1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI KIẾN

8 502 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 395,5 KB

Nội dung

10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI KIẾN Kiến là một động vật thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất. Dưới đây là 10 điều thú vị về loài kiến mà ít ai trong chúng ta biết đến. 1. Sự hiện diện rộng khắp của loài kiến Theo nhiều cách, kiến là một loài vật duy nhất nằm ngoài họ linh trưởng có “hành vi” giống như con người. Trong đó tiêu biểu nhất là sự phổ biến hay nói cách khác, các họ nhà kiến đã, giống như con người chúng ta, chinh phục và có mặt hầu như khắp mọi nơi trên quả đất đất này. Hầu hết ở tại các nơi khác, kiến được xem như là “dân bản xứ”. Nhưng tại Nam Cực, chúng chỉ được xem là "dân nhập cư" mà thôi. Tại vùng Cực Nam của Trái đất có loài kiến Argentina vốn di cư sang từ Nam Mỹ bằng cách “quá giang” qua đường hàng không, xe tải và cả tàu hàng. Một số các nhà khoa học xem loài kiến Argentine như là một siêu-đàn kiến và có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Loài kiến này sẵn sang xé xác các nhóm loài khác thành từng mãnh vụn nhưng khi những con kiến Argentine này gặp những người đồng hương trên đất Nhật, thì chúng lại làm quen với nhau rất nhanh chóng. 2. Sự nổi loạn của những con kiến “nô lệ” Ảnh: Alexandra Achenbach/ Ludwig-Maximilians University Những con kiến có thể trở thành một loài vật xấu xa, có tổ chức và đáng sợ. Trong khi mà một số loài kiến sẽ chỉ tấn công những mối đe doạ xuất hiện trên đường đi của chúng, kể cả con người, thì một số khác lại có khuynh hướng bạo lực với chính những loài kiến khác. Săn nô lệ: loài kiến có tên khoa học là Protomognathus americanus thường tổ chức những cuộc đột kích vào đàn kiến nhỏ hơn Temnothorax, bắt đi những con kiến con, mang về tổ và bắt chúng làm việc như những người phục dịch cho đàn kiến con của chúng. Temnothorax không phải là loài kiến duy nhất bị bắt ép làm nô lệ, nhưng đây là loài kiến duy nhất được ghi nhận là có sự nổi loạn nhất định. Những nghiên cứu và quan sát đã ghi nhận việc những con kiến Temnothorax bị giam cầm đã trả thù bằng cách tàn sát các con kiến con mà chúng được giao nhiệm vụ chăm sóc. 3. Dùng thân nối cầu Ảnh: istockphoto Một số loài kiến có một tài năng mà ít ai biết: đó là trở thành một vận động viên xà đu. Trong một vài loài kiến nhất định, nếu như những con kiến cần đi qua một nhánh cây khác thì chúng liền dùng chính thân mình để tạo thành một chiếc cầu nối để cho những con khác đi qua. Kỳ công này cũng đã được kiểm nghiệm ngay trong phòng thí nghiệm bởi Giáo sư Nigel Franks thuộc trường Đại học Bristol. Ông này đã dùng một miếng gỗ để làm cầu cho loài kiến tên Panamanian vận chuyển thức ăn đi ngang nhưng trên đó ông đã khoét sẵn một cái lỗ. Kết quả cho thấy đã có những con kiến dùng thân mình để lấp lại lỗ hổng đó. Thêm vào đó, một số con kiến khác có biểu hiện như là kiểm tra cái lỗ trước để xem thân của cá thể nào là vừa vặn để làm cấu nhất và sau đó trở thành kẻ vá lỗ hổng ấy. 4. Lỗ châu mai Trong họ nhà kiến thường có sự phân chia thành những nhóm với nhiệm vụ khác nhau; ví dụ như kiến chiến sĩ, kiến nông dân-là loài kiến chuyên cắt lá cây và mang vể tổ để ũ lên một loại nấm mốc và sau đó sử dụng loại nấm mốc này như thức ăn chính. Tuy nhiên có một loài kiến có khả năng thực hiện cả hai việc trên cùng lúc: đó là loài kiến có tên khoa học là Allomerus decemarticulatus. Loài kiến Allomerus cũng đam mê trong việc trồng nấm, nhưng có điều là không phải để ăn. Thay vào đó, chúng dùng gai của cây, một số nguyên liệu khác và thêm vào phụ gia nấm mốc để tạo nên những cái bẫy trên thân cây leo. Cấu trúc bẫy này có những lỗ nhỏ để cho những con kiến Allomerus chui vào ẩn nấp và chờ đợi. Khi có những con côn trùng lớn xuất hiện và đậu trên cái bẫy này, lũ kiến sẽ ngay lập tức lao ra giết chết những con côn trùng bằng nhiều cái đốt liên tục và sau đó mang chiến lợi phẩm đi. 5. Bảo vệ các đối tác: loài kiến có thể trở nên hung hăng, thô lỗ nhưng cũng có thể trở nên rất tình cảm. Cụ thể là một loài kiến vốn ưa kiểu sống cộng sinh với cây và một giống rận ăn lá cây khác. Trong mối quan hệ này, cây tiết ra một loại chất sáp làm thức ăn cho những con rận, còn những con rận có vai trò tạo ra một loại mật ngọt bổ dưỡng để nuôi sống những con kiến này. Về phần kiến, chúng đóng vai trò như những người bảo vệ, những chiến binh sẵn sàng chống lại những kẻ thù của hai loài trên. 6. Sống chung với những “kẻ mai