Các quy luật sinh thái pptx

6 736 5
Các quy luật sinh thái pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. a. các quy luật sinh thái, ví dụ: . Quy luật tác động tổng hợp. KN: Tổng hợp nhiều nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật. ĐĐ: những nhân tố này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau như là 1 tổ hợp sinh thái. VD: như mỗi cây lúa sống trong ruộng đều chịu sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố (đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và sự chăm sóc của con người ) Qui luật giới hạn sinh thái: KN: Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó là giới hạn sinh thái : phản ánh tác động của nhân tố sinh thái đối với mỗi loài sinh vật nằm trong 1 giới hạn nhất định từ giới hạn dưới đến điểm cực thuận ( mức độ tác động có lợi nhất đối với cơ thể gọi ) cuối cùng là giới hạn trên. ĐĐ:mỗi một loài có một giá trị sinh thái riêng với từng nhân tố sinh thái. Ví dụ: cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6 oC và trên 42 oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30 oC . Nhiệt độ 5,6 oC gọi là giới hạn dưới, 42 oC gọi là giới hạn trên và 30 oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6 oC đến 42 oC gọi là giới hạn sinh thái. Qui luật tác động không đồng đều của yếu tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể. KN: Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ thể, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. ĐĐ: Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không được thỏa mản thì chúng sẽ chết hoặc khó có khả năng phát triển. Ý nghĩa: Hiểu biết được các qui luật này, con người có thể biết các thời kỳ trong chu kỳ sống của một số sinh vật để nuôi, trồng, bảo vệ hoặc đánh bắt vào lúc thích hợp. VD: như nhiệt độ không khí tăng đến 400 - 50 0C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con vật. . Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường Trong mối quan hệ tương hổ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó. . Quy luật tối thiểu các nhân tố sinh thái hoàn toàn không thể thay thế. Nhân tố đảm bảo sự tăng trưởng của sinh vật chỉ với một số lượng nhỏ nhất (rất nhỏ) thì gọi là nhân tố giới hạn tối thiểu b.khi điều kiện mt vượt ra ngoài giới hạn chụi đựng, những phản ứng của sinh vật như thế nào? Ví dụ: khi điều kiện mt vượt ra ngoài giới hạn chụi đựng thì sinh vật có nhiều phản ứng khác nhau: chúng có thể thích nghi với điều kiện khắc nghiệt đó bằng cách tự điều chỉnh giới hạn sinh thái của bản thân. Ví dụ: lo ài vượn cổ từ cách di chuyển 4 chi vì điều kiên là thức ăn ở trên cao và sự nguy hiểm cao ( tranh dành con mồi, bạn tình, bản thân là con mồi…) nên dần dần di chuyển bằng 2 chi sau để 2 chi trước có thể cầm nắm và tự vệ. chúng chạy trốn ( hay còn gọi là di cư). Ví dụ: vào mùa đông những đàn chim ở phía bắc bay về miền nam để tránh cái lạnh. Chúng sẽ tử vong. Ví dụ: vào kỉ băng hà khủng long đã tuyệt chủng khi không chụi nổi sự thay đổi khí hậu đột ngột lúc đó. 2 các mối quan hệ sinh học cùng loài: + Quan hệ cạnh tranh: có 3 dạng : đấu tranh trực tiếp, kí sinh vật chủ, con mồi – vật dữ ( hiếm gặp) + Quan hệ hỗ trợ với đặc điểm là tụ họp , tập trung thành bầy đàn ( ở một số loài thì phát triển thành lối sống xã hội có cấp độ cao hơn). Ý nghĩa của sự cạnh tranh của các cá thể đực trong mùa sinh sản là : chọn lọc con đực khỏe trong sinh sản để cho ra đời thế hệ con có sức sống cao. Sự khác nhau giữa mối quan hệ cạnh tranh cùng loài là: cạnh tranh khác loài thường bất lợi cho bản thân sinh vật bị cạnh tranh, ảnh hưởng lớn tới số lượng loài nhiều hơn, thông thường là gây ra cái chết, tuy nhiên cạnh tranh khác loài có vai trò là cân bằng sinh học, ổn định số lượng sinh thái ( nếu cạnh tranh ở 1 mức độ nhất định). 