Sao chổi và Tiểu hành tinh Ngoài các hành tinh cùng các vệ tinh quay quanh chúng, Hệ Mặt Trời còn có nhiều thiên thể khác với kích thước nhỏ hơn chuyển động quanh Mặt Trời. Kích thước của các thiên thể này rất khác nhau. 2 loại thiên thể đáng chú ý nhất trong số đó là sao chổi, tiểu hành tinh và các thiên thạch. Sao chổi Sao chổi (comet) là những thiên thể có khối lượng và kích thước rất nhỏ so với các hành tinh. Chúng chuyển động quanh Mặt Trời theo quĩ đạo elip rất dẹt (điểm gần nhất rất gần Mặt Trời, còn điểm xa nhất lại rất xa). Thành phần của sao chổi gồm nhiều các chất khí dễ cháy. Mỗi khi đến gần Mặt Trời, các khí này bị đốt nóng bởi sức nóng của Mặt Trời và cháy sáng, bị áp lực từ Mặt Trời thổi ngược về sau thành cái đuôi sáng và nhờ thế mà từ Trái Đất có thể quan sát thấy được. Vì lí do trên nên khác với nhiều người thường nghĩ, đuôi sao chổi không hướng theo hướng chuyển động như khi người ta phóng một quả tên lửa. Cho dù sao chổi chuyển động theo hướng nào thì cái đuôi vẫn hướng về phía Mặt Trời. Cái đuôi biến mất khi sao chổi đi ra xa khỏi Mặt Trời. Các sao chổi có thể có chu kì ngắn dài khác nhau. Rất ít sao chổi có chu kì dưới 10 năm. Hầu hết các sao chổi có chu kì vài chục đến vài trăm năm - tức là những người may mắn nhất cũng chỉ có thể quan sát chúng được một lần. Các sao chổi nổi tiếng nhất chúng ta đã biết phải kể đến sao chổi Halley, sao chổi Hale Bopp hay sao chổi Shoemaker-Levy9 đã đâm vào Sao Mộc tháng 7 năm 1994 Tiểu hành tinh Tiểu hành tinh (Asteroid) cũng là những thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quĩ đạo elip như các hành tinh. Tuy nhiên chúng có kích thước nhỏ hơn các hành tinh rất nhiều, chỉ vài chục đến vài trăm km. Chính vì thế hầu hết trong số chúng không đủ khả năng tạo ra hấp dẫn hướng tâm để có được dạng cầu như các hành tinh. Đại đa số các tiểu hành tinh nằm trong vành đai tiểu hành tinh ngăn cách các hành tinh nhóm trong với các hành tinh nhóm ngoài - tức là nằm giữa quĩ đạo của Sao Hoả và Sao Mộc. Tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiển vào năm 1801. Nó cũng là tiểu hành tinh lớn nhất với đường kính 1003km, tên là Ceres. Tuy nhiên vào tháng 8 năm 2006, tiểu hành tinh này đã cùng với Sao Diêm Vương Pluto được kết nạp vào một nhóm thiên thể mới là Hành tinh lùn. Hiện nay trong Hệ Mặt Trời đã có hơn 10.000 tiểu hành tinh đã được đặt tên trong tổng số hơn 100.000 đã phát hiện được. . các hành tinh. Đại đa số các tiểu hành tinh nằm trong vành đai tiểu hành tinh ngăn cách các hành tinh nhóm trong với các hành tinh nhóm ngoài - tức là nằm giữa quĩ đạo của Sao Hoả và Sao. nhất chúng ta đã biết phải kể đến sao chổi Halley, sao chổi Hale Bopp hay sao chổi Shoemaker-Levy9 đã đâm vào Sao Mộc tháng 7 năm 1994 Tiểu hành tinh Tiểu hành tinh (Asteroid) cũng là những thiên. chú ý nhất trong số đó là sao chổi, tiểu hành tinh và các thiên thạch. Sao chổi Sao chổi (comet) là những thiên thể có khối lượng và kích thước rất nhỏ so với các hành tinh. Chúng chuyển động