CHUYÊN ĐỀ 1: ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ HIĐROCACBON Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp X gồm CH 4 , C 3 H 6 và C 4 H 10 thu được 4,4 g CO 2 và 2,52 g H 2 O. Giá trị của m là: A. 1,48 g B. 2,48 g C. 14,8 g D. 24,7 g Câu 2: Đốt cháy 0,1 mol C 2 H 4 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH) 2 . Khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi: A. tăng 2,4 g B. giảm 2,4 g C. tăng 1,2 g D. giảm 1,2 g ANCOL – PHENOL Câu 1: Cho 15,6 g hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 g Na, thu được 24,5 g chất rắn. Hai ancol đó là: A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH B. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH C. C 3 H 5 OH và C 4 H 7 OH D. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH Câu 2: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 g. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với H 2 là 15,5. Giá trị của m là: A. 0,92 g B. 0,32 g C. 0,64 g D. 0,46 g Câu 3: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol etilen glycol và 0,2 mol chất X. Để đốt cháy hỗn hợp A cần 21,28 lít O 2 ở đktc và thu được 35,2 g CO 2 và 19,8 g H 2 O. Khối lượng phân tử của X là: A. 184 B. 92 C. 123 D. 246 Câu 4: Cho 1,24 g hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H 2 ở đktc và m (g) muối Na. Giá trị của m là: A. 1,93 g B. 2,93 g C. 1,9 g D. 1,47 g Câu 5: Tách nước hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 g CO 2 . Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO 2 tạo ra là: A. 2,94 g B. 2,48 g C. 1,76 g D. 2,76 g Câu 6: Cho 15,4 (g) hỗn hợp gồm ancol etylic và etylen glycol tác dụng vừa đủ với Na thì thu được 4,48 lít H 2 (đktc) và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch muối thì thu được chất rắn có khối lượng là: A. 22,2 g B. 15,2 g C. 24,2 g D. 24,4 g Câu 7: Cho 2,84 g hỗn hợp 2 ancol no đơn chức , đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với Na dư, tạo ra 4,6 g muối ancolat và V lít khí H 2 (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol và giá trị V là: A. CH 3 OH, C 2 H 5 OH và 0,896 lít B. C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH và 1,12 lít C. C 3 H 5 OH, C 4 H 7 OH và 0,672 lít D. CH 3 OH, C 2 H 5 OH và 0,448 lít Câu 8: Đun 132,8 g hỗn hợp gồm 3 rượu đơn chức với H 2 SO 4 đặc, 140 o C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 g. Số mol mỗi ete là : A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol ANDEHIT – XETON Câu 1: Chia hỗn hợp 2 andehit no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,54 g H 2 O - Phần 2 cộng H 2 (Ni, t o ) thu được hỗn hợp A Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thể tích khí CO 2 thu được ở đktc là: A. 0,112 lít B. 0,672 lít C. 1,68 lít D. 2,24 lít Câu 2: Oxi hóa 4 (g) ancol đơn chức thì được 5,6 g một hỗn hợp X gồm andehit, nước và ancol dư. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO 3 / NH 3 dư thu được m(g) Ag. Giá trị của m là: A. 10,8 g B. 20,52 g C. 21,6 g D. 43,2 g AXIT CACBOXYLIC Câu 1: Trung hòa 5,48 g hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là: A. 8,64 B. 6,84 g C. 4,9 g D. 6,8 g 1 Câu 2: Cho 3,6 g axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12 M và NaOH 0,12 M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 g hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là: A. C 2 H 5 COOH B. CH 3 COOH C. HCOOH D. C 3 H 7 COOH Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO 2 . Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là: A. HOOC-CH 2 -CH 2 -COOH B. C 2 H 5 -COOH C. CH 3 -COOH D. HOOC-COOH Câu 4: Cho 3,38 g hỗn hợp Y gồm CH 3 OH, CH 3 COOH và C 6 H 5 OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí ở đktc và dung dịch. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp rắn X. Khối lượng của X là: A. 3,61 g B. 4,7 g C. 4,76 g D. 4,04 g Câu 5: Hỗn hợp X gồm ancol no đơn chức A và 1 axit no đơn chức B. Chia thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thấy tạo ra 2,24 lít CO 2 ở đktc - Phần 2: Đem este hóa hoàn toàn và vừa đủ thu được 1 este. Khi đốt cháy este này thì lượng nước sinh ra là: A. 1,8 g B. 3,6 g C. 19,8 g D. 2,2 g ESTE – LIPIT Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 g chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là: A. 17,8 g B. 18,24 g C. 16,68 g D. 18,38 g Câu 2: Đun dung dịch chứa 10 g NaOH vào 20 g chất béo trung tính, sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1/10 dung dịch thu được đem trung hòa bằng dung dịch HCl 0,2M thấy tốn hết 95 ml dung dịch axit. Khối lượng xà phòng thu được là: A. 20,56 g B. 30 g C. 26,18 g D. 28,16 g Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức ta thu được 1,8 g H 2 O. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp 2 este trên ta thu được hỗn hợp Y gồm 1 ancol và axit. Nếu đốt cháy ½ hỗn hợp Y thì thể tích CO 2 thu được ở đktc là: A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít CACBOHIĐRAT Câu 1: Lên men a (g) glucozo với H = 90 %, lượng CO 2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 10 (g) kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 g. Giá trị của a là: A. 15 g B. 20 g C. 13,5 g D. 30 g AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN Câu 1: Cho 5,9 g amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y, thu được 9,55 g muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 2: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15 g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 g muối khan. Công thức của X là: A. H 2 NC 3 H 6 COOH B. H 2 NCH 2 COOH C. H 2 NC 2 H 4 COOH D. H 2 NC 4 H 8 COOH Câu 3: α - amino axit X chứa 1 nhóm –NH 2 . Cho 10,3 g X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 g muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. H 2 NCH 2 COOH B. H 2 NCH 2 CH 2 COOH C. CH 3 CH 2 CH(NH 2 )COOH D. CH 3 CH(NH 2 )COOH Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C 2 H 7 NO 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H 2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là: A. 16,5 g B. 14,3 g C. 8,9 g D. 15,7 g Câu 5: Cho 20 g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 g muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là: A. 160 ml B. 16 ml C. 32 ml D. 320 ml 2 POLIME Câu 1: Trùng hợp 5,6 lít etilen ( đktc) khối lượng polime tương ứng thu được là (biết hiệu suất phản ứng là 80%): A. 5,6 g B. 5,8 g C. 6,5 g D. 6,9 g 3 . CHUYÊN ĐỀ 1: ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ HIĐROCACBON Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp X gồm CH 4 , C 3 H 6 và. Tách nước hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 g CO 2 . Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và. X qua bình đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 g. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với H 2 là 15,5. Giá trị của m là: A. 0,92 g B.