I.ĐẶT VẤN ĐỀ.Nhằm phục vụ nhiệm vụ đổi mới nội dung dạy và học, thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn phát triển mới.việc đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa một việc sức
Trang 1I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nhằm phục vụ nhiệm vụ đổi mới nội dung dạy và học, thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn phát triển mới.việc đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa một việc sức cần thiết trong việc đổi mới nội dung dạy và học vì vậy mà hệ thống sách giáo khoa mới đã gia đời thay cho hệ thông sách giáo khoa được sử dụng trước đây là một điều tất yếu của quá trình đổi mới.Trong đó có sách giáo khoa vật lí lớp 10 cũng như các môn học khác sách giáo khoa vật lí lóp 10 dành cho học sinh ban cơ bản được biên soạn theo chương trình chuẩn của bộ môn vật lí lớp 10.Nhìn chung về kiến thức sách giáo khoa vật lí lớp 10 cơ bản phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh, so với sách giáo khoa vật li cũ trước đây thì sách giáo khoa vật li mới không trình bày chi tiết
về mặt nội dung như sách vật lí cũ trước đây mà sách giáo khoa vật lí mới xây dưng nội dung kiến thức nhằm giúp học sinh có thể tự hình thành kiến thức dựa trên con đường tự khám phá để rút ra nhưng kiến thức mới hay có thể nói sách giáo khoa mới dẫn học sinh di lại con đường mà các nhà khoa học đã đi để tìm ra kiến thức mới chú không chỉ là đơn thuần cung cấp nhưng kiến thức có sẵn như sách giáo khoa trước đây.Vì vậy để có thể giúp học sinh biết cách đi tìm tòi kiến thức một cách khoa học đòi hỏi người giáo viên là nhưng người trợ giúp cho các em phải phân tích kĩ cấu trúc nội dung, hiểu rõ cấu trúc nội dung của chương trình để từ đó có thể lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp sao cho đạt hiệu quả cao nhất muốn làm được việc này người giáo viên phải xác định rõ học sinh mình đã biết gì? mục tiêu của từng chương, từng bài mình phải hướng dẫn cho học sinh biết gì? dạy như thế nào?
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.1 Cơ sở lí luận.
Nội dung kiền thức vật lí THPT nói chung và lớp 10 nói riêng gồm:
- Những khái niệm tương đối chính xác về các sự vật hiện tượng và quá trình Vật lí thường gặp trong đời sống và sản xuất
- Những nguyên lí Vật lí cơ bản được trình bầy phù hợp với năng lực toán học và lôgíc của học sinh
- Những nét chính của các thuyết Vật lí quan trọng nhất
- Những hiểu biết cần thiết về phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự và mô hình trong Vật lí
- Những nguyên tắc cơ bản của những ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và sản xuất
- Chương trình vật lí THPT đề cập đến một hệ thống khái niêm cơ bản như chuyển động, vận tốc ,gia tốc, khối lượng, động lượng, nhiệt dung riêng, công, năng lượng, nhiệt độ, nhiệt lượng, điện tích điện trường….Những định luật Vật lí cơ bản như định luật Niutơn,định luật Ohm, định luật Joule-lentz,…Một số thuyết Vật lí tiến bộ như thuyết động lực học phân tử, thuyết điện tử….những kiến thức Vật lí trên được sắp xếp theo hệ thống từ đơn giản nhất của vật chất là chyển động cơ học biến dạng đền chuyển động phức tạp hơn là chuyển động phân tử, điện tử Tương ứng với các dạng chuyển
Trang 2động dó là các phần cơ học, nhiệt học và vật lí phân tử, điện học, quang học, vật lí ở lớp
10 trình bấy hai nội dung lớn đó là cơ học và nhiệt học phân tử
Việc sắp xếp theo hệ thống giúp học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng vật lí, các dạng vận động của một dạng vật chất ngày cáng cụ thể và tinh tế hơn.tuy nhiên còn hạn chế về mặt công cụ ở đầu cấp học nên mức độ định lượng thấp hơn
Về mặt cấu trúc, các phần của Vật lí vẫn được sắp xếp theo thứ tự cơ nhiệt và vật lí phân tử, điện, quang, nguyên tử riêng vấn đề giao động sóng vì tầm quan trọng của nó vượt quá phạm vi của cơ học và được ứng dụng nhiều trong vật lí cho nên được trình bầy thành phần riêng ở lớp 12, đề cập tới tất cả các loại giao động sóng trong tất cả các chương trình như dao động sóng cơ, dao động điện, dao động và sóng điện từ sóng ánh sáng.Nhờ học sinh được trang bị nhiều hơn những kiến thức toán học trong môn toán nên chương trình có thể sự dụng nhiều hơn, cao hơn công cụ toán học để khảo sát mặt định lượng các quá trình Vật lí toán học
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1 Động lực học chất điểm - chuyển động thẳng
Với chương trình cải cách,học sinh đã được học từ lớp 6 đến lớp 9 Nhưng ở lớp 10 lần đầu tiên học sinh được tiếp cận với hệ thống kiến thức có kết cấu chặt chẽ, có tính khái quát cao.Việc nghiên cứu cơ học không chỉ dựa vào quan sát bên ngoài mà đòi hỏi
tư duy lôgic cao hình thành lí thuyết khoa học
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thực nghiệm đôi khi suy luận toán học.Do khả năng toán học của học sinh còn hạn chế, vì vậy chú trọng phân tích bản chất các khái niệm, định luật, về mặt định lượng chỉ ở mức có hạn
2.2.2.Động lực học chất điểm các lực trong cơ học
Việc dạy khái niệm quán tính có thể thực hiện một cách đơn giản dẽ hiểu đối với học sinh nhờ sự kết hơp chặt chẽ giữa thí nghiệm và phân tích lí thuyết
Các định luật Niutơn đựoc hình thành theo con đừơng thực nghiệm và quy nạp từ các giữa kiện thưc nghiệm.Tuy nhiên cá thí nghiệm đẻ nghiên cứu các thí nghiệm này rất khó thành công vì các lí do sau:Hiện tương xẩy ra rất nhanh dể thu đươc số liệu thí nghiệm đòi hỏi dụng cụ thí nghiệm phải rất hiện đạimà ở trường phổ thông rất khó có dụng cụ hiện đại, Các định luật Niutơn dùng các thi nghiệm lí tưởng và các phương pháp quy nạp cho nên việc thực hiện bằng số liệu rất khó khăn.Để khắc phục khó khăn
nà, thay vì phương pháp tiến hành thí nghiệm có thể sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử, mô tả lại các thí nghiệm các nhà khoa học dã làm
Phép tổng hợp phân tích lực hoàn toàn có thể tiến hành thoe phương pháp thực nghiệm Các dụng cụ thông thiường và rất rễ thành công
2.2.3 Các định luật bảo toàn.
Khái niệm động lượng được hình thành trong quá trình nghiên cứu sự bảo toàn của chuyển động.nó có thể hoàn toàn nghiên cứu thông qua con đường thực nghiệm khi xét
sự tương tác của hai vật Tuy nhiên một điều cần quan tâm đò là việc khảo sát các hằng sồ bằng thực nghiệm luôn là vấn đề khó khăn, do độ chính sát của số lần đo, các
Trang 3lần đo không phải dễ dàng tìm được sự thống nhất giũa các lần đo mặc dù ta có thể sử dụng phương pháp sai số của nó
Khái niệm năng lượng và định luật bảo toàn năng luợng:
Để hiểu được khái niệm công, cần phải hiểu được khái niệm năng lượng nhưng việc xây dựng khái niệm năng lượng một cách tổng quát gặp nhều khó khăn, vì học sinh chua
có đấy đủ hiểu biết cần thiết về các dạng chuyển động khác với chuyển động cơ học, nhất là chưa có khái niệm về do lường định lượng các dạng chuyển động đó
đẻ giải quýêt vấn đề này hiện nay co rất nhiều con đường nhưng hiện nay sách giáo khoa cải cách làm như sau:
* Thứ nhất: Đưa ra khái niệm về công không phụ thuộc vào năng lượng Định nghĩa được xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần phân biệt kết quả làm việc của những máy móc khác nhau ví dụ ròng rọc.Định nghĩa chỉ nêu lên nhưng đặc chưng hình thức của khái niệm công mà không nêu ra bản chất của nó là A =F.s
*Giai đoạn thứ 2: là việc nghiên cứ các khái niệm năng lượng: các khái niệm năng lương, thế năng, động năng dã được đề cập ở chương trình THCS tuy nhiên mới chỉ là
ý niệm vá được hình thành dần trong quá trình nghiên cứu Vật lí THPT.Từ việc nghiên cứu công của và hệ vật xây dựng khái niệm động năng và thế năng là hai dạng đặc biệt của năng lượng cơ học
Tiếp theo khảo sát quá trình biến đổi của thế năng và động năng trong quá trình cơ học, xây dựng định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng sau đó rõ năng lượng xem năng lượng như một hàm trạng thái bươc đấu nhận xét khi cơ năng mất đi thì xuất hiện một dạng năng lượng khác ví dụ như nhiệt năng , có nghĩa là liên quan đến một dạng chuyển động khác và sơ bộ chỉ ra năng lượng dó là số đo tổng quát của các dạng chuyển động của vật chất
* Giai đoạn 3: Nhằm va chỉ rõ bản chất khái niệm công.Trong suôt quá trình nghiên cứu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, bao giờ ta nhận thấy quá trình thực hiện công cơ học luôn gằn với một sự biến thiên năng lượng từ dạng này sang dạng khác và
độ lờn của công luôn gắn liền với độ biến thiên năng lượng A=F.s =E1-E2 từ suy ra quá trình công là một quá trình chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dang khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác là số đo của sự biến thiên năng lượng Sách giáo khoa cải cách thực hiện giai đoạn này trong quá trình làm bài tập vận dụng, tuy không nói rõ ra, nhưng trong khi day học, giáo viên cần làm rõ những vấn đề trên
Cách làm này tuy không được chặt chẽ về mặt lôgic, nhưng lại dễ hiểu đối với học sinh
vì nó xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cần phải đưa ra hai khái niệm công và năng lượng, nên chấp nhận việc đưa ra hai khái niệm đó rồi làm rõ bản chất sau
2.2.4 Chất khí và cấu tạo chất.
Do đặc trưng của chương chất khí các hiện tượng vật li rất khó quan sát bằng thực nghiệm nên khi dạy chương nay Phương pháp mô hình là một trong những phương pháp nhận thức khoa học và đã được vận dụng vào trong dạy học Khi nghiên cứu những hiện tượng Vật lý xảy ra trong thế giới vi mô, nhất là trong dạy học vật lý về chất
Trang 4khí và cấu tạo của phân tử, chúng ta coi thể sử dụng mô hinh đẻ mô phỏng các hiện tượng này từ đó học sinh cò thẻ tư duy và nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng
2.3 xử lí.
2.3.1 Nội dung sách giáo khoa vật lí 10.
2.3.2 Phương pháp dạy học chương trình vật lí 10.
2.3.3 Ví dụ về phân tích nội dung và PPDH một nội dung cụ thể.
Bài 9 TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
@ Phân tích kiến thức khoa học:
* Dạy cái gì?
- Dạy cho học sinh biết định nghĩa lực là một đại lượng véc tơ đặc chưng cho tác dụng của vật này lên vật khác kết quả gây ra ra tốc hoặc làm vật bị biến đổ chuyển động
- Dạy cho học sinh biết định nghĩa của tổng hợp lực là sự thay thếcác lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dung giống hệt các lực đó và biết phan tích lực
- Biết quy tác hình bình hành trong việc biểu diễn lực
- Dạy cho học sinh biet điều kiện cân bằng của một chất điểm thi hợp lực tác dụng lên
nó phải băng không
@ Phân tích phương pháp dạy
* Học sinh biết gì trước khi học bài này?
Ở bài này học sinh đã biết về các kết quả tác dụng của lực ở lớp 6,cách biểu diễn lực bằng véc tơ, hai lực cân bằng ở lớp 8
* Dạy như thế nào?
+Ở mục I thực chất là phần ôn tập các kiến thức ở trung học cơ sở nhưng ở lớp 10 mở rộng các khái niệm mới cung như cách diễn đạt mới
Khái niệm gia tốc thay cho khái niệm biến đổi chuyển động
Dùng cách nói “tác dụng gây ra ra tốc của lực” thay cho cách nói “ tác dụng làm biến đổi chuyển động của lực”
ở mục này giáo viên dùng phương pháp đ àm thoại, thí nghiệm để học sinh hiểu rõ các khái niệm
+ Mục II đây là kiến thức trọng tâm của bài
Thí nghiệm H 9.5dễ làm,giáo viên có thể bố chí sẵn
Giao viên yêu câu hoc sinh chỉ rõ các lưc tác dung vào vòng nhẫn và lên vẽ các lưc đó Sau khi học sinh vẽ lại được các lực này giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ lực F thay cho lực F1 và F2 và khi học sinh vẽ và xác định được phương chiều của lực F ta hỏi hoc sinh nhìn hình vẽ cho biết hình đó là hình gì?học sinh xẽ nhận xét đò là hình bình hành
Trang 5Và cuồi mục này ta hướng dẫn học sinh phát biểu định nghĩa hợp lực và quy tắc hình bình hành
+ Ở mục III ta hướng dẫn học sinh bằng sự xuy luận toán học quá trình này ngược lại với sự phân tích lực nhưng quá trình này khác với sự phân tích lực là nó có điều kiện là
ta phải biết chắc chắn lực F tác dụng theo hướng nào thi ta mới phân tích lực F thành các lưc thành phần
2.3.4 Lập để có kết quả này.
III KẾT LUẬN.
Trên đây là một vài phân tích mà một người giáo viên dạy học vật lí chương trình vật lí lớp 10 cần quan tâm khi dạy môn vật lí lớp 10, khi dạy học nói chung và dạy vật lí lớp
10 nói riêng Việc phân tích cấu trúc nội dung chương trình và định hướng phương pháp giảng dạy cho cả chương trình,cho từng chương, từng bài là hết sức quan trọng khi đã nắm rõ được cấu cấu trúc nội định hướng được các phương pháp giảng dạy thì người giáo viên cũng cần lưu ý rằng không có một phương pháp nào là vạn năng là tối ưu nhất
mà người giáo viên phải biết dựa vào những nội dung cấu trúc cơ bản nhất của chương trình để xây dựng, kết hợp kết hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng điều kiện dạy học, từng vùng, từng miền làm sao cho học sinh nắm được kiền thức một cách rễ rằng nhất Từ đó góp phần vào thưc hiện tốt đổi mới nội dung dạy và học và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của đảng và nhà nước là đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam những người chủ nhân tương lai của đất nước vừa hồng vừa
chuyên góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh hiện đại