XÂY DƯNG TỔ CM

6 219 0
XÂY DƯNG TỔ CM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I/ Cơ sở chọn đề tài: 1. Lý do chọn đề tài: - Trong sự phát triển không ngừng của ngành giáo dục cả nước nói chung và sự phát triển toàn diện của trường tiểu học nói riêng, trong những năm qua vai trò của người tổ khối trưởng ngày càng được khẳng định. Nhằm nâng cao năng lực hoạt động tổ chuyên môn đòi hỏi trường tiểu học phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. Nhà trường cần củng cố hoạt động của tổ chuyên môn, trong đó vai trò của người tổ trưởng hết sức quan trọng. Tổ trưởng vừa là người giáo viên trực tiếp giảng dạy, vừa là người cán bộ quản lý giúp Hiệu trưởng quản lý về mặt chuyên môn của nhà trường. 2. Cơ sở lý luận - Trong trường tiểu học, tổ chuyên môn là một tổ chức trong cơ cấu tổ chức quản lý của nhà trường, tổ chuyên môn có tổ khối trưởng do Hiệu trưởng chỉ định, là người đứng đầu trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của tổ, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng hoạt động của tổ do mình phụ trách. -Tại điều 16: Điều lệ trường tiểu học ban hành ngày 11/7/2000 theo Quyết định 22/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo ghi rõ: "Giáo viên trường tiểu học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo khối lớp hoặc liên khối, tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ một đến hai tổ phó do Hiệu trưởng cử". -Tổ chuyên môn có vai trò vị trí rất quan trọng trong nhà trường là nơi thực hiện các hoạt động dạy và học, trực tiếp nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy, tổ chuyên môn được xem là "cánh tay nối dài" của Hiệu trưởng, là "cầu nối" giữa Hiệu trưởng và giáo viên. 3. Cơ sở thực tiển : -Thực tiễn cho ta thấy các trường tiểu học hiện nay đã thành lập tổ chuyên môn theo quy định. Hiệu trưởng đã cố gắng chọn tổ trưởng trong số giáo viên vững vàng về chuyên môn, có uy tín trong tập thể. Tuy nhiên do chưa được tập huấn, bồi dưỡng nên tổ trưởng chưa nắm được nghiệp vụ quản lý. -Các văn bản pháp quy hiện hành chưa nêu rõ quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn. Ngoài thực trạng chung, ở trường tiểu học : - Việc lựa chọn tổ trưởng chuyên môn chưa đạt theo tiêu chuẩn hiện hành. - Tổ trưởng chuyên môn là người đã trưởng thành trong hoạt động chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy nhưng năng lực quản lý điều hành còn hạn chế. - Việc sinh hoạt tổ còn mang tính hành chính sự vụ, chưa thực hiện đúng chức năng chuyên môn, còn mang tính đối phó, phụ thuộc là chủ yếu. - Do đặc điểm của trường là trường hạng ba, số lớp ít (9 lớp) nên việc phân chia tổ chuyên môn chưa hợp lý, thiếu tính khoa học, tạo ra sự khó khăn trong sinh hoạt tổ và gây trở ngại cho tổ trưởng khi quản lý điều hành. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở trường tiểu học , nhằm đẩy mạnh hoạt động của tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện tốt 1 mục tiêu giáo dục tiểu học trong giai đoạn mới. Tôi nhận thấy việc bồi dưỡng năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn là hết sức cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài: " Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trường " II/ Các giải pháp thực hiện : Trong giai đoạn hiện nay, những yêu cầu của Ngành đặt ra ngày càng cao như dạy cho học sinh phải đọc thông viết thạo, thực hiện tốt 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nếu tổ trưởng không năng động, thích nghi với điều kiện mới thì nhà trường khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của mình. Với những yêu cầu và thực trạng nêu trên, tôi đưa ra các biện pháp thực hiện sau : 1. Biên chế quy hoạch và lựa chọn tổ trưởng chuyên môn. a. Biên chế tổ chuyên môn : * Các căn cứ biên chế tổ chuyên môn: - Căn cứ vào đặc trưng cơ bản của tổ chuyên môn trên cơ sở các thành viên hoạt động có tính thường xuyên và được phân công theo chức năng cùng phương pháp dạy học. - Căn cứ vào thực tiễn. - Căn cứ vào số lượng học sinh, số lượng lớp. - Căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên. * Nguyên tắc biên chế : + Biên chế tổ theo liên khối. + Mỗi tổ phải có giáo viên nòng cốt. b. Quy hoạch và lựa chọn tổ chuyên môn : * Quy hoạch : Khi quy hoạch tổ trưởng chuyên môn, cần lựa chọn những giáo viên có tính ổn định lâu dài, an tâm gắn bó với trường. Ngoài