1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Kỹ năng của luật sư trong vụ án lao động potx

18 590 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 92 KB

Nội dung

Ngoài ra người tham gia quan hệ lao động còn có thể yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và toà án chỉ giải quyết các tranh chấp đó khi có đơn yêu cầu của đương sự.. Do qua

Trang 1

KHOA………

Tiểu luận

Kỹ năng luật sư trong

vụ án lao động

Trang 2

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

I Tranh chấp lao động và việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam 2

1 Tranh chấp lao động 2

II Kỹ năng của luật sư trong các vụ án lao động 5

1 Trong giai đoạn khởi kiện 6

4 Kỹ năng tham gia hoà giải 12

III Kỹ năng của luật sư trong một số vụ án lao động điển hình 14

1 Vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 14

Trang 3

Đặt vấn đề

Quan hệ lao động là một quan hệ xã hội đặc biệt, có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những người tham gia quan hệ

đó vì thông quan quan hệ này, người lao động không chỉ tạo của cải vật chất cho xã hội mà còn có thu nhập để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cả gia đình họ Sự phát triển của quan hệ lao động phản ánh trình độ phát triển của kinh tế xã hội Xã hội càng phát triển thì quan hệ lao động càng phức tạp và càng dễ nảy sinh tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động

Tranh chấp lao động là một hiện tượng xã hội thường thấy phát sinh trong lao động, từ mối quan hệ giữa người lao động và

người sử dụng lao động Việc giải quyết các tranh chấp lao động

có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo cho các quan hệ lao động diễn ra ổn định, quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động được bảo vệ Pháp luật cho phép người lao động, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động Để bảo vệ quyền lợi của mình, người tham quan hệ lao động có thể giải quyết các tranh chấp bằng hoà giải hoặc bằng trọng tài Ngoài ra người tham gia quan hệ lao động còn có thể yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

và toà án chỉ giải quyết các tranh chấp đó khi có đơn yêu cầu của đương sự

Các đương sự trong vụ án lao động có quyền tự mình hoặc mời luật sư để bảo vệ cho mình tại toà án Đây cũng là cách bảo

vệ quyền và lợi ích tốt nhất mà đương sự có quyền làm

Trang 4

Khi tham gia vào các vụ án lao động, luật sư có thể được tham gia từ giai đoạn bắt đầu khởi kiện với tư cách là luật sư tư vấn và sau đó tham gia vào quá trình tố tụng của vụ án với tư cách là đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Để làm được những điều nói trên đòi hỏi luật sư phải nắm chắc những quy định của pháp luật pháp luật lao động cũng như pháp luật tố tụng và các kỹ năng cần thiết khi tham gia trong vụ án lao động

Một trong các yếu tố giúp cho luật sư thực hiện nhiệm vụ của mình đạt kết quả cao nhất, bảo vệ quyền lợi cho đương sự được tối đa nhất, đó vẫn là vấn đề về kỹ năng của luật sư trong các vụ án lao động

I Tranh chấp lao động và việc giải quyết tranh

chấp lao động ở Việt Nam

1 Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp tập thể giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động

Do quan hệ lao động có những đặc thù riêng và kết quả việc giải quyết tranh chấp có ảnh rất lớn đến quyền lời của người lao động, là đối tượng phụ thuộc trong mối quan hệ do đó dù kết quả giải quyết tranh chấp có nghiêng về phía bên nào thì cũng ảnh hưởng không tốt đến người lao động Do đó Luật Lao động

Trang 5

đã quy định việc giải quyết tranh chấp lao động phải theo nguyên tắc thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật Chỉ trong trường hợp một bên từ chối thương lượng hoặc hai bên đã thương lượng

mà vẫn không giải quyết được và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động thì việc giải quyết sẽ được tiến hành tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

2 Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động

Khi tranh lao động xảy ra, những bên tham gia quan hệ lao động có thể lựa chọn phương pháp giải quyết thông qua hoà giải hoặc kiện ra toà

