết áp, đau đầu. Trà đỗ trọng: lá đỗ trọng, chè búp xanh loại tốt, lượng bằng nhau. Hai thứ tán bột, trộn đều, đóng thành từng túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, cất giữ nơi khô ráo. Ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 1 túi pha nước sôi 10 phút uống nóng. Hoặc lấy 10g lá đỗ trọng, 3g chè pha nước sôi 10 phút hoặc đổ nước đun sôi kỹ, ngày uống một thang, uống nóng. Công dụng: bổ gan thận, cường gân cốt. Chữa tăng huyết áp kèm bệnh tim và đau lưng sườn. Trà sơn tra hà diệp: sơn tra 15g, lá sen 12g. Hai thứ thái nhỏ, đổ nước vừa đủ đun sôi hoặc pha nước sôi uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: tiêu mỡ hóa trễ, hạ áp giảm mỡ. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, giảm béo. Trà nhị diệp sơn tra: lá hồng 10g, sơn tra 12g, chè 3g. Cho ba thứ vào ấm, đổ nước sôi hãm 15 phút. Ngày uống 1 thang, uống dần trong ngày. Công dụng: hoạt huyết hóa ứ, hạ áp giảm mỡ. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao. Trà quyết minh la bố ma: hạt quyết minh sao 12g, la bố ma 10g. Cho hai thứ vào ấm, đổ nước sôi hãm 15 phút. Ngày 1 thang, uống dần. Công dụng: thanh nhiệt bình can, lợi tiểu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt bồn chồn bất an, giảm mỡ trong máu. Trà tâm sen: tâm sen 3g cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm 5 – 10 phút. Ngày uống 1 – 2 lần. Công dụng: thanh tâm, hạ huyết áp, tỉnh táo, cầm máu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu, tim đập mạnh, mất ngủ. Nước cây lạc: toàn bộ cây lạc khô 50g. Cắt cây lạc thành từng đoạn nhỏ, ngâm rửa sạch, cho vào nồi đổ nước nấu uống thay chè. Ngày 1 thang, uống lúc nào cũng được. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao. Lương y Thái Hòe . những người bệnh tạng béo và cholesterol máu cao. Gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) lớn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) lớn hơn 90 mmHg. Trà. Trà dược cho người tăng huyết áp Tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Ðối tượng mắc bệnh và lứa tuổi mắc ngày càng mở rộng. Nhiều loại trà dược của y học. trễ, trong đó trà dược tỏ ra hiệu quả đối với những bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ và vừa (huyết áp tối đa dưới 175mmHg và huyết áp tối thiếu dưới 110mmHg), được nhiều người sử dụng. Trà chi tử: