Thế giới động vật ( phần 6 ) Mực “bay” trên biển docx

10 338 0
Thế giới động vật ( phần 6 ) Mực “bay” trên biển docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thế giới động vật ( phần 6 ) Mực “bay” trên biển Một nhiếp ảnh gia người Anh đã chụp được hình ảnh một loại mực ống dùng lực đẩy phản lực phóng khỏi mặt biển và bay ở độ cao khoảng 20m, theo báo Daily Mail. Ông Graham Ekins, một phó hiệu trưởng về hưu ở Boreham, thuộc hạt Essex (Anh), đã chụp được những bức ảnh trên ở vị trí cách quần đảo Ogasawara, miền nam Nhật Bản, khoảng 1.000 km. Ảnh loài mực bay do ông Graham Ekins chụp được. Ban đầu, ông nghĩ rằng những con vật bay kia là loài cá bay, nhưng khi nhận ra chúng là mực ống, ông đã không bỏ lỡ cơ hội trổ tài “phó nháy”. Các bức ảnh chụp được cho thấy những con vật màu xanh dài khoảng 20cm, có tên gọiTodarodes pacifius theo tiếng La-tinh, bay trong không trung sau khi phóng khỏi mặt biển để tránh những con vật săn mồi. Theo lời ông Ekins, sóng từ mũi thuyền khiến các con mực tin rằng chúng bị săn bắt và bản năng tự vệ của chúng là nhảy khỏi mặt nước. “Các con mực phóng khỏi mặt nước khoảng 20m, ít hơn nhiều so với loài cá bay, và sử dụng lực đẩy phản lực. Chúng bay và nhìn về phía sau, với các xúc tu đung đưa và vây của chúng hoạt động như những bộ thăng bằng”, ông Ekins nói. Ông già về hưu này đã nhìn thấy tận mắt khoảng 20 con mực bay trong chuyến đi đáng nhớ đó. Phát hiện virus thảm sát loài ong mật ở Mỹ Các nhà khoa học đã tìm thấy nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của loài ong mật, đe dọa sự mất cân bằng sinh thái trong thời gian gần đây là do một loại virus lây lan qua quá trình thụ phấn cho hoa. Ngoài ra, một số loài ong sống trong tự nhiên như ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vò vẽ vàng cũng nhiễm phải loại virus này. Trong năm 2006, những người nuôi ong tại Mỹ chứng kiến sự biến mất ồ ạt của những con ong mật trong tổ ong của mình. Hơn 30% số ong nuôi đã chết. Một số học giả cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự cố này là do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu trong công nghiệp. Một số phân tích ở xác ong tiết lộ sự có mặt của những loài nấm hay vi khuẩn với số lượng lớn, hệ miễn dịch ong bị suy yếu. Tuy nhiên cho đến nay không có thủ phạm nào được phát hiện. Những con ong mang theo virus về tổ từ phấn hoa sẽ làm cả tổ nhiễm bệnh trong vòng 1 tuần sau đó. Tuy nhiên, kết quả của một công trình nghiên cứu mới cho biết, virus gây tê liệt cấp tính Israel (IAPV), lần đầu tiên được biết tới vào năm 2002, có thể góp phần vào việc làm suy giảm số lượng của loài ong. Các nhà khoa học tin rằng, virus này lây nhiễm từ một con ong mật này sang những con ong mật khác trong tổ qua đường nước bọt nhiễm virus hoặc do một con ong chúa nhiễm bệnh đã truyền vào trứng gây ra cái chết cho hàng loạt những con ong. Trưởng nhóm nghiên cứu Diana Cox-Foster, nhà côn trùng học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết, khi nghiên cứu những loài côn trùng chuyên đi thu thập phấn hoa, họ nhận thấy những con ong khỏe mạnh đã mang về tổ cả những phấn hoa có nhiễm loại virus trên. Và điều đó có nghĩa là có thể đã có những loại virus gây bệnh tử vong khác cho loài ong xâm nhập vào tổ ong bằng cách này. Trong một thử nghiệm độc lập khác, nhóm nghiên cứu đã thu thập và kiểm tra những con ong vò vẽ và ong bắp cày trong tự nhiên và phát hiện ra bằng chứng cho thấy chúng có mang loại virus mà ong mật đã bị lây nhiễm. Nhưng những con ong này có thể kháng lại mạnh mẽ với những con virus gây bệnh. Trong khi ngược lại, những con ong mật nhạy cảm hơn với chúng. Khi những con ong mật tới lấy phấn ở một bông hoa đã có những con ong vò vẽ bị bệnh tới trước, nó sẽ mang theo virus ở phấn hoa về làm cả tổ của nó lây nhiễm trong vòng 1 tuần sau đó. Những “kẻ khổng lồ” trong thế giới côn trùng Trong suy nghĩ của nhiều người, côn trùng là những loài động vật không xương sống có kích thước từ rất nhỏ đến cực nhỏ. Tuy nhiên, cũng giống như thế giới con người, trong thế giới của hàng triệu loài côn trùng khác nhau cũng đang tồn tại những “kẻ khổng lồ” của riêng chúng. Dưới đây là danh sách 10 loài côn trùng “khổng lồ” trong thế giới hoang dã từng được con người ghi nhận. 1. Bọ cánh cứng Titan Cho đến nay, bọ cánh cứng Titan là loài côn trùng cánh cứng lớn nhất từng được biết đến sinh sống trong rừng mưa Amazon nam Mỹ. Nó cũng là một trong những loài côn trùng có kích thước lớn nhất thế giới. Một con bọ cánh cứng Titan trưởng thành có chiều dài cơ thể lên đến 16,7 cm. Nếu tính cả độ dài của đôi râu, chiều dài cơ thể của bọ Titan có thể lên đến 21 cm. Loài bọ này có bộ vỏ và hàm dưới rất cứng. Hàm dưới của chúng có thể cắt đứt một chiếc bút chì loại tốt và có thể cắn xuyên qua da của con người. 2. Côn trùng que khổng lồ Côn trùng que thường sinh sống trong những khu rừng tre trúc, hình dáng của chúng rất giống một que trúc. Cơ thể chúng rất dài và lớn. Chiều dài trung bình của loài côn trùng này khoảng từ 10 – 30 cm. Con lớn nhất có thể có chiều dài lên đến 260 cm. Đây là loài côn trùng dài nhất trên thế giới từng được biết tới. Trong cuộc chiến sinh tồn, loài côn trùng này rất giỏi ngụy trang. Khi chúng đậu trên một cành cây hoặc môt cành trúc thì trông chúng chẳng khác gì một cành cây khô. Khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, màu sắc của chúng sẽ trở nên đậm hoặc nhạt hơn. 3. Dế Weta Dế Weta cũng là một trong những loài côn trùng có kích thước “khổng lồ”. Không tính chiều dài của chân và râu, thân hình của mỗi con dế Weta đã dài 10 cm. Trọng lượng của chúng có thể lên tới 70-80 gam, lớn hơn ruồi nhặng từ 100 – 150 lần. Điều đặc biệt của loài dế này là suốt 200 trăm triệu năm chúng gần như không có chút tiến hóa nào. Hình dáng của chúng gần như được giữ nguyên vẹn cho đến hiện tại. Loài dế Weta cũng được các nhà sinh vật học xếp vào những loài hung hãn nhất thế giới. Chúng có thể đánh đuổi cả chuột và cắn cả người. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi chúng cảm thấy bị uy hiếp. 4. Bọ Goliath Dù là kích thước hay trọng lượng, bọ Goliath vẫn đáng mặt là một trong những loài côn trùng. Bọ Goliath sinh trưởng chủ yếu ở châu Phi. Một con đực trưởng thành có thể dài đến 10 cm, nặng 100 gam. Chúng được coi là những kẻ ăn chay triệt để trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên chúng lại là món ăn khoái khẩu cho chó và mèo. 5. Bướm khế Với chiều dài cánh có thể lên đến 30 cm, bướm khế là loài bướm sâu có kích thước lớn nhất trên thế giới từng được biết tới. Nhưng cũng vì kích thước khá lớn màu sắc lại sặc sỡ, loài bướm này thường xuyên bị săn bắt làm tiêu bản. 6. Bướm nữ hoàng Alexandra Một con bướm nữ hoàng Alexandra có thể có sải cánh lên tới 31 cm, dài 8 cm và nặng 12 gam. Loài bướm này chỉ phần bố trong phạm vi khoảng 100 km2 ở những khu rừng mưa thuộc Ghi-nê. Từ năm 1989 tới nay, loài bướm này đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng. 7. Bọ Acteon Bọ Acteon là một trong những loài bọ cánh cứng cánh cứng lớn nhất sinh sống trong những khu rừng mưa Nam Mỹ. Một con bọ trưởng thành có thể dài 12,7 cm. Giống như những loài bọ cánh cứng khác, trên lưng của loài bọ Acteon mang một lớp cánh cực kỳ rắn chắc. Chính vì thể hình quá lớn của chúng, bọ Acteon gần như không có loài thiên địch nào. . Thế giới động vật ( phần 6 ) Mực “bay” trên biển Một nhiếp ảnh gia người Anh đã chụp được hình ảnh một loại mực ống dùng lực đẩy phản lực phóng khỏi mặt biển và bay ở độ cao. lồ” trong thế giới côn trùng Trong suy nghĩ của nhiều người, côn trùng là những loài động vật không xương sống có kích thước từ rất nhỏ đến cực nhỏ. Tuy nhiên, cũng giống như thế giới con người,. chiều dài lên đến 260 cm. Đây là loài côn trùng dài nhất trên thế giới từng được biết tới. Trong cuộc chiến sinh tồn, loài côn trùng này rất giỏi ngụy trang. Khi chúng đậu trên một cành cây

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan