10 nguyênnhânthấtbạitronglãnhđạo
Sau đây chúng ta sẽ đề cập đến những lỗi chủ yếu của các nhà lãnhđạothất bại, bởi vì sự
cần thiết phải biết cái gì không được làm cũng tương đưng với việc biết cái gì phải làm.
1. Không có khả năng tổ chức những công việc chi tiết.
Sự lãnhđạo có hiệu quả yêu cầu khả năng tổ chức và điều hành những công việc kể từ
chi tiết. Không một nhà lãnhđạo thực sự nào lại “quá bận” để làm một việc yêu cầu anh
ta thực hiện với khả năng của anh ta trong cương vị của mình. Khi một người, bất kể anh
ta là một nhà lãnhđạo hay chỉ là một nhân viên cấp dưới, thú nhận rằng anh ta quá bận để
thay đổi những kế hoạch của mình, hoặc để quan tâm tới bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào,
thì có nghĩa là anh ta đang thú nhận sự không có khả năng của bản thân mình. Một nhà
lãnh đạo thành công phải là người làm chủ được tất cả những chi tiết nhỏ nhất có liên
quan tới vị trí của mình. Tất nhiên điều đó có nghĩa là anh ta phải tạo lập thói quen giao
công việc của mình cho những người có thể thay thế.
2. Không sẵn lòng giúp đỡ những người thấp kém hơn.
Những nhà lãnhđạo vĩ đại thực sự luôn sẵn lòng, khi hoàn cảnh yêu cầu, thực hiện bất cứ
một công việc nào như khi họ yêu cầu người khác thực hiện. “ Người vĩ đại nhất trong số
tất cả mọi người sẽ là người phục vụ tất cả” đây là một chân lý mà những nhà lãnhđạo có
khả năng đều quan sát được và tôn trọng.
3. Mong chờ sự trả công.
Người ta không trả công cho một người vì những gì mà anh ta biết. Họ chỉ trả công cho
những công việc mà anh ta làm được, hay khiến những người khác làm mà thôi.
4. Lo sợ sự cạnh tranh từ cấp dưới của mình.
Một nhà lãnhđạo luôn lo sợ rằng một trong số những nhân viên cấp dưới sẽ thay thế vị trí
của mình. Anh ta hầu như chắc chắn nhận ra nỗi đe doạ đó không sớm thì muộn. Một nhà
lãnh đạo có khả năng sẽ thử đóng vai người mà anh ta sẽ uỷ quyền trong tương lai ở bất
cứ một công việc, chi tiết nào liên quan đến vị trí của anh ta. Chỉ bằng cách này anh ta
mới có thể chuẩn bị mọi mặt, xuất hiện ở nhiều chỗ, quan tâm đến nhiều thứ cùng một
lúc. Một sự thật hiển nhiên là con người được trả tiền nhiều hơn cho khả năng khiến
người khác làm việc, hơn là những gì họ có thể kiếm được từ chính sức lực của riêng bản
thân họ. Một nhà lãnhđạo có năng lực, thông qua sự hiểu biết về công việc của mình và
khả năng thuyết phục cá nhân, có thể làm tăng hiệu quả làm việc của người khác lên
nhiều lần, và khiến họ làm việc nhiều hơn, tốt hơn là những gì họ đã làm nếu không có sự
hỗ trợ từ người lãnh đạo.
5. Thiếu tính sáng tạo.
Không có sự sáng tạo, nhà lãnhđạo không thể nhìn thấy những nguy ngập đe doạ, và
không thể lập nên những kế hoạch hướng dẫn cho cấp dưới một cách hiệu quả.
6. Tính ích kỷ.
Một nhà lãnhđạo yêu cầu sự tôn kính từ những nhân viên cấp dưới sẽ gặp phải sự bực
bội oán hận. Một nhà lãnhđạo thực sự vĩ đại không yêu cầu điều đó. Anh ta bằng lòng
với sự kính trọng của cấp dưới khi họ thực sự có tình cảm đó, và anh ta tôn trọng cấp
dưới bởi anh ta biết mọi người sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi được công nhận và tuyên
dương, hơn nhiều so với khi họ làm việc chỉ vì tiền.
7. Thái độ không đúng mực.
Những nhân viên cấp dưới sẽ không tôn trọng một người lãnhđạo không đúng mực. Hơn
nữa, thái độ không đúng mực dù trong bất cứ một trường hợp nào, đều phá vỡ sức chịu
đựng của con người, sức sống của tất cả những ai chiều theo nó.
8. Không trung thành.
Có lẽ nên để điều này ở vị trí đầu tiên. Một nhà lãnhđạo không trung thành với niềm tin
của bản thân, không trung thành với đồng nghiệp của mình, không trung thành với cấp
trên và cả cấp dưới của mình, thì không thể lãnhđạo một cách lâu dài. Một con người
không trung thành giống như là rác bụi của trái đất và sẽ bị mọi người khinh ghét - điều
mà anh ta xứng đáng nhận lấy. Thiếu đi lòng trung thành là một trong những nguyên
nhân chủ yếu của sự thấtbại trên mọi bước đường của cuộc đời.
9. Nhấn mạnh quyền lực lãnh đạo.
Một nhà lãnhđạo có năng lực sẽ điều hành người khác bằng cách khuyến khích chứ
không phải cố khắc sâu nỗi lo sợ và đe doạ trong những nhân viên cấp dưới. Những
người cố nghi sâu trong cấp dưới “quyền” của mình được xếp cùng vào cách thức lãnh
đạo bằng quyền lực. Nếu một người là một nhà lãnhđạo thực sự, anh ta không cần phải
chứng tỏ điều đó bởi sự thật sẽ cho thấy nhân cách đạo đức của anh ta - sự đồng cảm, sự
thấu hiểu, sự thẳng thắn công bằng - và sẽ chứng minh anh ta hiểu biết công việc của
mình như thế nào.
10.Nhấn mạnh vào danh hiệu.
Một nhà lãnhđạo có khả năng sẽ không cần một “danh hiệu” để nhận được sự kính trọng
từ những người cấp dưới. Một người đánh bóng trên tên tuổi của mình thường không có
gì thực sự đáng chú ý. Cánh cửa phòng của những nhà lãnhđạo thực sự luôn rộng mở cho
tất cả những ai muốn vào, và nơi làm việc của họ cách xa những nghi thức hay sự phô
trương.
Trên đây là những nguyênnhân phổ biến trong số rất nhiều những nguyênnhân của sự
thất bại khi lãnh đạo. Chỉ cần một trong những lỗi ở trên cũng đủ để dẫn đến thất bại.
Hãy nghiên cứu những điều trên một cách cẩn thận nếu bạn muốn lãnhđạo thành công,
và hãy chắc chắn rằng bạn không phạm bất kỳ một lỗi nào.
. 10 nguyên nhân thất bại trong lãnh đạo
Sau đây chúng ta sẽ đề cập đến những lỗi chủ yếu của các nhà lãnh đạo thất bại, bởi vì sự
cần. nguyên nhân phổ biến trong số rất nhiều những nguyên nhân của sự
thất bại khi lãnh đạo. Chỉ cần một trong những lỗi ở trên cũng đủ để dẫn đến thất bại.