Đối với tranh chấp lao động cá nhân thì cơ quan , tổ chức

có thẩm quyền giải tranh chấp là Hội đồng hoà giải lao động cơ

sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao đồng địa phương đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Toà án nhân dân

Trong trường hợp tranh chấp lao động tập thể xảy ra thì trước khi lựa chọn Toà án nhân dân là cơ quan giải quyết tranh chấp các bên tranh chấp bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải Theo quy định Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoẵh Hội đòng trọng tài lao động cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

Theo Điều 31 khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 166

Bộ luật lao động thì Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân sau:

Trang 6

1 Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội đồng hoà giải lao động cơ

sở, hoà giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định.

2 Toà án nhân dân giải quyết tranh chấp về lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng;

b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 Bộ luật này;

đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Đối với tranh chấp lao động tập thể, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lao động của tập thể lao động khi không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động Khoản 2 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động bao gồm:

a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và điều kiện lao động khác;

Trang 7

b) Về thực hiện thoả ước lao động tập thể;

c) Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

3 Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

Khi có tranh chấp lao động xẩy ra, có yêu cầu toà án giải quyết và có sự giải quyết của toà án là cơ hội cho luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lời ích hợp pháp cho đương sự khi họ mời

II Kỹ năng của luật sư trong các vụ án lao động

Xã hội ngày càng phát triển, quyền lợi của người dân càng cần được bảo vệ đến mức tối đa nhất, do vậy mà vai trò của người luật sư ngày nay rất quan trọng

Xét về bản chất các vụ án lao động có tính đặc thù riêng so với các vụ án dân sự khác, vai trò của luật sư cũng có một số điểm khác biệt Vì án lao động liên quan đến chính sách xã hội, yếu tố kỹ thuật, công nghệ trong sản xuât Mục đích của việc giải quyết tranh chấp lao động không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tranh chấp mà còn duy trì quan hệ lao động có tranh chấp

Tham gia tư vấn một vụ án lao đồng ngay từ bước đầu tiên luật sư phải những định hướng về các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động, các chính sách của nhà nước về lao động, có như vậy đương sự mới có hướng đi đúng trong vụ kiện cuả mình

Khi tham gia vào vụ án, luật sư là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự và có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ

án như: giúp đương sự thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Toà

án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, tham gia hoà

Trang 8

giải, Vì vậy luật sư cần phải làm hết khả năng của mình để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình

1 Trong giai đoạn khởi kiện

Có những vụ án tiến hành hoà giải sẽ đem lại kết quả tốt nhưng có vụ án lại không như vậy, có những tranh chấp lao động lại phải qua hoà giải cơ sở trước khi khởi kiện ra Toà án, Tất cả những vấn đề đó, không phải đương sự nào cũng biết mà chỉ có Luật sư mới là người tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng biết và thực hiện, đó là một trong những thủ tục để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng của mình

Khi đương sự mời luật sư giúp đỡ thì trước hết luật sư phải giúp đương sự xác định mục đích kiện tức là khởi kiện để yêu cầu giải quyết vấn đề gì Nếu yêu cầu khởi kiện đã rõ thì phân tích cho khách hàng về khả năng chiến thắng và những yêu cầu nào có thể được chấp nhận Nếu khách hàng muốn tiến hành khởi kiện thì phải giúp họ những việc như sau:

- Xác định loại việc kiện: để xác định đúng loại việc kiện,

luật sư cần xem xét quan hệ lao động và tình tiết sự việc xảy ra giữa các bên như có quan hệ hợp đồng hay không, hợp đồng đã

ký kết có phải hợp đồng lao động hay không? Việc xử lý kỉ luật; Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động yêu cầu

cụ thể của đương sự?

