Nhận biết nấm độc Ngoài tự nhiên có khoảng trên 100 loại nấm dại, song loại có thể ăn được chỉ có khoảng từ 30 – 40 loại. Có những loại nấm độc rất giống nấm thường, mọc lẫn với nấm ăn được, khiến người đi hái nấm rất dễ bị nhầm. Đã vậy nhiều khi trong chế biến lại sai sót như nếu không đun kỹ hoặc dụng cụ dùng để đun nấu, đựng đồ ăn chín có dính nấm sống, ăn vào cũng có thể gây ngộ độc. Mặt khác một số loại nấm vốn thuộc loại không độc nhưng nếu mọc ở nơi môi trường bị ô nhiễm hoặc tầng đất bên dưới có những khoáng chất độc hại như phốt pho, thạch tín, thủy ngân… nếu ăn phải cũng gây ngộ độc. Vậy nhận biết nấm độc như thế nào? Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân…, khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra. Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi. Thử nghiệm biến màu: Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc, nếu ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc. Ngoài ra, sau khi nấu chín, có thể dùng đũa, thìa bạc để thử trước khi ăn giống như cách thử của vua chúa xưa kia vẫn thường làm vậy. Thử nghiệm bằng sữa bò: Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc. Những lưu ý khi ăn nấm dại: - Không hái thứ nấm mình không biết chắc. Mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc. Tốt nhất là nên luộc sôi trước rồi bỏ nước mới lấy cái để xào nấu sẽ giảm bớt độc tính. - Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn. - Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại tuy không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy sẽ gây ngộ độc. - Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… phải lập tức đến bệnh viện ngay để được cứu chữa kịp thời. Nếu không kịp, cần có các biện pháp sơ cứu đơn giản gây nôn như ngoáy họng bằng lông gà, lấy tay móc họng, uống mùn thớt hoặc tìm những thuốc dễ thấy để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hại trong nấm mà cơ thể chưa kịp hấp thu, nhằm giảm nhẹ mức độ ngộ độc. Sau khi sơ cứu, cũng cần phải đưa ngay người bệnh tới viện cấp cứu, tốt nhất là khoa chống độc. Phân biệt nấm lành, nấm độc Nấm là loại thân mềm, mọc tự nhiên ở khắp nơi, song tập trung nhiều ở rừng và những vùng ẩm thấp có cây cối rậm rạp, ít ánh sáng. Nấm rất phong phú về chủng loại, tuy nhiên nấm sử dụng ăn được và an toàn cho con người thì rất ít (sự thật thì mới trồng trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và các trung tâm sản xuất của một số trường đại học). Đó là nấm rơm, nấm sò, nấm hương dùng làm thực phẩm trong đời sống hằng ngày. Còn các loại nấm mọc tự nhiên ở khu rừng, bên các đường đi hay bờ suối ở vùng sâu, vùng xa thì hết sức cẩn thận khi sử dụng. Cần nhận thức được vấn đề nguy hiểm do ăn phải nấm độc gây nên những cái chết thương tâm cho bà con các dân tộc vùng sâu, vùng xa ít hiểu biết về nấm độc. Các nhà khoa học đã khuyến cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là tuyệt đối không hái các loại nấm có màu sắc sặc sỡ, chỉ hái nấm biết chắc là ăn được, tuyệt đối không được ăn nấm lạ, không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ các nấm già, nấm đã ôi thiu, tránh và không hái các loại nấm sau đây: Nấm độc xanh đai có mũ màu xanh đen nhạt có đường kính từ 6- 12cm, có bao gốc dạng đài hoa, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống. Nấm độc nâu: Có mũ màu nâu nhạt, đường kính từ 5- 10cm, phủ các vẩy mụn màu trắng có nhiều gồ điển hình, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống. Nấm độc trắng: mũ màu trắng, đường kính từ 7- 10cm, có bao giódáng đài hoa, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống. Nấm mũ khía: mũ nấm dạng nón dẹt có khía từ đỉnh xuống núp đường kính từ 3,5- 8cm, có sắc thái nâu đỏ. Tất cả các loại nấm trên đều mọc tự nhiên trong rừng và đây là các loại nấm độc, không được sử dụng làm thực phẩm. Vì vậy, bà con các địa phương tuyệt đối không thu hái, mua bán và sử dụng các loại nấm nêu trên. . Nhận biết nấm độc Ngoài tự nhiên có khoảng trên 100 loại nấm dại, song loại có thể ăn được chỉ có khoảng từ 30 – 40 loại. Có những loại nấm độc rất giống nấm thường, mọc lẫn với nấm. loại nấm có màu sắc sặc sỡ, chỉ hái nấm biết chắc là ăn được, tuyệt đối không được ăn nấm lạ, không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ các nấm già, nấm đã ôi thiu, tránh và không hái các loại nấm. nếu ăn phải cũng gây ngộ độc. Vậy nhận biết nấm độc như thế nào? Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu