1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nỗi lo học nhóm thời tín chỉ ppsx

4 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 104,68 KB

Nội dung

Nỗi lo học nhóm thời tín chỉ Khi đào tạo theo tín chỉ được áp dụng ở một số trường đại học thì phương pháp học theo nhóm cũng xuất hiện. Không thể phủ nhận những ưu điểm cũng như nhiều cái lợi khi các bạn sinh viên được làm quen với cách làm việc theo nhóm trong những lần thảo luận hoặc làm bài tập. Thế nhưng, cách suy nghĩ thiếu trách nhiệm với tập thể và với chính bản thân cũng như thói quen ỷ lại tồn tại trong không ít sinh viên hiện nay thì kiểu học này nhiều khi lợi bất cập hại. Tôi biết rõ điều này qua câu chuyện với một sinh viên khoa hành chính của trường đại học Luật Hà Nội. Là sinh viên năm thứ 3, một năm lớp Nga chỉ có 3 môn học theo tín chỉ, mỗi môn phải thực hiện 2 bài tập nhóm. Số lượng bài tập không nhiều nhưng để hoàn thành một bài tập, mỗi nhóm phải mất nhiều buổi để cùng thảo luận. Người có trách nhiệm điều hành, tổ chức, tập hợp mọi người và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên là trưởng nhóm. "Đứa vô lo thì cứ tung tăng, kiểu gì cũng có điểm. Đứa có trách nhiệm thì phải thức đêm thức hôm làm bài tập trũng mắt, có bực vẫn phải hậm hực làm vì sợ điểm thấp. Nhóm em có 10 người thì một anh người Lào không tính, nhưng có một thành viên điểm thi đầu vào cao đàng hoàng, chứng tỏ chỉ số IQ không thấp, vậy mà chưa từng bao giờ được hân hạnh được thấy mặt bạn ấy trong những lần làm bài tập nhóm. Phàn nàn, chỉ trích, thậm chí to tiếng cũng có nhưng vô ích, chỉ nhận được một câu: các cậu làm, tớ lo phần đánh máy, thế là hòa". Với nhiều sinh viên, việc học nhóm "lợi bất cập hại" Không phải thái độ của sinh viên trong học nhóm không liên quan đến việc thầy cho điểm. Theo Nga, mỗi khi tổng kết bài tập nhóm bao giờ cũng có kèm theo biên bản làm việc trong đó có xếp loại từng cá nhân theo thái độ làm việc đàng hoàng. Thế nhưng, biên bản tổng kết này cũng chỉ là hình thức vì hầu hết do nể nhau, ngại nên ai đã một người xếp loại A là số còn lại cũng loại A một lượt. Thông thường, trưởng nhóm bao giờ cũng là người vất vả nhất, thậm chí không ít trưởng nhóm là người duy nhất làm việc thực sự. Trong các giờ seminar, khi thầy giáo yêu cầu đại diện của nhóm lên thuyết trình thì cũng chính trưởng nhóm chứ không ai khác bị các thành viên "đùn đẩy" trách nhiệm. Việc thầy chấp nhận chỉ một đại diện nhóm thuyết trình là đủ mà không yêu cầu có ý kiến thảo luận của các thành viên khác cũng là cơ hội để những chủ nghĩa ỷ lại kia có đất sống. Nghịch lý không làm bài tập mà điểm vẫn cao như thường đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" chắc chắn không chỉ trong lớp học của khoa Hành chính đại học Luật như Nga kể. Thế nhưng, Hảo, cũng sinh viên trường Luật, người giữ vai trò trưởng nhóm hai năm nay dường như ít bận tâm đến trách nhiệm nặng nề của 1 trưởng nhóm: Nhiều lúc cũng khó chịu trước thái độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm của một số bạn nhưng em không bao giờ nghĩ mình thiệt thòi hay "ôm rơm nặng bụng" như cách nghĩ một số người vì em được nhiều thứ, không chỉ kiến thức mà còn là kỹ năng thuyết trình, sự tự tin, kinh nghiệm và cách điều hành nhóm. Đó cũng chính là những tố chất không thể thiếu của những sinh viên trong thời hội nhập mà nếu ai không nhanh chóng nhận thức chắc chắn sẽ bị đi lùi, tụt hậu. Nguyễn Nhung . Nỗi lo học nhóm thời tín chỉ Khi đào tạo theo tín chỉ được áp dụng ở một số trường đại học thì phương pháp học theo nhóm cũng xuất hiện. Không thể phủ nhận. 3, một năm lớp Nga chỉ có 3 môn học theo tín chỉ, mỗi môn phải thực hiện 2 bài tập nhóm. Số lượng bài tập không nhiều nhưng để hoàn thành một bài tập, mỗi nhóm phải mất nhiều buổi để cùng. nhóm. Phàn nàn, chỉ trích, thậm chí to tiếng cũng có nhưng vô ích, chỉ nhận được một câu: các cậu làm, tớ lo phần đánh máy, thế là hòa". Với nhiều sinh viên, việc học nhóm "lợi bất

Ngày đăng: 12/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w