Thầy thuốc hay bác sĩ là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. Thầy thuốc có thể là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ Tây y hay bác sĩ Đông y. Thành ngữ Việt Nam có câu "Lương y như từ mẫu" ý nói thầy thuốc phải là người có y đức chăm sóc cho người bệnh giống như mẹ hiền. Ở nhiều nước, sinh viên ngành Y trước khi tốt nghiệp trở thành thầy thuốc phải đọc lời thề Hippocrates. Ngày 27 tháng 2 là ngày thầy thuốc Việt Nam. Sau đây là nghề Bác sĩ Đông y Từ ngàn xưa, người phương Đông đã biết sử dụng những tính năng đặc biệt của cây cỏ, hoa trái để làm thuốc chữa bệnh. Và kinh nghiệm chữa bệnh ấy cứ thế lưu truyền từ đời này sang đời khác Ngày nay, khi trình độ Tây y đang đạt đến đỉnh cao, không ít người vẫn tưởng những phương pháp chữa bệnh theo y học Đông phương sẽ mất dần vị trí. Tuy nhiên, thực tế có phải thế? Nghề “Già”, nhưng không lạc hậu Theo sử sách còn lưu giữ lại thì cách đây trên 3.000 năm, ở Trung Quốc đã xuất hiện những bài thuốc chữa bệnh bằng cây cỏ. Song song đó là sự nổi lên của nhiều danh y như: Biển Thước (410 - 310 tr.CN), Hoa Đà (141 - 208, thời Tam Quốc), Trương Trọng Cảnh (thời Đông Hán) Còn qua những bộ phim kiếm hiệp thì người hành nghề Đông y thường được hình dung như một người vai mang túi vải, tay cầm gậy, lang bạt giang hồ từ nơi này sang nơi khác để hành hiệp chữa bệnh cứu người, thỉnh thoảng lại một mình lặng lẽ lên núi cao để hái thuốc Có lẽ chính vì thế mà nhiều người cho rằng nghề thầy thuốc Đông y đã già cỗi, và trong thời đại hiện nay thì nghề này hẳn là đã vô cùng lạc hậu. Tuy nhiên, theo Lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư kí Hội dược liệu TP) thì: “Nghề thuốc Đông y đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, và hai danh y Tuệ Tĩnh (1341 -1388), Hải Thượng Lãn Ông (1724 - 1791) được xem như thủy tổ của Đông y Việt Nam. Cùng với thời gian, y học cổ truyền của chúng ta phát triển lúc mạnh lúc yếu, nhưng chưa bao giờ biến mất. Còn hiện nay thì nghề này lại đang có “giá”. Rất nhiều người phương Tây đã đến Việt Nam để bắt mạch, bốc thuốc chữa bệnh. Bởi so với nhiều loại thuốc tân dược, thuốc Bắc (có xuất xứ từ Trung Quốc) và thuốc Nam (có xuất xứ từ cây cỏ Việt Nam) hiệu quả mà lại ít có phản ứng phụ ”. Không chỉ riêng Việt Nam chúng ta, một số nước trong khu vực cũng đang chú trọng đến việc thu hút người phương Tây đến chữa bệnh bằng liệu pháp Đông y. Điển hình như Singapore, hàng năm đảo quốc này đón nhận khoảng 150.000 người đến khám chữa bệnh. Thông thạo đông tây So với những người học chữa bệnh, bốc thuốc theo phương pháp gia truyền (được gọi là Đông y sĩ, Lương y - người theo phương pháp gia truyền sau khi tham dự các lớp chuẩn hóa của Bộ Y tế sẽ được cấp bằng này), những bác sĩ Đông y được đào tạo bài bản hơn. Ngọc Lâm (sinh viên trường ĐH Y Dược) giải thích: “Bốn năm đầu tụi mình được đào tạo cơ bản giải phẫu học, sinh lí học, bệnh học Đây toàn là những môn học của y học hiện đại (Tây y). Những năm sau, sinh viên mới được trang bị kiến thức về y học cổ truyền, bệnh học y học cổ truyền, các loại cây thuốc chữa bệnh, phương pháp bắt mạch, châm cứu, bấm huyệt ”. Chính vì thế mà chẳng những tinh thông về y thuật cổ truyền, nhiều bác sĩ Đông y ngày nay còn khá thông thuộc y thuật phương Tây, có kiến thức chẩn đoán bệnh theo y học hiện đại, các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm sinh hóa máu, đọc phim X quang, siêu âm, điện tâm đồ Ngoài ra còn có thể kê toa thuốc tân dược, truyền nước biển những y thuật mà thầy thuốc “hành hiệp” chữa bệnh theo kiểu phim kiếm hiệp không hề làm được! Những người học nghề thầy thuốc Đông y, cho dù theo kiểu gia truyền hay được đào tạo ở trường, thông thường đều có sức khỏe cường tráng, nhiều người còn biết võ thuật. Điều này xuất phát từ việc họ rất tinh thông về kinh mạch, huyệt đạo, xương khớp “Chính vì thế mà bạn cũng đừng quá bất ngờ khi phát hiện một Lương y hay bác sĩ Đông y nào đó sáng khám chữa bệnh, hốt thuốc châm cứu cho bệnh nhân, chiều ra sân tập võ ” - Lương y Đinh Công Bảy cho biết thêm. Và đó cũng chính là chân dung của một bác sĩ Đông y thời nay - người đang kết hợp hai nền y thuật lại với nhau để "hành hiệp" cứu người. Để trở thành một bác sĩ đông y, bạn có thể theo học khoa Y học cổ truyền tại trường ĐH Y Dược hoặc Trung tâm bồi dưỡng - đào tạo Cán bộ y tế TP (6 năm). Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng bác sĩ y họccổ truyền (hay còn gọi là bác sĩ Đông y). Người tốt nghiệp có thể làm việc ở các bệnh viện, trung tâm y tế mở lớp dưỡng sinh cho mọi lứa tuổi. Hầu như tất cả tên các loại cây cỏ, thuốc, các cơ quan trên cơ thể con người đều được chuyển qua gọi theo thuật ngữ chuyên môn, vì thế người bác sĩ y học cổ truyền ngoài việc yêu thích công việc ra phải là người thực sự đam mê ngôn ngữ Hán - Nôm. Nếu hội đủ những điều kiện đó thì bạn không khó lắm để trở thành một thầy thuốc giỏi . thuốc có thể là bác sĩ đa khoa hay bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ T y y hay bác sĩ Đông y. Thành ngữ Việt Nam có câu "Lương y như từ mẫu" ý nói th y thuốc phải là người có y đức chăm sóc. phương pháp gia truyền (được gọi là Đông y sĩ, Lương y - người theo phương pháp gia truyền sau khi tham dự các lớp chuẩn hóa của Bộ Y tế sẽ được cấp bằng n y) , những bác sĩ Đông y được đào tạo. viên ngành Y trước khi tốt nghiệp trở thành th y thuốc phải đọc lời thề Hippocrates. Ng y 27 tháng 2 là ng y th y thuốc Việt Nam. Sau đ y là nghề Bác sĩ Đông y Từ ngàn xưa, người phương Đông đã