tổ trưởng cần lựa chọn thêm 1 tổ phó là giáo viên có khả năng giảng dạy khá tốt, giúp đỡ tổ trưởng điều hành công việc. * Tiêu chuẩn lựa chọn tổ trưởng : - Về phẩm chất :+ Có tư tưởng, lập trưòng tư tưởng chính trị vững vàng, thực hiện đúng quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. + Có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao. + Có phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh. + Có ý thức củng cố và giữ vững sự đoàn kết của thành viên trong tổ, hội đồng sư phạm. + Trong công tác quản lý bảo đảm tính công khai, dân chủ, công bằng. - Về trình độ :+ Đạt trình độ chuẩn theo quy định, am hiểu đầy đủ những vấn đề, những lĩnh vực phạm vi kiến thức giảng dạy học sinh tiểu học. + Giảng dạy từ lớp 1-lớp 5 nắm phương pháp quy trình các môn học. - Về nghiệp vụ quản lý :+ Biết theo giỏi điều chỉnh những sai sót làm cho người thực hiện nắm được nguyên tắc, quy trình, quy chế chuyên môn. 2 + Biết liên kết các thành viên trong tổ để thực hiện nhiệm vụ chung một cách có hiệu quả. + Phải biết nắm nguyên tắc công khai dân chủ, biết giúp đỡ các thành viên được kiểm tra chuyển biến, tiến bộ. - Về kỹ năng : Phải biết xây dựng kế họach theo yêu cầu vừa sức phấn đấu của tổ, tránh chạy theo thành tích, nắm được kỹ năng đánh giá sao cho mọi người đều nhất trí với ý kiến của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm của mình để học tập. 2. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch - Bồi dưõng cho tổ chuyên môn về phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. - Hiện nay tổ chưa tự xây dựng tốt kế hoạch của tổ còn dựa trên cơ sở kế hoạch của trường.Vì vậy, Hiệu trưởng phải giúp đỡ, bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng lập kế hoạch. a) Chỉ đạo thảo luận kế hoạch : Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ vào tình hình cụ thể trong tổ, tổ trưởng tổ chức thảo luận các vấn đề sau : - Các điều kiện phải đảm bảo chất lượng dạy và học. Nêu ra những mặt mạnh, mặt yếu, biện pháp khắc phục, các biện pháp nâng cao tính giáo dục trong giảng dạy, rèn luyện kỹ năng thực hành, áp dụng vảo thực tiễn học sinh trong khối. - Chống lưu ban, bỏ học, thái độ học tập để vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục, vừa thực hiện phổ cập giáo dục, bàn bạc kế hoạch kiểm tra, đánh giá. - Bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên trong tổ. - Tổ chức các phong trào thi đua trong tổ, kế hoạch hoạt động của tổ. b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch : Bao gồm kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần. 3. Thực hiện kế hoạch: - Giúp đỡ các thành viên trong tổ chuyên môn tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. - Bồi dưỡng giúp đỡ các thành viên trong tổ cách dự giờ, thao giảng. Cách tổ chức chuyên đề hội thảo, cuộc họp tổ. 4.Tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động. 5. Xây dựng mối quan hệ làm việc giữa tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ : + Giao quyền hạn cho tổ phó tổ chuyên môn. + Quy định rõ chế độ báo cáo, hội họp. III/ Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm: 1. Kết quả đạt được: Qua điều tra khảo sát thực tế làm công tác quản lý của tổ trưởng chuyên môn, qua quá trình thực nghiệm đề tài đã thu được một số kết quả khả quan như sau: a.Đối với đội ngũ tổ trưởng: +Năng lực quản lý của độ ngũ tổ trưởng tăng lên rõ rệt. 3 Tổ trưởng đã nắm bắt được các chủ trương kế hoạch hoạt động của nhà trường, nắm được tình hình đội ngũ giáo viên, chủ động việc lên kế hoạch hoạt động của tổ, cùng với Hiệu trưởng xây dựng các nội dung hoạt động chuyên môn phù hợp thiết thực. Biết tổ chức các nội dung sinh hoạt một cách đa dạng phong phú như: Tổ chức hội họp, dự giờ, thao giảng. Đặc biệt tổ trưởng đã hiểu rõ ý nghĩa và quy trình của việc triển khai các chuyên đề do Phòng, Sở tổ chức. Biết cách xây dựng các chuyên đề để tháo gỡ những khó khăn thắc mắc trong phương pháp giảng dạy một số phân môn như: +Chuyên đề của lớp 1: -Dạy môn tiếng việt (học vần). -Dạy môn toán. +Chuyên đề của lớp 2 + 3: -Tập đọc-kể chuyện. -Dạy toán có lời văn. +Chuyên đề của lớp lớp 4 + 5: -Dạy tập làm văn: Bài làm miệng. -Giảng dạy môn địa lý. Trong quá trình chỉ đạo điều hành hoạt động tổ, tổ trưởng đã biết liên kết các thành viên, tập hợp thành sức mạnh chung, biết tự điều chỉnh kế hoạch. Tổ trưởng nắm được nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra, công tác kiểm tra của tổ trưởng đã thực sự có tác dụng giúp đỡ giáo viên làm tốt hơn công tác của mình, điều chỉnh kịp thời những sai sót, chống được thái độ bao che, dè dặt, cả nể. Từ đó mỗi tổ trưởng cảm thấy mình tự tin hơn, chững chạc hơn trong phong cách làm việc. b.