Khắc phục chứng đau nửa đầu ở phụ nữ Theo ước tính, cứ 100 người thì có gần 11 người bị chứng đau nửa đầu hành hạ và 3 trong 4 người bị đau nửa đầu là phụ nữ. Đặc biệt phụ nữ trong nhóm tuổi 35-45. Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài 3-72 giờ và những cơn đau tái phát có thể gây mệt mỏi, làm hạn chế nghiêm trọng các hoạt động hàng ngày của bạn. Bệnh đau nửa đầu Không như chứng đau đầu thông thường hay đau đầu do lạnh, bệnh đau nửa đầu thường rất khó chịu hay tái đi tái lại và thường đi kèm với buồn nôn. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau một bên đầu, có thể lan sang cả hai bên và có thể cản trở nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có một vài dấu hiệu báo trước trước khi bị cơn đau nửa đầu tấn công như: mạch đập nhanh, hoa mắt… Người ta cho rằng cơn đau nửa đầu là do sự thay đổi trong dòng máu chảy về não. Bệnh cũng có thể do stress hay các yếu tố khác. Triệu chứng bệnh Dấu hiệu nhận biết Triệu chứng cơ bản là đau nửa đầu thành từng cơn nhưng biểu hiện cụ thể của từng bệnh nhân lại rất đa dạng với những biểu hiện chung như sau: Tiền triệu: bệnh nhân thường có các dấu hiệu báo trước xuất hiện một vài giờ hay một vài ngày trước khi xuất hiện cơn Migraine. Các dấu hiệu tiền triệu hay gặp là rối loạn tiêu hóa (chán ăn, chướng bụng, đầy hơi hoặc đôi khi lại ăn rất ngon miệng) kèm theo với những thay đổi về khí sắc như trầm cảm, lo âu, buồn rầu, mất ngủ, bồn chồn; bệnh nhân rất dễ bị kích thích và cáu gắt vô cớ. Người bệnh có thể biết được những triệu chứng báo hiệu gần như là quen thuộc của mình và có thể dùng các thuốc ngăn chặn không cho cơn xuất hiện. + Cơn đau đầu: Xuất hiện kịch phát thành cơn dữ dội. Xuất hiện đau đầu một bên (đau nửa đầu); đôi khi đau đầu có thể xuất hiện luân hồi từ bên nọ lại chuyển sang bên kia. Trong cơn đau, bệnh nhân có cảm giác đau nặng đầu rất khó chịu, đôi khi đau theo nhịp mạch. Cơn đau thường bắt đầu nhẹ, sau đó tăng dần và thường đạt cực điểm sau khoảng nửa giờ. Cường độ đau từ âm ỉ, lan tỏa nhẹ nhàng đến đau dữ dội hoặc rất dữ dội; sau khi đạt cực điểm, triệu chứng đau sẽ giảm dần, lan tỏa và thường kèm theo tăng cảm da đầu. Thời gian của mỗi cơn đau kéo dài trung bình từ 4 – 12 giờ (nếu không được điều trị). + Các triệu chứng kèm theo: hay gặp nhất là nôn đi kèm theo đau đầu, tăng nhạy cảm với các kích thích giác quan (sợ ánh sáng, sợ tiếng động mạnh, nhạy cảm với mùi – vị); người bệnh rất dễ bị kích thích và cáu gắt. + Giai đoạn lui cơn: đau đầu thường giảm đi sau khi bệnh nhân nôn hoặc giảm dần trong ngày. Thông thường bệnh nhân phải ngủ được mới hết cơn, ngủ càng sâu thì càng nhanh hết cơn đau đầu. + Giai đoạn sau cơn (kéo dài một vài giờ): người bệnh thường đi tiểu nhiều, mệt mỏi, trạng thái bồn chồn khó tập trung tư tưởng. Nguyên nhân gây bệnh Những thay đổi thông thường của thời tiết hay độ cao có thể gây đau nửa đầu. Giấc ngủ thất thường (quá nhiều hay quá ít), sự gián đoạn của giấc ngủ thường ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Mùi hương quá đậm, đèn quá sáng hay tiếng ồn quá mức. Phụ nữ thường bị đau nửa đầu nhiều hơn vào chu kỳ kinh nguyệt, hoặc do viên tránh thai hay do hormone. Giảm nhẹ cơn đau nửa đầu Đau nửa đầu có nguồn gốc di truyền, do vậy cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để, cần phải phối hợp giữa điều trị cắt cơn với điều trị dự phòng cơn nhằm các mục tiêu làm giảm tần số, cường độ, thời gian và các triệu chứng kèm theo của cơn đau. - Thuốc điều trị cắt cơn đặc hiệu cổ điển là ergotamin tartrat viên 1mg. Đây là một ancaloid có tác dụng mạnh nhất của cựa lúa mạch có tác dụng gây co mạch, chống mất trương lực động mạch – phù hợp với cơ chế bệnh sinh của đau nửa đầu. Thuốc thường được dùng bằng đường uống hoặc đặt dưới lưỡi liều 1 viên, nhắc lại sau 30 phút nếu không đỡ. Tuy nhiên vì thuốc co mạch nên không dùng được ở những bệnh nhân có viêm tắc động mạch, các bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu cục bộ (như thiểu năng động mạch vành, hội chứng Raynaud) và những người đang mang thai. Đối với những cơn Migraine nhẹ và mới, có thể sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như aspirin, paracetamol hay một số thuốc chống viêm không steroid như alaxan, diclofenac, profenid… Đối với phụ nữ, liệu pháp hormone có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của họ. Thay đổi lối sống: ăn chế độ ăn lành mạnh và giữ cho cân nặng của bạn dưới tầm kiểm soát. Những người béo phì thường có khuynh hướng dễ bị đau nửa đầu hơn. Hút thuốc và uống rượu có thể dẫn đến cơn đau nửa đầu nghiêm trọng, vì vậy hãy tránh xa chúng. Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục nó tốt hơn. Hãy học cách thư giãn và ngủ tốt hơn. Tập thể dục thường xuyên, đi bộ hay bơi lợi có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu. Một số món ăn cũng có thể gây đau nửa đầu, bạn hãy hạn chế chúng ra khỏi khẩu phần của bạn. Khi bị đau, bạn hãy cố nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và mát hay đi tắm dưới vòi sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu. Một ly nước bổ dưỡng, mát-xa cổ, sau gáy và cơ… cũng có thể có ích cho bạn. . Khắc phục chứng đau nửa đầu ở phụ nữ Theo ước tính, cứ 100 người thì có gần 11 người bị chứng đau nửa đầu hành hạ và 3 trong 4 người bị đau nửa đầu là phụ nữ. Đặc biệt phụ nữ trong. sáng hay tiếng ồn quá mức. Phụ nữ thường bị đau nửa đầu nhiều hơn vào chu kỳ kinh nguyệt, hoặc do viên tránh thai hay do hormone. Giảm nhẹ cơn đau nửa đầu Đau nửa đầu có nguồn gốc di truyền,. (đau nửa đầu) ; đôi khi đau đầu có thể xuất hiện luân hồi từ bên nọ lại chuyển sang bên kia. Trong cơn đau, bệnh nhân có cảm giác đau nặng đầu rất khó chịu, đôi khi đau theo nhịp mạch. Cơn đau