táng”: nếu những con kiến Argentina nghĩ rằng một con kiến nào đó trong đàn đã chết, nó sẽ mang con kiến đó đến hố rác mặc cho con kiến đáng thương kia vẫn còn đang cử động. Sở dĩ chúng có hành vi này la do trong suốt quá trình sống loài kiến Argentina tiết ra một loại chất hoá học để đánh dấu sự hiện diện của chúng và có nghĩa là chúng vẫn đang còn sống. Nhà sinh vật học Dong-Hwan Choe gần đây đã khám phá ra rằng nếu ta tác động và làm cho chất hoá học này không tiết ra được thì ngay lập tức con kiến đó sẽ bị những con kiến mai táng cho là nó đã chết và mang đi đến hố rác. 7. Truyền đạt kinh nghiệm và dạy bảo: các nhà khoa học tin rằng loài kiến Temnothorax có một cách truyền đạt kinh nghiệm đúng nghĩa và chưa từng thấy ở bất cứ loài vật nào. Những con kiến “thầy” sẽ dẫn “học trò” của nó đến những đường đi tới chổ có thức ăn vừa được phát hiện và chỉ cho chúng biết con đường nào là đường mới. Và chính chững con kiến học trò quyết định tốc độ chạy sau khi ngó quanh và nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình nơi đó. Thực ra con kiến thầy vốn có thể đến chổ có thức ăn nhanh hơn nếu nó không phải chỉ bảo các học trò phía sau về đường đi mới, nhưng loài kiến đã học được một bài học giống như con ngươi chúng ta: đó là sự dạy bảo lúc nào cũng cần kiên nhẫn. 8. Bị biến thành xác sống không đầu Kiến lửa có một kẻ thù truyền kiếp là ruồi Nam Mỹ. Những con ruồi cái Nam Mỹ thường đẻ trứng vào trong thân mình những con kiến lửa. Những ấu trùng ký sinh trong người con kiến sẽ sau đó di trú trong đầu con kiến và khiến nó rời bỏ tổ kiến. Một thời gian sau những ấu trùng này lớn lên và giết chết con kiến từ bên trong. Điều đặc biệt trong quá trình này còn phải kể đến việc giống ruồi này chỉ đẻ trứng vào người những con kiến lửa mà thôi. Trước phát hiện đó, các nhà khoa học và giới chức bang Texas, Hoa Kì đã bắt đầu chiến dịch dùng ruồi để hạn chế sự sinh sôi và lan rộng nhanh chóng của những đàn kiến lửa. 9. Chẳng có “nữ giới”: loài kiến mang tên Mycocepurus smithii được xem là một loài kiến không cần giống cái. Thực ra, trên thực tế người ta chưa bao giờ thấy được con kiến cái nào thụộc dòng này hiện diện cả. Nếu như thông thường các loài kiến sinh sản theo kiểu giao phối từ hai giới tính khác nhau thì ở loài kiến này việc sinh sản chính là nhân bản vô tính từ một cơ quan nào đó của kiến chúa mà các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được. Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Arizona là những người đầu tiên nghiên cứu về loài kiến này vì khả năng làm nghề nông của chúng không chỉ dừng ở mức cắt lá làm nấm như loài kiến căt lá thông thường mà còn mở rộng trong việc trồng các loại thức ăn khác. Và việc không tìm thấy con kiến cái nào trong đàn kiến này đã khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên và cho tiến hành việc phân tích DNA. Và việc phân tích cho thấy tất cả các con kiến thụộc loài này đều là bản sao của kiến chúa từ viện nhân bản. Điều này theo các nhà khoa học là cực kì hiếm có và họ cũng chưa tìm hiểu được rằng việc này đã bắt đầu từ bao giờ. 10. Tồn tại trong suốt 100 triệu năm Hơn 200 loài kiến được xếp vào loại hiếu chiến vì lí do hung hăng và cả vì cách àm chúng cư xử. Chúng thường có khuynh hướng chiến đấu và cắn giết hơn là tập trung cho việc xây tổ. Và việc vì sao những hành vi này lại phổ biến như vậy trong loài kiến thì đó vẫn còn là một điều bí mật. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hành vi này tuỳ thụộc vào những lục địa khác nhau. Tuy nhiên vào năm 2003, nhà nghiên cứu Sean Brady thụộc trường đại học Cornell đã phát hành một báo cáo mang tựa đề “hội chứng hiếu chiến của kiến” và đã đưa ra giả thuyết rằng sự hiếu chiến của kiến bắt nguồn từ một siêu lục địa Gondwana và sau đó đã lan rộng trên khắp thế giới. Và nếu giả thuyết này đúng thì cũng có nghĩa là loài kiến đã “khủng bố” thế giới trong suốt 100 triệu năm qua. ( Theo discovermagazine) . 10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI KIẾN Kiến là một động vật thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến. các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất. Dưới đây là 10 điều thú vị về loài kiến mà ít ai trong chúng ta biết. khoa học xem loài kiến Argentine như là một siêu-đàn kiến và có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Loài kiến này sẵn sang xé xác các nhóm loài khác thành từng mãnh vụn nhưng khi những con kiến Argentine

Ngày đăng: 12/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w