- Tiếp đó luật sư phải xem xét thời hiệu khởi kiện: Thời

hiệu khởi kiện cụ thể đối với từng loại tranh chấp lao động được quy định tại điều 166, 167 Bộ luật lao động, điều 159 khoản 3

Bộ luật tố tụng dân sự nếu thời hiệu không được quy định tại Bộ luật lao động Trong trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện thì luật sư cần phải báo ngay cho đương sự biết và không tiến hành khởi kiện nữa

Trang 9

- Điều kiện khởi kiện: Tuỳ từng trường hợp tranh chấp lao

động đòi hỏi phải được hoà giải trước khi khởi kiện ra Toà án Đối với tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại điều 166

Bộ luật lao động; Điều 172 Bộ luật lao động đối với tranh chấp lao động tập thể Vì vậy nếu tranh chấp phải tiến hành hoà giải trước thì luật sư tư vấn cho đương sự thực hiện đúng trình tự, thủ tục trước khi khởi kiện ra Toà án Trong trường hợp tranh chấp không nhất thiết phải qua hoà giải thì luật sư tư vấn cho đương

sự cân nhắc về khả năng hoà giải thành và khả năng thắng kiện khi khởi kiện ra toà án

- Xác định đúng toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của đương sự Căn cứ vào quy định của pháp luật

và bản chất vụ án mà luật sư xác định cho đương sự toà án nào

có thẩm quyền giải quyết vụ án của đương sự Điều 33 BLTTDS, toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân tại khoản 1 Điều 31 BLTTDS Điều 34 quy định toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại khoản 2 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự; những tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước ngoài và những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện nhưng toà án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết

Về thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ được quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự

Đó là những vẫn đề ban đầu mà luật sư có thể tư vấn cho đương sự, nếu tiếp theo mà đương sự có mời luật sư tham gia vụ

án với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì luât sư sẽ

Trang 10

chuẩn bị hồ sơ khởi kiện Đó là viết đơn khởi kiện quy định tại Điều 164 BLTTDS, nội dung trong đơn phải ngẵn gọn,

rõ ràng Trong đó trình bày những điểm quan trọng nhất như: nguyên đơn, bị đơn, nội dung tóm tắt của tranh chấp, quá trình giải quyết tranh chấp, yêu cầu của nguyên đơn Cùng với đơn kiện luật sư hướng dẫn nguyên đơn chuẩn bị các giấy tờ tài liệu

để xuất trình trước Toà án để chứng minh cho yêu cầu của mình

2 Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này, công việc chủ yếu của luật sư: hướng dẫn đương sự tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ, tham gia hoà giải, chuẩn bị luận cứ bảo vệ

Nếu bảo vệ cho bị đơn: sau khi toà án thụ lý đơn kiện sẽ gửi thông báo cho bị đơn về việc kiện và yêu cầu bị đơn trả lời thông báo của toà án Luật sư phải giúp bị đơn trả lời thông báo của toà án về việc phản đối, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc đưa ra yêu cầu phản tố, phải chuẩn bị các tài liệu để chứng minh gửi kèm văn bản trả lời toà án Luật sư cùng với khách hàng phải thu thập tài liệu, chứng cứ cung cấp cho toà án Luật

sư có thể chỉ ra cho đương sự những chứng cứ cần thu thập thêm

để chứng minh cho yêu cầu của họ, phản bác yêu cầu của bên kia Trong trường hợp phải thu thập chứng cứ tại cơ quan lao động, thanh tra lao động, cơ quan quản lý thì luật sư cần giúp đương sự hoặc hướng dẫn đương làm đơn yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ nếu đương sự và luật sư không thể tự thu thập được Khi đã thu thập được, luật sư đánh giá chứng cứ và cung cấp cho Toà án vào thời điểm có lợi nhất Giúp dương sự biết cách trả lời các câu hoi của toà án, nội dung cần trình bày, tiến hành các thủ tục hành chính để cùng với đương sự có mặtkhi toà án triệu tập đến lấy lời khai

