PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO RAU AN TOÀN Đối với bón phân: Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm trên rau, quả do kim loại nặng và hoá chất gây ra; chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục đư ợc phép kinh doanh tại Việt Nam. Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau. Phân hữu cơ c ần ủ thật hoai mới được bón, hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh vật để bón. Không nên dùng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau và dùng phân chế bi ến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Phân hữu cơ nên trộn với phân lân, vôi và kali bón lót (bón trước khi gieo hay trồng) cho ruộng rau, bón xong rồi cày đất, bón theo hốc hoặc theo luống, hàng. Bón theo hốc: trộn đều phân bón vào từng hốc, lấp đất rồi trồng, nhằm tập trung phân bón (tiết kiệm được phân), thường áp dụng cho cây có khối lượng thân lá lớn, thời gian sinh trưởng dài. Bón theo hàng (rãnh) lấp phân rồi trồng theo hàng. Bón rải đ ều trên mặt luống, trộn đều vào đất trước khi gieo hoặc trồng. Một năm bón cho 1ha khoảng 20 tấn phân chuồng hoai mục, hoặc phân hữu cơ vi sinh (đã được chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp), 500kg phân supe lân hoặc lân nung chảy, 250-300kg phân kali. Bón một lần hoặc chia làm hai lần trong năm vào lúc thuận tiện thời tiết, làm như vậy đất sẽ tơi xốp và có dự trữ lân, kali, lưu huỳnh, magiê và các chất dinh dưỡng khác. Đối với rau ăn lá: chúng ta phải định kỳ theo đặc điểm của loại rau ăn lá đang trồng mà tưới phân đạm càng pha loãng càng tốt và tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Nồng độ bón thúc tăng theo thời gian sinh trưởng: cây con 1% và cây trưởng thành 3%. Trước lúc thu hoạch rau 15-20 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng Nitrat trong rau không quá cao. Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nếu dùng biện pháp này có thể tăng năng su ất rau, song các chất điều hoà sinh trưởng là các chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này khi thu hoạch có khi vẫn còn bám trên m ặt lá, nếu ngư ời tiêu dùng không rửa kỹ sẽ rất có hại. Người trồng rau không nên dùng bất kỳ loại phân phun lá nào cho các loại rau. Đối với sử dụng thuốc BVTV: Người trồng rau phải được tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn với phạm vi công việc. Nên áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), chỉ nên mua thuốc BVTV ở các cửa hàng có gi ấy phép kinh doanh, dùng các thuốc hoá học và sinh học đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng cho các loại rau, quả tại Việt Nam. Sử dụng hoá chất đúng theo hướng dẫn trên nhãn hàng hoá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm. Thời gian cách ly từ lúc phun lần cuối đến lúc thu hoạch phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn của thuốc BVTV ghi trên nhãn hàng hoá. Các hỗn hợp hoá chất chỉ pha chế vừa đủ dùng. Nếu dùng không hết cần phải xử lý không gây ô nhiễm môi trường. Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ và phải thường xuyên bảo dưỡng. Lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng hoá chất cho rau (ghi ngày tháng, liều lượng, tên hoá chất ). Theo Báo Nghệ An . PHƯƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO RAU AN TOÀN Đối với bón phân: Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm trên rau, quả do kim loại nặng. các loại phân bón có trong danh mục đư ợc phép kinh doanh tại Việt Nam. Không nên dùng phân hữu cơ tươi bón hoặc tưới cho rau. Phân hữu cơ c ần ủ thật hoai mới được bón, hoặc dùng phân hữu. nên trộn với phân lân, vôi và kali bón lót (bón trước khi gieo hay trồng) cho ruộng rau, bón xong rồi cày đất, bón theo hốc hoặc theo luống, hàng. Bón theo hốc: trộn đều phân bón vào từng