Tinh vân Tinh vân hiểu đơn giản là các đám mây khí và bụi trong không gian được quan sát do chúng sáng hơn hoặc tối hơn nhiều nền bao quanh. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta hiểu tinh vân theo một nghĩa rộng hơn. Do trước đây với các kính thiên văn quang học còn kém, các nhà thiên văn đã xác định và đặt tên cho một số tinh vân mà thực chất chúng không phải các đám khí bụi mà là cả một thiên hà. Ví dụ như tinh vân M31 thường được gọi là tinh vân tiên nữ (Andromeda) thực chất không phải một tinh vân theo định nghĩa trên mà là một thiên hà, thiên hà Andromeda là thiên hà lớn nhất trong cụm thiên hà địa phương của chúng ta. thiên hà Milkyway của chúng ta chỉ lớn thứ hai và thứ 3 là một thiên hà nữa cũng bị hiểu nhầm là tinh vân - M33. Do vậy, hiện nay khái niệm tinh vân như nhắc đến ở trên được áp dụng đối với các tinh vân mới phát hiện, còn các thiên hà đã từng bị hiểu nhầm là tinh vân thì vẫn tiếp tục được gọi bằng cái tên là "tinh vân". Tinh vân có thể là những đám bụi tập hợp lại với nhau do hấp dẫn (khối lượng chưa đủ để tạo thành một ngôi sao hay một thiên thể lớn) như trên đã nói, cũng có thể là vật chất được phóng ra do sự kết thúc của một ngôi sao (các nova và supernova). Tinh vân do một nova bình thường là một tinh vân hành tinh (Planetary Nebula), ngôi sao sau khi hết năng lượng, phóng ra xung quanh toàn bộ lớp vỏ khí của mình tạo thành các tinh vân hành tinh. Còn các vụ nổ supernova chỉ để lại các tàn tích rải rác phát xạ ra xung quanh, chúng trở thành các tinh vân phát xạ. Nói chung có 2 loại tinh vân là tinh vân sáng và tinh vân tối (tức sáng và tối so với nền bao quanh nó mà ta quan sát được) 1 - Tinh vân sáng có thể có 2 nguyên nhân: + Tinh vân phát xạ: loại tinh vân mà thành phần khí và bụi của nó khi ở gần các ngôi sao lớn bị kích thích mạnh dẫn đến bị ion hoá và phát ra ánh. Nhiệt độ ở tâm các tinh vân này có thể lên đến 8000 - 10000K, đường kính khoảng vài chục đến vài trăm LY (Light Year - năm ánh sáng). Một số tinh vân loại này tương đối nổi tiếng là tinh vân Orion (M42), tinh vân đại bàng (Eagle Nebula - M16). Một trong các loại tinh vân sáng chúng ta đã biết đến là tinh vân phản chiếu. Đây là những tinh vân có được ánh sáng so với xung quanh do phản xạ ánh sáng đến từ các ngôi sao gần đó. Loại tinh vân này gồm các khí và bụi có khả năng phản xạ tốt ánh sáng. Ánh sáng của loại tinh vân này không mạnh như của các tinh vân phát xạ. Tuy nhiên loại tinh vân này có quang phỏ kiên tục (do ánh sáng là ánh sáng phản xạ) còn tinh vân phát xạ thì quang phổ có các vạch phát xạ (do sự phát xạ kích thích) Ví dụ: tinh vân tua rua (Pleiades) - M45 2-Tinh vân tối: là loại tinh vân gồm khí và bụi không trong suốt, nó có thể cản hoặc hấp thụ ánh sáng đến với nó. Trên bầu trời, nó hiện lên là một bóng đen do ánh sáng từ các ngôi chiếu đến đã bị khí hấp thụ gần hết. Một ví dụ rất nổi tiếng về loại tinh vân này là tinh vân đầu ngựa trong chòm sao Orion (horse head nebula). Trong nhiều trường hợp, các đám tinh vân hành tinh phát ra do các vụ nổ nova cũngcó thể tập hopự lại thành các hành tinh hay các ngôi sao trẻ mới do hấp dẫn bản thân của chúng. Lại một lần nữa chúng ta nhắn tới từ "hấp dẫn", nó có một vai trò quả thật hết sức quan trọng và can thiệp vào hầu như mọi hình thái vật chất của vũ trụ, nó liên kết các đám khí bụi lại thành các tinh vân và lại liên kết chúng chặt chẽ hơn nữa để chúng trở thành các ngôi sao, các hành tinh. Cũng chỉ có hấp dẫn mới cho phép chúng ta tồn tại trước hết là để chúng ta không bị bay mất vào vũ trụ mỗi khi nhún chân và hơn thế nữa là nó liên kết cả chúng ta, Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh như Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh thành một hệ thống nhất - hệ Mặt Trời. Nó buộc chúng at luôn phải chuyển động, phải quay quanh Mặt Trời đỏ rực của chúng ta. Nó buộc chặt chúng ta vào hành tinh Trái Đất thân yêu, buộc Trái Đất vào Mặt Trời và rồi nó lại buộc Mặt Trời cùng toàn bộ hệ thống của chúng ta vào môt hệ thống rộng lớn và vĩ đại hơn nữa - Thiên Hà . hành tinh. Còn các vụ nổ supernova chỉ để lại các tàn tích rải rác phát xạ ra xung quanh, chúng trở thành các tinh vân phát xạ. Nói chung có 2 loại tinh vân là tinh vân sáng và tinh vân tối. hiểu nhầm là tinh vân - M33. Do vậy, hiện nay khái niệm tinh vân như nhắc đến ở trên được áp dụng đối với các tinh vân mới phát hiện, còn các thiên hà đã từng bị hiểu nhầm là tinh vân thì vẫn. sao gần đó. Loại tinh vân này gồm các khí và bụi có khả năng phản xạ tốt ánh sáng. Ánh sáng của loại tinh vân này không mạnh như của các tinh vân phát xạ. Tuy nhiên loại tinh vân này có quang