Dễ dãi trong kinh doanh, nguyên nhân thất bại Sự dễ dãi đến từ đâu? Tâm lý phải giải phóng lượng hàng lớn là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta ít có sự lựa chọn đối tác để “chọn mặt gửi vàng”. Nhất là các mặt hàng mới và muốn mở rộng thị phần, chạy theo số lượng mà không có một lộ trình dài hạn. Sự nóng vội sẽ làm chúng ta vấp ngã và mất nhiều thời gian để đứng dậy. Một nhà sản xuất nước mắm tìm đối tác để phát triển thị phần. Ngay trong đơn hàng đầu tiên họ đã giao cho khách hàng mới lô hàng trị giá tổng cộng 100 triệu đồng với thời hạn 1 tháng để thanh toán. Tuy nhiên đối tác mới không đủ năng lực để giải phóng lượng hàng đó. 5 tháng sau, công ty buộc phải thu hồi lại hơn một nửa số hàng để chuyển cho địa phương khác. Thay vì công ty phải dùng chính sách siết chặt tài chính (nhận một phần tiền trước rồi mới giao hàng) thì công ty đã nới lỏng cho nhà phân phối. Sự dễ đôi khi còn đến từ sự thiếu tự tin về sản phẩm của mình. Sản phẩm mới, ở tầm thấp, bạn vui mừng vì nhận được đơn đặt hàng và đặt vào tay nhà phân phối mới tất cả những gì bạn có. Chúng ta chắc chắn không làm việc với đối tác này một lần nữa nhưng nếu thận trọtng hơn bạn vẫn giữ được một khách hàng nhỏ. Đối với các mặt hàng xa xỉ phẩm: mỹ phẩm, thuốc lá, rượu,… thì thị trường phân biệt theo đẳng cấp rõ ràng. Khi bạn bán cho mọi đối tượng khách hàng: đại lý, chợ, khách sạn 5 sao thì rõ ràng sản phẩm của bạn là sản phẩm đại trà, khách hàng có thể tìm thấy bất kỳ đâu. Nhưng ngược lại, sản phẩm của bạn chỉ bán ở khách sạn hạng sang thì phân khúc của bạn là khách hàng VIP, sản phẩm của bạn là sản phẩm cao cấp. Nếu bạn dễ dãi bán một sản phẩm cao cấp ở chợ thì khách hàng cao cấp sẽ lạnh lùng với bạn. Công ty bạn có thương hiệu lớn, một khách hàng yêu cầu hỗ trợ bảng hiệu có gắn logo sản phẩm của bạn. Bạn thấy rằng đây là một khách hàng tiềm năng, phải đầu tư trước để gặt hái sau nên bạn sẵn sàng hỗ trợ mà không cần hợp đồng. Nhưng sau những gì bạn đầu tư, khách hàng chỉ lấy đơn hàng đầu tiên và tự nhiên dùng thương hiệu công ty bạn để kinh doanh. Một lần nữa sự dễ dãi không mang đến điều gì tốt đẹp trong kinh doanh. Giảm giá bán cũng là cách làm dễ dãi trong kinh doanh. “Tiền nào của nấy”, khi bạn giảm giá, khách hàng sẽ hiểu là hàng hóa của chúng ta giảm giá trị. Thay vì thế, mình giữ giá mà tăng khuyến mãi, bạn vẫn đưa lợi nhuận đến khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh và giữ được thương hiệu “hàng bán đúng giá”. Trên thế giới đã có slogan “hàng không bao giờ giảm giá”. Một khách hàng mua sản phẩm thời trang ABC, họ tự hào mang cái mác hàng hiệu. Nhưng đến khi sản phẩm đó được bán Sale off trên thị trường. Bạn thử nghĩ xem: cảm giác của khách hàng đó như thế nào? Riêng tôi cảm thấy bị công ty phản bội, họ không giữ đúng cam kết lâu dài là hàng hàng hiệu. Dễ dãi trong cuộc sống bạn sẽ đánh mất chính mình còn dễ dãi trong kinh doanh có thể bạn phải là người đòi nợ, đánh mất thương hiệu, đánh mất khách hàng. Vậy thì trong cuộc sống và kinh doanh phải luôn nghiêm khắc với bản thân và luôn giữ giá trị sản phẩm. Bản sắc thương hiệu http://bansacthuonghieu.com/chi-tiet/de-dai-trong-kinh-doanh-nguyen-nhan-that- bai/2902.html . Dễ dãi trong kinh doanh, nguyên nhân thất bại Sự dễ dãi đến từ đâu? Tâm lý phải giải phóng lượng hàng lớn là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta. hiệu công ty bạn để kinh doanh. Một lần nữa sự dễ dãi không mang đến điều gì tốt đẹp trong kinh doanh. Giảm giá bán cũng là cách làm dễ dãi trong kinh doanh. “Tiền nào. dãi trong cuộc sống bạn sẽ đánh mất chính mình còn dễ dãi trong kinh doanh có thể bạn phải là người đòi nợ, đánh mất thương hiệu, đánh mất khách hàng. Vậy thì trong