Trang 11

Nếu bảo vệ cho nguyên đơn, luật sư cần nghiên cứu ngay văn bản trả lời thông báo Toà án của bị đơn và các tài liệu do bị đơn cung cấp Nếu bảo vệ quyền lợi cho bị đơn, luật sư cần nghiên cứu từ đơn khởi kiện và các tài liệu do nguyên đơn cung cấp Các việc này sẽ giúp luật sư xác định được yêu cầu, quan điểm, lập luận và căn cứ của bên kia để chuẩn bị việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình Luật sư cần tập trung vào các tài liệu có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án do bên kia cung cấp mà mình chưa được biết được xem xét giá trị chứng minh của nó và xác định xem mình phải thu thập thêm tài liệu, chứng

cứ nào, giải trình những gì để phản biện lại phía bên kia

Luật sư cũng cần nghiên cứu các tài liệu do Toà án thu thập như: lời khai của đương sự, người làm chứng, ý kiến của Công đoàn

Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần kết hợp với việc đánh giá chứng cứ trên cơ sở đối chiếu các quy định của pháp luật và chứng cứ khác; phải ghi chép có hệ thống các sự việc, tình tiết khách quan đã xảy ra, ghi rõ ngày xác lập tài liệu đó, số bút lục

Để từ đó luật sư sẽ hình thành cho mình một bộ tài liệu riêng bao gồm diễn biến quan hệ lao động, diễn biến tranh chấp lao động, yêu cầu của các bên đương sự, quan điểm của họ và các cá nhân,

tổ chức hữu quan về các tình tiết của sự việc Luật sư lập kế hoạch thu thập thêm chứng cứ, chuẩn bị lập luận để phản bác bên kia, tham gia hoà giải khi thấy cần thiết

3 Tham gia phiên toà sơ thẩm

Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, toà án ra quyết định mở phiên toà, đến giai đoạn này luật sư cần phải chuẩn bị phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại phiên toà, cần phải dự kiến nội dung sẽ hỏi tại phiên toà đối với các đương sự, người làm

Trang 12

chứng và chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho khách hàng, nghiên cứu các văn bản pháp luật làm căn cứ để giải quyết vụ việc Bản luận cứ phải ngẵn gọn, rõ ràng và tập trung vào những vấn đề chính có lợi cho khách hàng đồng thời phải có những lập luận sắc đáng phải bác những lập luận của đối phương, luận cứ có thể dài hoặc ngắn tuỳ vào tính chất vụ án nhưng phải có tính thuyết phục Sau mỗi quan điểm, lập luận phải đưa ra yêu cầu cụ thể của khách hàng Từ các nội dung đã trình bày, kết luận của bản luận cứ phải nêu được các điều luật cần áp dụng để giải quyết vụ

án, đề xuất cụ thể

Tại phiên toà, phần thủ tục bắt đầu phiên toà, luật sư cần chú ý đến trình tự, thủ tục tố tụng, xem xét các vấn đề như có cần phải thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay không; có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hay đưa ra tài liệu, chứng cứ mới hay không? có những yêu cầu, đề xuất kịp thời đối với Hội đồng xét xử để bảo

vệ quyền lợi của khách hàng

Trong phần hỏi tại phiên toà, luật sư cần phải nắm được trình tự, thủ tục phần hỏi, theo dõi những nội dung mà người tiến hành tố tụng đã hỏi trước đó để xác định cần hỏi thêm những vấn đề gì Trên cơ sở dự kiến câu hỏi đã chuẩn bị, những câu hỏi nào đã được người tiến hành tố tụng và luật sư phía bên kia hỏi rồi thì luật sư không hỏi lại nữa mà tập trung vào những vấn đề chưa rõ, cần hỏi thêm có lợi cho khách hàng của mình Các câu hỏi cần ngắn gọn, dễ trả lời và đúng trọng tâm Luật sư khi đặt câu hỏi cho thân chủ không nên đặt câu hỏi về những vấn đề hóc búa mà trước đó chưa trao đổi với khách hàng, chỉ nên đặt những câu hỏi đã trao đổi và thống nhất câu trả lời trước đó với khách hàng của mình Thực tiễn hành nghề của các luật sư cho thấy luật sư không nên hỏi thân chủ của mình quá nhiều

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w