ĐỀ THI HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) Đề A Họ và tên :……………………… Môn: Ngữ Văn 10 (chương trình chuẩn) Lớp: 10…… Thời gian: 90 phút.( Không kể thời gian giao đề). A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm). Học sinh chọn đáp án đúng nhất. (Trả lời đúng 01 câu được 0,25 điểm). Câu 1. Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Trao duyên” là: a. Miêu tả tâm lí nhân vật. b. Lưa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh. c.Xây dựng đối thoại, độc thoại. d. Tạo dựng tình huống đầy mâu thuẫn Câu 2. Là một áng “thiên cổ hùng văn”, thành công quan trọng, dễ thấy nhất của “Đại cáo bình Ngô” là đã kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa giữa: a. Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật. b. Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc. c. Yếu tố “chính luận” và yếu tố “ văn chương” d. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình . Câu 3. Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ ba làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là: a. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn. b. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn. c. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua). d. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương. Câu 4. Hãy điền tên các thể loại cần tạo lập ở cột B tương ứng với tên của các tác phẩm được đề cập ở cột A. A B 1. Phú sông Bạch Đằng ( Trương Hán Siêu). a./…./ 2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí tòan thư của Ngô sĩ Liên) b./…./ 3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ). c./…./ 4. Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi). d./…./ Câu 5. Tại sao văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chuẩn xác? a. Vì văn bản thuyết minh liên quan nhiều đến thông tin và các số liệu về các hiện tượng đời sống, xã hội và con người. b. Vì văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những hiểu biết về đời sống thiên nhiên, xã hội và con người. c. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức một cách khách quan, khoa học về sự vật và hiện tượng. d. Vì văn bản thuyết minh là loại văn vừa gần với văn phong khoa học, vừa gần với văn phong nghệ thuật. Câu 6. Trường hợp nào sau đây mắc lỗi về ngữ âm và chữ viết: a. Từng dấu bàn chân trâu to lớn để lại trên cát. b. Con châu thắng trận tung hoành trên bãi biển Đồ Sơn. c. Chuỗi hạt trân châu này rất đẹp. d. Vẻ đẹp lộng lẫy của vòng ngọc trân châu rạng ánh ngời. Câu 7. Trong “Hồi trống Cổ Thành”, chi tiết Sái Dương bất ngờ xuất hiện, xét về ý nghĩa khắc họa hành động, tâm lí nhân vật, đặc sắc, lí thú ở chỗ: a. Làm dày đặc, u ám thêm đám mây ngờ vực trong lòng Trương Phi nhưng cũng tạo cơ hội tốt cho Quan Công xua tan nhanh đám mây ngờ vực ấy. b. Đẩy mâu thuẫn Quan – Trương đến đỉnh điểm và chuẩn bị cho việc giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn ấy. c. Làm cho tình tiết, sự kiện thêm bất ngờ gay cấn, đồng thời tăng sự hồi hộp, hấp dẫn đối với người nghe, người đọc. d. Làm cho lập trường “ tôn Lưu biếm Tào” của tác giả càng thêm được củng cố vững chắc, nổi bật. Câu 8. . Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” và “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” có điểm khác biệt đáng kể nào về bút pháp? a. Một bên khắc họa nhân vật qua nhiều mối quan hệ phong phú, một bên dùng nhiều mẩu chuyện nhỏ, lí thú, bất ngờ. b. Một bên sử dụng chi tiết giàu kịch tính, một bên dùng giọng văn giàu chất trữ tình. c. Một bên trung thành với lịch sử, một bên có hư cấu. d. Một bên dùng nhiều lời đối thoại. một bên dùng nhiều lời kể. Câu 9. Trong Truyện Kiều, về phương diện nghệ thuật, yếu tố nào thành công nổi bật nhất? a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện. b. Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, linh hoạt. c. Nghệ thuật sử dụng thể loại truyện thơ. d. Nghệ thuật trữ tình đa dạng, phong phú. Câu 10. Trong tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” dòng nào dưới đây nêu chưa sát đúng mục đích của việc dựng bia tiến sĩ? a. Lưu danh các bậc hiền tài vào sử sách. b. Làm gương tốt cho tất cả mọi người soi chung. c. Biểu dương những trung thần nghĩa sĩ có công với nước. d. Hướng kẻ sĩ và hiền tài dành nhiều tâm huyết phụng sự quốc gia. Câu 11. Hoàn thành khái niệm sau: “ Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong /…/, không chỉ có chức năng /…/ mà còn thỏa mãn nhu cầu /…/.của con người.” Câu 12 Sắp xếp các chi tiết, sự việc sau đây theo một thứ tự để thấy rõ tính chất tăng tiến, tăng cấp của lòng can đảm ở Tử Văn. (1) Mọi người xung quanh sợ, Tử Văn không sợ. (2) Hai quỷ sứ dùng gông dài thừng lớn gông trói, Tử Văn không sợ. (3) Tên giặc phương Bắc hăm dọa, Tử Văn không sợ. (4) Diêm Vương mắng, Tử Văn không sợ. a. (1) – (2) – (3) – (4). b. (1) – (3) – (2) – (4). c. (1) – (2) – (4) – (3). d. (1) – (4) – (2) – (3). B.PHẦN TỰ LUẬN:( 7 điểm) Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một tác phẩm văn học Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ Văn 10 mà anh (chị) yêu thích. ``````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````````` * Lưu ý:Học sinh làm bài trên tờ giấy thi, không làm trên đề thi. . ĐỀ THI HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) Đề B Họ và tên :……………………… Môn: Ngữ Văn 10 (chương trình chuẩn) Lớp: 10…… Thời gian: 90 phút.( Không kể thời gian giao đề). A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Học sinh chọn đáp án đúng nhất. (Trả lời đúng 01 câu được 0,25 điểm). Câu 1. Vì sao Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) quyết định đốt đền? a. Muốn bày tỏ thái độ ngất ngưởng, kinh bạc của mình. b. Muốn bảo vệ quyền lợi, danh phận cho thổ công. c. Muốn diệt trừ kẻ đang làm yêu làm quái trong dân gian. d.Xem thường thánh thần và không tin điều mê tín dị đoan. Câu 2: Trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” ( Nguyễn Trãi), tội ác thâm độc, man rợ nhất của giặc Minh là: a. Thuế khóa, phu phen tạp dịch nặng nề. b. Vơ vét tài nguyên của đất nước ta. c. Tiêu diệt sự sống, tàn sát mọi tầng lớp nhân dân ta. d.Tàn phá môi trường thiên nhiên, văn hóa. Câu 3: Theo Hoàng Đức Lương, lí do thứ tư làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời là: a. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn. b. Thiếu tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn. c. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí của nhà nước (lệnh vua). d. Thiếu người biết thưởng thức cái hay cái đẹp của văn chương. Câu 4: Phương pháp thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa khác với phương pháp thuyết minh bằng cách chú thích ở điểm gì? a. Làm nổi bật đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng. b. Nắm được chính xác những đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng. c. Mang lại những hiểu biết rõ ràng về sự vật, hiện tượng. d. Thể hiện được rõ mục đích thuyết minh. Câu 5 : Câu nào không mắc lỗi dung từ: a. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian. b. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn. c. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ. d. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng chói. Câu 6: Vì sao trong nội dung đoạn trích “Uống rượu luận anh hùng” , từ đầu đến cuối cuộc hội kiến Lưu Bị - Tào Tháo, không thấy Lưu bị luận anh hùng ? a. Vì Lưu Bị là người khiêm nhường, ít nói, sợ Tào Tháo. b. Vì Lưu Bị ít hiểu biết và ít lí lẽ về anh hùng, lại kém hùng biện. c. Vì Lưu Bị muốn giữ kín quan niệm anh hùng và chí lớn của mình. d. Vì Tào Tháo đã nói đúng, nói đủ những gì Lưu Bị cần nói. Câu 7. Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” và “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” có điểm khác biệt đáng kể nào về bút pháp? a. Một bên khắc họa nhân vật qua nhiều mối quan hệ phong phú, một bên dùng nhiều mẩu chuyện nhỏ, lí thú, bất ngờ. b. Một bên sử dụng chi tiết giàu kịch tính, một bên dùng giọng văn giàu chất trữ tình. c. Một bên trung thành với lịch sử, một bên có hư cấu. d. Một bên dùng nhiều lời đối thoại. một bên dùng nhiều lời kể. Câu 8. Tại sao văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chuẩn xác? a. Vì văn bản thuyết minh liên quan nhiều đến thông tin và các số liệu về các hiện tượng đời sống, xã hội và con người. b. Vì văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những hiểu biết về đời sống thiên nhiên, xã hội và con người. c. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức một cách khách quan, khoa học về sự vật và hiện tượng. d. Vì văn bản thuyết minh là loại văn vừa gần với văn phong khoa học, vừa gần với văn phong nghệ thuật. Câu 9 Điều quan trọng nhất khiến cho Truyện Kiều ở thời đại nào cũng được đánh giá rất cao là gì? a. Tấm lòng nhân ái rộng lớn của thi hào. b. Khả năng sử dụng tiếng Việt của nhà thơ. c. Năng lực xây dựng nhân vật của tác giả. d. Sự hiểu biết phong phú của nhà thơ. Câu 10. Nét tính cách nổi bật nhất của Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) được tác giả tô đậm, nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm là: a. Cương trực, khẳng khái. b. Ngất ngưởng, khinh bạc. c. Điềm tĩnh, tự tin. d. Tài hoa, hào hiệp. Câu 11: Hãy điền tên các thể loại cần tạo lập ở cột B tương ứng với tên của các tác phẩm được đề cập ở cột A. A B 1. Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu). a./…./ 2. Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí tòan thư của Ngô sĩ Liên) b./…./ 3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ). c./…./ 4. Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi). d./…./ Câu 12: Hoàn thành khái niệm sau: “Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong /…/, không chỉ có chức năng / …/ mà còn thỏa mãn nhu cầu /…./ của con người.” B.PHẦN TỰ LUẬN:( 7 điểm) Hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một tác phẩm văn học Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ Văn 10 mà anh (chị) yêu thích. ```````````````````````````````````````````````````````````````````` * Lưu ý:Học sinh làm bài trên tờ giấy thi, không làm trên đề thi. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008 MÔN :VĂN - LỚP 10 (Chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) A.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Đề A. Câu 1a, Câu 2c, Câu 3b, Câu 4:phú/ sử kí/ truyền kì/cáo, Câu 5c, Câu 6b, Câu 7a, Câu 8a, Câu 9d, Câu 10c, Câu 11 các tác phẩm văn chương/ thông tin/thẩm mỹ, Câu 12b. Đề B. Câu 1c, Câu 2c, Câu 3c, Câu 4a, Câu 5d, Câu 6c, Câu 7a, Câu 8c, Câu 9a, Câu 10a, Câu 11: phú/ sử kí/ truyền kì/cáo, Câu 12: các tác phẩm văn chương/ thông tin/thẩm mỹ. B.PHẦN TỰ LUẬN:Học sinh có thể lựa chọn tác phẩm để thuyết minh, đại thể cần đạt được những yêu cầu sau: 1.Yêu cầu về kiến thức: Trình bày được một số ý chính sau: - Giới thiệu sơ lược về tác giả. - Giới thiệu sơ lược hoàn cảnh ra đời, đặc điểm về thể loại của tác phẩm. - Giới thiệu ngắn gọn kết cấu và nội dung bao trùm trong từng phần của tác phẩm. - Giới thiệu về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Giới thiệu về vị trí của tác phẩm trong lịch sử văn học của dân tộc. 2.Yêu cầu về kĩ năng: Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh đã học. Chữ viết cẩn thận, sạch đẹp. BIỂU ĐIỂM * 6 -7 điểm: - Văn viết đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; bài viết có sức hấp dẫn, gây ấn tượng . - Ít mắc lỗi về kỹ năng * 4 – 5,5 điểm: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu, còn vài lỗi về diễn đạt * 2 – 3,5 điểm: Hiểu đề, diễn đạt rõ ý, sai sót không nghiêm trọng về kĩ năng. * Dưới 2 điểm: Không hiểu đề, viết lan man, sơ sài, hời hợt (Tuỳ từng trường hợp cụ thể để giáo viên vận dụng cho điểm phù hợp). . giấy thi, không làm trên đề thi. . ĐỀ THI HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) Đề B Họ và tên :……………………… Môn: Ngữ Văn 10 (chương trình chuẩn) Lớp: 10…… Thời gian: 90 phút.( Không kể thời gian giao đề) . A giấy thi, không làm trên đề thi. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008 MÔN :VĂN - LỚP 10 (Chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) A.PHẦN. ĐỀ THI HỌC KỲ II (Năm học 2007-2008) Đề A Họ và tên :……………………… Môn: Ngữ Văn 10 (chương trình chuẩn) Lớp: 10…… Thời gian: 90 phút.( Không kể thời gian giao đề) . A. PHẦN TRẮC