1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHOI PHUC THAM NIEN CHO GIAO VIEN

3 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 200,5 KB

Nội dung

Khôi phục phụ cấp thâm niên cho giáo viên? (TuanVietNam)- "Nhà nước nên khôi phục lại chế độ tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo như thời Bộ trưởng GD Nguyễn Thị Bình đã làm được. Hệ thống lương có phụ cấp thâm niên sẽ khuyến khích các nhà giáo gắn bó suốt đời với ngành, với nghề"- ông Trần Bá Giao- nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ GD và ĐT Nhiều năm nay, Nhà nước đã có một số chính sách cụ thể hoá tư tưởng coi GD là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, dường như chính sách về lương đối với nhà giáo vẫn còn bất cập. Phụ cấp đứng lớp- điều hay, điều dở Tạo điều kiện các nhà giáo yên tâm và dành tâm huyết hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục phải coi là “cái phúc” của nước nhà. Ảnh minh họa: emich.eduĐiều 81 của Luật GD 2005 quy định: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.” Thực hiện quy định đó, những năm qua, CP đã ban hành chế độ “phụ cấp đứng lớp” cho giáo viên trực tiếp dạy học. Theo quy đinh này, phụ cấp đứng lớp được thực hiện đối với các giáo viên, giảng viên trực tiếp dạy học, nhằm động viên các nhà giáo trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh. Hình thức phụ cấp đứng lớp cũng chia ra các cấp độ, ưu tiên trước hết cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giáo viên các trường chuyên biệt… Với cách phân loại nhà giáo đứng lớp mới được trợ cấp ưu đãi, còn nhà giáo không đứng lớp thì không được trợ cấp ưu đãi, về hình thức có vẻ hợp lý vì thực chất nhà nước bớt đi được một số kinh phí, mặt khác lại “được tiếng” động viên giáo viên đứng lớp, coi đó là người lao động trực tiếp. Nhưng đi sâu vào phân tích mới thấy sự bất hợp lý của việc phân loại này. Trong thực tế, không ít giáo viên giỏi- những nhà giáo có năng lực, từng có nhiều năm cống hiến ở cơ sở, mới được đề bạt làm cán bộ quản lý GD. Lúc đó, tuy họ không trực tiếp đứng lớp nhưng lại là những nhà quản lý GD, trực tiếp phụ trách đội ngũ giáo viên đứng lớp. Chế độ phụ cấp đứng lớp thoạt nghe có vẻ công bằng, hợp lý, nhưng lại là một rào cản trong khâu tuyển chọn bồi dưỡng cán bộ quản lý GD. Rõ ràng trong sự phát triển sự nghiệp GD, vai trò của các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các cơ sở GD phổ thông, GD chuyên nghiệp, GD đại học rất quan trọng. Một trường học muốn phát triển vững mạnh, muốn có uy tín phải có những người lãnh đạo giỏi. Thế nhưng nhiều năm nay chúng ta lại không có sự điều chỉnh kịp thời sự bất hợp lý nói trên. Một số cán bộ quản lý GD đã có các phương kế khác để bù đắp cho sự "thiệt thòi" của mình(!). Hoặc tìm cách để hợp lý hóa việc mình cũng được phụ cấp đứng lớp. Đã có những đơn khiếu kiện về vấn đề hiệu trưởng, hiệu phó được nhận tiền phụ cấp đứng lớp nhưng thực ra không dạy học. Cũng có quan điểm cho rằng, các nhà giáo đã làm ở các cơ quan quản lý GD là công chức thì cũng phải hưởng lương công chức như công chức các ngành khác. Nếu đứng trên quan điểm GD là quốc sách hàng đầu, chúng ta sẽ có cách nghĩ khác. Đây là vấn đề liên quan tới sự phát triển của đất nước. Ta vẫn thường tự hào vì dân tộc Việt Nam là dân tộc hiếu học, có truyền thống tôn sư trọng đạo. Có hệ thống phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, tạo