Đối với đội ngũ giáo viên: Từ sự chuyển biến của tổ đã có sự tác động thiết thực đến hoạt động chung của tổ và của mỗi giáo viên. Giáo viên đã nhận thức được sinh hoạt tổ chuyên môn là không thể thiếu được, trở thành nề nếp nhu cầu thường xuyên. Mỗi thành viên trong tổ điều được giúp đỡ tạo điều kiện để giảng dạy có hiệu quả. Giáo viên đã thống nhất quy trình giảng dạy từng phân môn, vận dụng đổi mới phương pháp một cách nhuần nhuyễn, có chất lượng. Thầy và trò đã làm quen với phong cách làm việc mới. Qua kết quả thống kê dưới đây cho thấy rõ hơn điều đó. -Chất lượng giảng dạy của giáo viên: Thời điểm đánh giá Số tiết Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL % SL % SL % SL % Trước khi thực hiện đề tài 40 16 40 14 35 10 25 Sau khi thực hiện đề tài 40 20 50 16 40 4 10 Tăng 4 10 2 5 Giảm 6 15 4 Thời điểm đánh giá Số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Trước khi thực hiện đề tài 165 19 11,5 57 34,5 80 48,8 9 5,4 Sau khi thực hiện đề tài 165 33 20 68 41,2 60 36,3 4 2,4 Tăng 14 9,5 11 6,7 Giảm 20 12,5 5 3 Với kết quả nghiên cứu đề tài cho ta thấy rõ năng lực quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ngày càng được nâng cao, thể hiện qua chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt. 2.Bài học kinh nghiệm: Qua thực tế làm công tác quản lý, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: 1.Hiệu trưởng phải biết lựa chọn, quy hoạch và có kế hoạch ổn định để bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý, có đủ phẩm chất, tư cách đạo đức, có uy tín. Vì đây là lực lượng nòng cốt có vai trò chủ đạo, quyết định chất lượng hoạt động của tổ chũng như chất lượng giáo dục của toàn trường. 2.Trong quá trình chỉ đạo bồi dưỡng, Hiệu trưởng cần quan tâm chế độ bồi dưỡng để động viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện giúp đỡ tổ trưởng chuyên môn hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. 3.Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, nâng cao hiệu quả dạy học, Hiệu trưởng cần tổ chức triển khai thêm các chuyên đề, tạo điều kiện cho tổ trưởng tham quan thực tế một số trường bạn có hoạt động chuyên môn tốt. 4.Hiệu trưởng cần kiểm tra định kỳ để đánh giá giúp đỡ điều chỉnh kế hoạch, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm động viên khen thưởng uốn nắn. IV/ Kết luận: Muốn làm tốt chức năng quản lý ở trường tiểu học. Hiệu trưởng phải xây dựng, tổ chức bồi dưỡng năng lực hoạt động cảu tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy là điều kiện thiết thực, thì vấn đề "Bồi dưỡng năng lực quản lý của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn" là việc làm hết sức cần thiết mang tính quyết định trong việc xây dựng nề nếp hoạt động chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tiến tới hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo. Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, bồi dưỡng tổ khối chuyên môn, rất mong hoạt động của các tổ khối ngày càng đạt hiệu quả cao và thúc đẩy phát triển của nhà trường phấn đấu đưa trường tiểu học Hương Lộc đạt chuẩn Quốc Gia năm học 2007-2008. Hương Lộc, ngày 12 tháng 5 năm 2007 Người viết 5 6 . "Giáo viên trường tiểu học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo khối lớp hoặc liên khối, tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ một đến hai tổ phó do Hiệu trưởng cử". -Tổ chuyên môn có vai trò vị. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch - Bồi dưõng cho tổ chuyên môn về phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. - Hiện nay tổ chưa tự xây dựng tốt kế hoạch của tổ còn dựa trên cơ sở kế hoạch của trường.Vì. họp tổ. 4.Tạo điều kiện cho tổ chuyên môn hoạt động. 5. Xây dựng mối quan hệ làm việc giữa tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ : + Giao quyền hạn cho tổ phó tổ chuyên môn. + Quy định

Ngày đăng: 13/07/2014, 04:00

Mục lục

  • I/ Cơ sở chọn đề tài:

  • 1. Lý do chọn đề tài:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan