Tiết 42 - Kiểm tra Văn 7 - Thời gian 45’ I> Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: ( 0.5 điểm ) Trong những nhận xét sau, nhận xét nào không chính xác A- Ca dao, dân ca là tác phẩm trữ tình. B- Tất cả những bài ca dao, dân ca đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát. C- Ngôn ngữ ca dao sinh động và gợi cảm. D- Ca dao có nhiều cách thể hiện tình cảm phong phú Câu 2 ( 0.5 điểm ) Bài ca dao 1 “ Công cha như núi ngất trời… “ (vb: Những câu hát về tình cảm gia đình) muốn nhắn nhủ điều gì ? A- Công cha to lớn như núi ngất trời B- Nghĩa mẹ bất tận như nước biển Đông C- Thiên nhiên vô cùng lớn lao D- Con cái phải ghi nhớ công ơn cha mẹ. Câu 3 ( 0.5 điểm ): Điền đúng tên tác phẩm vào dấu ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau: Ba tác giả thơ Đường được học trong Ngữ văn 7 (tập 1) là Lí Bạch, Đỗ Phủ và Hạ Tri Chương. Qua các bài thơ, các tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên ( Xa ngắm thác núi Lư). Lòng yêu quê hương sâu đậm da diết (… … … … … …… ) và tình cảm nhân ái, vị tha vì con người. ( ………………………. ) Câu 4 ( 0.5 đi ểm ) Lí Bạch được người Trung Quốc mệnh danh là nhà thơ như thế nào ? A- Phật thơ B- Tiên thơ C- Thánh thơ D- Quỷ thơ Câu5: ( 0.5 điểm ) Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh n ào? A- Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng B- Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt C- Trần Quang Khải chống gIăc Nguyên ở bến Chương Dương D- Quang Trung đại phá quân Thanh. Câu 6: ( 0.5 đi ểm ) Dòng nào thể hiện rõ nhất điểm giống nhau của hai văn bản: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. A- Thơ bốn câu, viết bằng chữ Hán, thể hiện chủ quyền lãnh thổ, niềm tự hào dân tộc và ý chí độc lập tự cường. B- Là bài thơ có giai điệu đanh thép, thiên về kiểu ý. C- Là bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó. D- Thể hiện niềm tự hào về khí thế chiến thắng và khát vọng xây dựng đất nước muôn thu thái bình. II> Tự luận (7 điểm) Câu 1 ( 4 đi ểm ) a) Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. b) Vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất của người phụ nữ xưa được thể hiện như thế nào trong bài thơ Bánh trôi nước. Hãy trình bày thành một đoạn văn khoảng 6-8 câu. Câu 2 ( 3 điểm ) Có bạn cho rằng, cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà hoàn toàn chẳng khác gì nhau. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Đáp án I.Trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1: B (0.5 điểm) Câu 2: D (0.5 điểm) Câu 3: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (0.25 điểm) Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (0.25 điểm) Câu 4: B (0.5 điểm) Câu 5: B (0.5 điểm) Câu 6: A (0.5 điểm) II. Tự luận: 7 điểm Câu 1: 4 điểm a. Chép chính xác bài thơ Bánh trôi nước theo SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 (1 điểm) b. Trình bày đúng nội dung (2.5 điểm) gồm các ý sau: - Vẻ đẹp ngoại hình: trong trắng, xinh đẹp - Vẻ đẹp phẩm chất: dù gặp bất cứ cảnh ngộ oái oăm, ngang trái gì vẫn giữ vững được tấm lòng son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa - Thân phận phụ thuộc, chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời. Tác giả thể hiện thái độ của mình: Trân trọng, cảm thương số phận người phụ nữ và lên án xã hội đương thời. Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn và diễn đạt tốt (0.5 điểm) Câu 2: 3 điểm - Em không đồng ý: (1 điểm) - Giải thích đúng: (2 điểm) + Cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang”: tô đậm thêm sự lẻ loi đơn chiếc của tác giả. + Cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” nói lên tình bạn đậm đà, thắm thiết, bất chấp mọi điều kiện vật chất. . Tiết 42 - Kiểm tra Văn 7 - Thời gian 45 I> Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: ( 0.5 điểm ) Trong những nhận xét sau,. (0.5 điểm) Câu 2: D (0.5 điểm) Câu 3: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (0.25 điểm) Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (0.25 điểm) Câu 4: B (0.5 điểm) Câu 5: B (0.5 điểm) Câu 6: A (0.5 điểm) II.