Thế giới động vật ( phần 8 ) Phát hiện thằn lằn mới trong quán nhậu VN Các nhà khoa học thuộc trường đại học La Sierra tại (Mỹ) đã tình cờ phát hiện một loài thằn lằn sinh sản vô tính mới ở Việt Nam. Điều đặc biêt là loài thằn lằn này là một món ăn rất phổ biển ở miền nam Việt Nam. Loài thằn lằn mới này được đặt tên là Leiolepis ngovantrii. Chúng có khả năng sinh sản mà không cần con đực. Điều này có nghĩa, các thằn lằn cái sẽ sinh ra những đứa con có bộ gen giống hệt mẹ. Đây không phải là một hiện tượng hiếm ở loài thằn lằn vì có khoảng 1% loài này có thể tự sinh sản. Loài thằn lằn Leiolepis ngovantrii có chiều dài thân khoảng 11,5cm. Trên lưng chúng có các đốm nâu trắng nhạt hình mắt lưới, rải đều từ sau gáy và nhỏ, nhạt dần ở cuống đuôi. Hai sọc màu vàng nhạt chạy song song hai bến sống lưng. Màu sắc như trên giúp thằn lằn Leiolepis ngovantrii có thể dễ dàng hòa lẫn với màu của nền rừng vào mùa khô để tránh kẻ thù. Tạp chí National Geographic dẫn lời tiến sĩ Lee Grismer - chuyên gia nghiên cứu bò sát thuộc trường Đại học La Sierra, cho biết: “Người dân Việt Nam ăn thăn lằn Leiolepis ngovantrii như một món đặc sản từ cách đây khá lâu. Tại khu vực Đồng bằng Cửu Long của Việt Nam, loài thằn lằn xuất hiện rất nhiều trong thực đơn của các nhà hàng”. Ông Ngô Văn Trí, một nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã phát hiện thấy những con thằn lằn sinh sản vô tính được bán tại một nhà hàng ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhận thấy đây là một loài thằn lăn lạ, ông Trí chụp ảnh chúng rồi gửi cho tiến sĩ Grismer. Sau khi xem các bức ảnh, tiến sĩ Grismer và con trai của ông – người đang học tiến sĩ về bò sát – phát hiện ra rằng, đây có thể là một loài bò sát không có con đực và thuộc họ Leiolepis. Tiếp đó, hai bố con tiến sĩ Grismer đã bay tới Việt Nam để nghiên cứu kỹ hơn về loài thằn lằn này. Sau khi điều tra, các nhà khoa học thấy rằng loài thằn lằn Leiolepis ngovantrii sống chủ yếu ở khu vực nằm giữa hai địa hình khác biệt là rừng cây thấp và các bãi cát thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng loài thằn Leiolepis ngovantrii có thể là kết quả lai của 2 loài thằn lằn sống trên cát và thằn lằn sống trong rừng cây thấp. Vì vậy, chúng có thể thích nghi với điều kiện sống ở vùng giáp ranh giữa rừng cây và cồn cát. Kết quả xét nghiệm Mitochondrial DNA cũng cho thấy Leiolepis ngovantrii có "họ ngoại" là phân loài L. guttata. Do kiểu DNA của Leiolepis ngovantrii chỉ được truyền lại qua các con cái nên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được "bên nội" của chúng. Nhện độc xâm lược New Zealand Loài nhện có khả năng giết người đã tới New Zealand và thích nghi với môi trường ở nước này, gây nên tâm trạng hoang mang cho người dân. Nhện độc lưng đỏ. Ảnh: ABC Nhện lưng đỏ là loài nhện độc có sọc đỏ ở lưng. Nọc độc của chúng có thể gây tử vong cho người. Theo AFP, nhện lưng đỏ đã xuất hiện ở đảo Bắc và đảo Nam của New Zealand. Các nhà khoa học cho rằng chúng tới nước này từ những kiện hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Australia. Trong một báo cáo vừa công bố hồi đầu tháng 11, Viện Nghiên cứu nông nghiệp New Zealand cho biết, nhện độc lưng đỏ có khả năng chịu được thời tiết giá lạnh và mùa đông ẩm ướt ở New Zealand. Cor Vink, một nhà khoa học của Viện Nghiên cứu nông nghiệp, nói rằng nhện lưng đỏ đe dọa những loài nhện và côn trùng bản địa. Loài nhện nguy hiểm này khá phổ biến ở các thành phố tại Australia và các mô hình thời tiết cho thấy chúng cũng có thể sống ở các đô thị của New Zealand. Trang web của Viện Nghiên cứu chất độc Australia cho hay ít nhất 14 người mất mạng do bị nhện lưng đỏ cắn. Kể từ khi chất giải độc của nhện lưng đỏ được tạo ra từ thập niên 50, người ta chưa ghi nhận được trường hợp tử vong nào do vết cắn của chúng. Trăn kìm ở châu Mỹ có khả năng sinh sản đơn tính Các nhà khoa học thuộc Đại học North Carolina của Mỹ vừa phát hiện khả năng sinh sản đơn tính của cá thể giống cái của loài trăn kìm, có tên khoa học là “boa constrictor” sinh trưởng tại châu Mỹ. Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, công trình nghiên cứu trên cũng cho thấy những "bé trăn" - kết quả của quá trình sinh sản không qua giao cấu nêu trên - đều là giống cái và không có bất kỳ dấu vết gen nào của trăn đực; đồng thời có màu sắc cơ thể giống trăn mẹ. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra hiện tượng sinh sản không qua giao cấu, hay còn gọi là “partenogénesis,” ở loài trăn kìm. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược với lý thuyết khoa học về sự sinh sản của các loài bò sát từ nhiều thập kỷ qua. Thông thường, trong các loài bò sát, con đực mang hai nhiễm sắc thể giới tính Z, còn con cái mang một nhiễm sắc thể Z và một nhiễm sắc thể W. Tuy nhiên, quá trình sinh sản đơn tính mới được phát hiện cho ra đời trăn con mang hai nhiễm sắc thể W. Đây là điều bất ngờ đối với các nhà nghiên cứu, bởi từ trước tới nay chỉ trong phòng thí nghiệm mới có thể cho ra đời các sinh vật mang hai nhiễm sắc thể giới tính W, nhưng cũng chỉ mới hạn chế ở ếch nhái và cá. Trăn kìm có khoảng 10 loài khác nhau, với kích thước cơ thể dao động từ 0,5-4m. Chúng sống rải rác từ Mexico tới Argentina, chủ yếu tại các vùng hoang mạc. Trăn kìm có thể sinh sống cả ở dưới đất lẫn trên cây. Chúng hoạt động đơn lẻ và chủ yếu là về đêm. Chúng có thị giác kém và thường săn mồi thông qua khả năng cảm ứng nhiệt. . Thế giới động vật ( phần 8 ) Phát hiện thằn lằn mới trong quán nhậu VN Các nhà khoa học thuộc trường đại học La Sierra tại (M ) đã tình cờ phát hiện một loài. cho ra đời các sinh vật mang hai nhiễm sắc thể giới tính W, nhưng cũng chỉ mới hạn chế ở ếch nhái và cá. Trăn kìm có khoảng 10 loài khác nhau, với kích thước cơ thể dao động từ 0,5-4m. Chúng. trăn kìm, có tên khoa học là “boa constrictor” sinh trưởng tại châu Mỹ. Ảnh minh họa. (Nguồn Internet) Theo phóng viên TTXVN tại Argentina, công trình nghiên cứu trên cũng cho thấy những