điều kiện các nhà giáo yên tâm và dành tâm huyết hơn nữa cho sự nghiệp dạy người phải coi là “cái phúc” của nước nhà. Phụ cấp và lương cho nhà giáo như thế nào là hợp lý? Từ thực tiễn ấy, thiết nghĩ Nhà nước nên khôi phục lại chế độ tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo như thời Bộ trưởng GD Nguyễn Thị Bình đã làm được. Hệ thống lương có phụ cấp thâm niên sẽ khuyến khích các nhà giáo gắn bó suốt đời với ngành, với nghề. Theo đó, những giáo viên tham gia trong ngành GD từ 5 năm trở lên sẽ được tính thâm niên. Nhưng sẽ chỉ trả lương thâm niên từ năm thứ 10 trở đi. Có nghĩa là giáo viên dạy từ 10 năm trở lên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên. Cứ tính mỗi năm dạy học từ năm thứ 6 trở đi sẽ được hưởng 1% thâm niên, nghĩa là giáo viên dạy 10 năm sẽ được 5% thâm niên, sau đó cứ mỗi năm tăng 1%. Như vậy, nếu giáo viên trong cả quá trình công tác 40 năm trong ngành GD sẽ được hưởng thâm niên là 35%. Hệ thống lương có phụ cấp thâm niên sẽ khuyến khích các nhà giáo gắn bó suốt đời với ngành, với nghề. Ảnh minh họa: pace.edu Nên có chế độ lương tương xứng với sự đóng góp của giáo sư và phó giáo sư. Trong điều kiện nước ta hiện nay nên có quy định mở để hiệu trưởng các trường ĐH có quyền quyết định lương của GS, phó GS. Hiện nay, nhiều ngành, nhiều công ty có chế độ lương và thưởng cho các nhân viên của mình rất cao. Trong khi đó, một số trường đại học để tăng thu nhập cho GS, Phó GS thường tìm cách tăng giờ dạy của họ. Cách đó, tuy có mặt lợi là khuyến khích GS, phó GS dạy nhiều giờ, nhưng mặt trái của nó là không tạo điều kiện cho họ đi sâu vào nghiên cứu khoa học. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm giảm đi động lực NCKH, ứng dụng công nghệ của các GS, phó GS, những chuyên gia đầu ngành của một bộ môn khoa học nào đó. Cần mạnh dạn trả lương cao cho các GS, phó GS, đó chính là giải pháp để tạo điều kiện cho các nhà khoa học toàn tâm, toàn ý cho NCKH và nâng cao chất lượng đào tạo. Nên có chế độ tăng lương đột xuất và vượt bậc cho những nhà giáo có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp GD nước nhà. Thẩm quyền thưởng lương vượt cấp được gắn với sự phân cấp quản lý trong GD. Trong trường hợp đó, thẩm quyền tăng lương có thể giao cho Chủ tịch UBND tỉnh đối với giáo viên phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp. Thẩm quyền tăng lương cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng là Bộ trưởng của các bộ chủ quản của trường đó. Khi không còn cơ chế bộ chủ quản của các cơ sở đào tạo đại học, thì thẩm quyền tăng lương là quyết định của Hội đồng trường (đối với các trường ngoài công lập là hội đồng quản trị). • Trần Bá Giao . cao cho các GS, phó GS, đó chính là giải pháp để tạo điều kiện cho các nhà khoa học toàn tâm, toàn ý cho NCKH và nâng cao chất lượng đào tạo. Nên có chế độ tăng lương đột xuất và vượt bậc cho. thống phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo, tạo điều kiện các nhà giáo yên tâm và dành tâm huyết hơn nữa cho sự nghiệp dạy người phải coi là “cái phúc” của nước nhà. Phụ cấp và lương cho nhà giáo như thế. đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp GD nước nhà. Thẩm quyền thưởng lương vượt cấp được gắn với sự phân cấp quản lý trong GD. Trong trường hợp đó, thẩm quyền tăng lương có thể giao cho Chủ tịch UBND

Ngày đăng: 12/07/2014, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w