Chữa loạn nhịp tim bằng đông y Y học cổ truyền quy chứng loạn nhịp tim vào chứng tâm quý (sợ, hồi hộp), chính xung (đau giữa tim), hung tý (đau hông sườn). Triệu chứng Bình thường nhịp đập của tim dao động trong khoảng 60-80 lần mỗi phút, tim đập đều. Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng lên hay chậm lại, hoặc đập không đều gọi là loạn nhịp. Y học cổ truyền quy chứng loạn nhịp tim vào chứng tâm quý (sợ hãi), chinh xung (đau chính giữa), hung tý (đau hông sườn). Mỗi thể bệnh có những triệu chứng như sau: Thể khí âm lưỡng hư thì có triệu chứng người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực, ăn uống ít, bụng đầy, người bứt rứt, khó ngủ hoặc ngủ hay mơ không ngon giấc. Thể âm hư hỏa vượng thì có triệu chứng hồi hộp, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi lưng… Thể tâm tỳ đều hư thì người mệt mỏi, sắc mặt không tươi, ăn uống ít, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, hoa mắt… Thể tỳ thận dương hư: da khô kém tươi nhuận, phù toàn thân, người mệt mỏi, sắc mặt tái, các khớp đau nhức, lưng gối đau mỏi, ăn uống kém… Điều trị Theo lương y Phạm Như Tá (TP.HCM), với thể khí âm lưỡng hư thì phép trị là “bổ khí, dưỡng âm”, dùng bài thuốc gồm các vị: mạch môn, nhân sâm, sinh địa (cùng 12g), huỳnh kỳ (chích mật), tiểu mạch (cùng 16g), chích cam thảo 8g, và 4 trái táo. Nếu có mất ngủ thì thêm sao táo nhân (16-20g), bá tử nhân 12g. Còn ở thể âm hư hỏa vượng thì phép trị là “tư âm, giáng hỏa”, bài thuốc thường được dùng là “thiên vương bổ tâm đơn gia giảm”, gồm các vị: sinh địa, phục thần, bá tử nhân, táo nhân (cùng 16g) đảng sâm, đơn sâm, huyền sâm, thiên ma, quy đầu (cùng 12g), viễn chí, kiết cánh (cùng 8g), mạch môn 20g, ngũ vị 4g. Phép trị ở thể tâm tỳ đều hư là “ích khí, dưỡng huyết”, bài thuốc thường dùng là “quy tỳ thang gia giảm”, gồm các vị: đương quy, bạch truật (sao cám hoặc gạo), nhãn nhục (cùng 12g), đảng sâm, huỳnh kỳ (cùng 16g), chích cam thảo 4g, phục thần 10g, viễn chí, táo nhân (sao đen) – cùng 8g, mộc hương 6g, thục địa 20g, sinh khương 5g, và 3 trái táo. Còn phép trị thể tỳ thận dương hư là “ôn bổ tỳ thận”, dùng bài “phụ tứ lý trung thang gia giảm”, với những vị: đảng sâm, phục linh, bạch truật, bạch thược (cùng 12g), phụ tử 10g, chích thảo 8g, nhục quế 4g. Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào 4 chén nấu còn 1 chén, cho nước thuốc ra. Nước nhì cho 3 chén nước vào tiếp nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. Ăn nhạt tốt cho tim Những hạt màu trắng nhỏ bé và chỉ chiếm 1 lượng vô cùng khiêm tốn trong chế độ ăn hằng ngày lại có sức ảnh hưởng to lớn đối với sức khoẻ con người. Chỉ cần tăng hay giảm chút ít đều có thể mang lại những kết quả trái ngược nhau. Sử dụng mô phỏng Mô hình hoạt động mạch vành tim trên máy tính, các nhà nghiên cứu đã tìm ra tác dụng của việc giảm lượng muối “nạp” vào từ 0 – 6g trong việc phòng tránh bệnh tim và nguy cơ tử vong do bệnh tật. Họ cho rằng nếu người Mỹ giảm 1g muối trong thực đơn hàng ngày thì trong 10 năm tới, số bệnh nhân tim mới sẽ giảm 250.000 và số ca tử vong do các bệnh tim mạch giảm 200.000. Nếu giảm 3g muối nạp vào mỗi ngày, hoặc giảm 1.200mg natri thì số ca mắc bệnh tim mới sẽ giảm 6%, số ca đau tim giảm 8% và số ca tử vong giảm 3%. Nếu giảm 6g muối mỗi ngày, sẽ giảm được 1,4 triệu ca mắc bệnh tim mới và 1,1 triệu ca tử vong trong thập kỷ tới. “Chỉ cần ăn nhạt 1 chút xíu, tức là không làm thay đổi khẩu vị món ăn, cũng có thể mang đến những lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người”, GS Kirsten Bibbins – Domingo, Trưởng nhóm nghiên cứu kiêm giảng viên Dược và dịch tễ học ĐH California – San Francisco, nói. Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi ngành chế biến thực phẩm và chính phủ giảm bớt lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn bởi đây mới là thủ phạm chính dẫn tới tỉ lệ mắc bệnh tim mạch gia tăng. Trước khi ngành thực phẩm có một cuộc cách mạng hay chính phủ có một cơ chế giám sát mới, mỗi cá nhân hãy thực hiện những điều dưới đây để giảm lượng muối bạn ăn hàng ngày: - Mua rau tươi sống (rau đóng hộp thường có nhiều muối). Nếu phải dùng đồ hộp, hãy giảm lượng muối bằng cách để ráo đồ ăn và rửa lại bằng nước trước khi dùng. - Hãy thận trọng khi dùng gia vị có chứa nhiều muối như nước sốt (gồm cà chua và nấm), mù tạt, bột ngọt, gia vị làm salát, nước mắm, nước canh thịt, dầu ô lưu, dưa cải và các loại dưa muối khác. Mua các loại gia vị tương tự nhưng ít muối như xì dầu. - Tránh dùng đồ ăn ướp lạnh cũng như thịt hun khói. Những loại cá đông lạnh (cá ngừ, cá hồi và cá mòi) có rất nhiều muối. - Đọc kỹ nhãn mác sản phẩm và chọn thực phẩm ít muối, đặc biệt là khi chọn đồ đông lạnh, súp hộp, thực phẩm đóng gói và những món ăn sẵn. - Khi đi ăn hàng, hãy hỏi bồi bàn xem họ có thực đơn hoặc có phục vụ đồ ăn ít hoặc không muối không. - Chọn quả hạch, các loại hạt, bánh quy, bỏng ngô và bánh quy xoắn không đường (hoặc ít đường). - Tránh đặt lọ muối trên bàn ăn. Tạo hương vị cho món ăn bằng những gia vị và thảo mộc để thay muối. - Nếm đồ ăn trước khi bạn nêm muối. Mọi người thường có thói quen nêm muối khi chưa thử. Nếu ăn thử trước khi cho muối, bạn sẽ biết được muối và những gia vị khác đã đủ chưa . Chữa loạn nhịp tim bằng đông y Y học cổ truyền quy chứng loạn nhịp tim vào chứng tâm quý (sợ, hồi hộp), chính xung (đau giữa tim) , hung tý (đau hông sườn). Triệu chứng Bình thường nhịp. tim dao động trong khoảng 60-80 lần mỗi phút, tim đập đều. Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm cho nhịp đập của tim tăng lên hay chậm lại, hoặc đập không đều gọi là loạn nhịp. Y học cổ truyền. bệnh tim và nguy cơ tử vong do bệnh tật. Họ cho rằng nếu người Mỹ giảm 1g muối trong thực đơn hàng ng y thì trong 10 năm tới, số bệnh nhân tim mới sẽ giảm 250.000 và số ca tử vong do các bệnh tim