3 Mối quan hệ sinh học khác loài: Quan hệ tương tác âm: + ức chế cảm nhiễm: loài này tiết ra những hoạt chất kìm hãm sự phát triển của loài kia cùng môi trường sống. VD: xạ khuẩn tiết ra kháng sinh ức chế vi khuẩn. + cạnh tranh ( dinh dưỡng nơi ở): là 1 trong những động lực chủ yếu của quá trình tiến hóa của sinh giới. vd chó sói và hổ, báo và sư tử… + mối quan hệ vật dữ con mồi: tạo chuỗi thức ăn trong thiên nhiên,qua đó vật chất được quay vòng,năng lượng biến đổi, là động lực quan trọng giúp cho 2 bên con mồi – vật dữ song song tiến hóa không ngừng, yếu tố điều chỉnh số lượng quần thể và duy trì ở trạng thái cân bằng. vd: cú mèo và chuột, chim ưng và thỏ, gà và rắn, hổ và nai… + kí sinh và vật chủ: 1 biến thể hay là trường hợp đặc biệt của mối quan hệ vật dữ con mồi , vật kí sinh lấy dinh dưỡng của vật chủ làm thức ăn nhưng không giết vật chủ, có sự thích nghi của cả 2 bên. Vd: dây tơ hồng và cây gỗ lớn. Quan hệ tương tác dương: + hội sinh : loài hội sinh có lợi ( có giá thể bám, có phương tiện vận động, nơi kiếm thức ăn, nơi sinh sản) mà loài được sống hội sinh không bị ảnh hưởng. vd: cây phong lan sống bám trên than gỗ, cá ép sống bám vào cá mập… + hợp tác: cách sống không nhất thiết phải có, nếu có thì 2 loai đều có lợi về nhiều mặt. vd: chim nhỏ ăn côn trùng trên thân ngựa,trâu, lạc đà, cá nhỏ chui vào miệng cá lịch để ăn thức ăn thừa,những vsv có hại đến cá lịch. + cộng sinh, hỗ sinh: mối quan hệ bắt buộc, nếu tách ra thì 2 loài đều không thể tồn tại.vd tảo cộng sinh với san hô. Nói “cạnh tranh: động lực chủ yếu của quá trình tiến hóa” vì: chọn lọc được loài có tiềm năng sinh học cao, ảnh hưởng đến mức độ đa dạng sinh thái, định hình được những nét đặc biệt của từng loài ( điểm mạnh, yếu) từ đó khiến cho cả 2 loài không ngừng phát triển để đáp ứng sự cạnh tranh càng ngày càng khắc nghiệt của mối quan hệ này. "Thủy triều đỏ" hay sự "nở hoa" của tảo là cách gọi để chỉ hiện tượng bùng nổ về số lượng của tảo biển. Sự "nở hoa" của tảo có khi làm nước biển màu đỏ, có khi màu xanh, màu xám hoặc như màu cám gạo phản ánh mối quan hệ ức chế cảm nhiễm. 4 Quần thể là: Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài hoặc dưới loài, khác nhau về giới tính,tuổi, kích thước cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới hữu thụ ( trừ loài sinh sản vô tính). Ví dụ: quần thể san hô, quần thể hải cẩu, quần thể chim cánh cụt… Mật độ quần thể: là số lượng, khối lượng hay năng lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể sinh sống. Nó cũng chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể. Ví dụ : mật độ tảo Skeletonema costatum là 96.000 tế bào/lít. Ý nghĩa của mật độ quần thể: Mật độ có ý nghĩa sinh học lớn, như một tín hiệu sinh học thông tin cho quần thể về trạng thái số lượng thưa hay dày đặc để tự điều chỉnh. Phân biệt Tuổi thọ sinh lý là tuổi thọ mà các cá thể có thể đạt được trong điều kiện các yếu tố môi trường không trở thành yếu tố giới hạn. Tuổi thọ sinh lý mang đặc tính của loài. Nhiều dự báo cho rằng tuổi thọ lý thuyết của người vào khoảng 125-175 năm. tuổi thọ sinh thái: KN là thời gian cá thể có thể sống trong điều kiện giới hạn của các yếu tố môi trường.VD: Các nghiên cứu đã xác nhận rằng rắn có thể sống được 20 năm, rùa cạn (Testudo) sống tới 100 năm, vẹt có thể sống đến 102 năm, gặm nhắm loại nhỏ sống 2-3 năm, cá tầm (Huso huso) sống đến 100 tuổi 6 Tăng trường quần thể phụ thuộc vào tỷ lệ sinh sản, tử vong, khả năng sống sót. Trong đó: Mức sinh sản của quần thể là số lượng con được quần thể sinh ra trong một khoảng thời gian xác định. Mức tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nào đó. Mức sống sót ngược lại với mức tử vong, tức là số lượng cá thể tồn tại cho đến những thời điểm xác định của đời sống Sự dao động số lượng của quần thể bao gồm dao động không theo chu kỳ và những dao động theo chu kỳ. Sự dao động số lượng của quần thể dạng dao động không theo chu kỳ là do những nguyên nhân ngẫu nhiên như cháy rừng, bão tố, lũ lụt, dịch bệnh,… vd: vi dịch SAD mà 1 số lượng gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy. Sự dao động số lượng của quần thể dạng những dao động theo chu kỳ là sự dao động được gây ra bởi những biến đổi của điều kiện môi trường theo chu kỳ (ngày đêm, mùa, một số năm ). vd: Sự sinh sản của các loài rươi ở ven biển đồng bằng Bắc Bộ, ở quần đảo Fiji (Thái Bình Dương), của cá suốt (Leuresthes tenuis) sống ở ven biển California liên quan rất chặt với hoạt động của thuỷ triều. 7 Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ thợ săn - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống .v.v Bất cứ quần xã nào cũng có một cấu trúc đặc trưng ứng với sự phân bố cá thể các loài khác nhau theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng: Phân tầng theo chiều thẳng đứng:sự phân tầng theo chiều thẳng đứng thể hiện rõ nhất ở các quần xã ở rừng, ở vườn, ở trong nước. vd: Rừng nhiệt đới thường có năm tầng, trong đó có 2 - 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ. Sự phân tầng theo chiều ngang:sự phân tầng theo chiều ngang có thể gặp trong các quần xã ở biển, sông, hồ, vườn nhà… vd: Ở biển: sinh vật nổi vùng khơi có những đặc trưng về thành phần loài và số lượng cá thể các loài nghèo hơn so với vùng ven bờ. Phân biệt: Loài ưu thế : tần suất xuất hiện và độ phong phú cao,sinh khối lớn, có vai trò quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Loài ngẫu nhiên: tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, có vai trò làm tăng mức đa dạng của quần xã. Về mặt chức năng, quần xã gồm các nhóm sinh vật ( và vai trò của chúng) Sinh vật tự dưỡng: là những vật mà thông qua phản ứng quang hợp có thể chuyển hoá các thành phần vô cơ thành các dạng vật chất, chúng có vai trò là nguồn thức ăn cho vật tiêu thụ trong chuỗi thức ăn. Sinh vật dị dưỡng: những sinh vật không có khả năng quang hợp. Những sinh vật này tồn tại dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do sinh vật tự dưỡng tạo ra. Sinh vật phân hủy: sinh vật dị dưỡng sống hoại sinh bao gồm các loại nấm, vi khuẩn. Sinh vật phân huỷ thải vào môi trường những chất đơn giản hoặc những nguyên tố hoá học mà lúc đầu các sinh vật sản xuất sử dụng để tổng hợp các chất hữu cơ. 8 Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một mắt xích thức ăn, mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó và lại bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Lưới thức ăn: Tổng hợp những chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau trong hệ sinh thái. Mỗi loài trong quần xã không chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Bậc dinh dưỡng: Bao gồm những mắt xích thức ăn trong cùng một nhóm sắp xếp theo các thành phần của cùng một chuỗi thức ăn bao gồm SVSX, SVTT bậc 1, SVTT bậc 2, Ví dụ: Chuỗi thức ăn : cây cỏ -> chuột -> mèo -> đại bàng -> vi sinh vật( phân hủy xác sinh vật). cây cỏ -> châu chấu-> ếch-> rắn -> vi sinh vật. trong đó: -sinh vật sản xuất: cây cỏ - sinh vật tiêu thụ: + cấp 1: chuột ,châu chấu. + cấp 2: mèo ,ếch.+ cấp 3: đại bàng, rắn. - sinh vật phân giải : vi sinh vật. Lưới thức ăn: Vi sinh vật rắn chuột côn trùng Cú chim chuột thỏ cáo chuột thỏ thực vật Cân bằng sinh thái là cân bằng động,trạng thái cân bằng giữa các loài trong trạng thái biến động không ngừng về số lượng cá thể Khống chế sinh học: là đảm bảo 1 trạng thái tương đối cân bằng về số lượng cá thể của từng loài trong quần xã. 9 Hệ sinh thái: là 1 tổ hợp của quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã tồn tại, trong đó các vi sinh vật tương tác với nhau, với môi trường để tạo nên chu trình vật chất ( quá trình sinh địa hóa) và sự chuyển hóa năng lượng. Hệ sinh thái là 1 hệ động lực hở & tự điều chỉnh vì trong quá trình tồn tại và phát triển hệ phải tiếp nhận năng lượng vật chât từ môi trường. bản thân hệ là 1 cơ thể hoàn chỉnh nên khi tồn tại trong tự nhiên hệ có 1 ghạn sinh thái xác định. Cấu trúc Hệ sinh thái: +theo thành phần cơ bản: -Sinh vật sản xuất thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời. - Sinh vật tiêu thụ gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là động vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt, -Sinh vật phân huỷ gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có chức năng chính là phân huỷ xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho thực vật. +theo chức năng: quá trình chuyển hóa năng lượng của hệ, xích thức ăn trong hệ, các quá trình sinh địa hóa diễn ra trong hệ , sự phân hóa trong không gian và thời gian, các quá trình phát triển và tiến hóa của hệ,các quá trình tự điều chỉnh. Mô tả hệ sinh thái là bể cá nhỏ theo thành phần cấu trúc cơ bản: +SVSX: các loại tảo, VK ,rong… qua quang hợp để tạo năng lượng +SV tiêu thụ : cá, ốc sên, tôm,… ăn rong và các phiêu sinh trong nước cũng như các sinh vật tiêu thụ cấp thấp hơn để tồn tại và phát triển +SV phân hủy: các vsv phan hủy các xác chết của các sinh vật Tháp sinh thái: hình sắp xếp số loài trong chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc cao hơn theo số lượng cá thể, sinh vật lượng hoặc năng lượng, có dạng hình tháp. Có 3 loại hình tháp sinh thái: hình tháp số lượng, hình tháp sinh vật lượng và hình tháp năng lượng. - Qui luật: sinh vật mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ 12 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí Tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng… Công nghiệp Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Giao thông vận tải Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Sinh hoạt Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi… Vấn đề: Hiệu ứng nhà kính:làm nhiệt độ trái đất tăng( 0.3-0,7) mực nước biển dâng cao( 28-43cm) nồng độ bụi tăng( 1,5-2,5)… Mất cân bằng sinh thái: Suy thoái môi trường: hiệu ứng nhà kính, mưa axic,, sương mù quang hóa( loài lưỡng cư phát triển mạnh) ảnh hưởng đến đời sống con người quá trình sản xuất thay đổi "Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo". Hậu quả: Các hệ sinh thái bị phá hủy, Mất đa dạng sinh học, Chiến tranh và xung đột, Các tác hại đến kinh tế, Dịch bệnh, Hạn hán, Bão lụt Mực nước biển đang dâng lên do Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ. 13 vùng hiệt đới có số lượng loài lớn là do: Các bức xạ mặt trời cao hơn trong vùng nhiệt đới khiến cho mức độ sinh trưởng và sinh sản nhanh, do đó được cho là tăng tính đa dạng sinh học Khu vực nhiệt đới có diện tích bề mặt tổng số lớn hơn so với khối lượng đất đai ở các vĩ độ cao hơn với nhiệt độ biến động tương tự nhỏ. nhiệt độ cao hơn ở vùng nhiệt đới có thể khiến cho các thế hệ phát triển ngắn hơn và tỷ lệ đột biến cao hơn, do đó thúc đẩy sự biệt hóa ở vùng nhiệt đới. 14 Các sinh vật ngoại lai thường được du nhập bằng con đường nhập khẩu như hàng hóa, quà tặng, lưu niệm, thú cưng mang từ nước ngoài về… Bên cạnh đó chúng còn được phát tán tự nhiên thông qua gió, các loài chim di cư, mưa, bão… và nước dằn tàu (nước dùng để giữ cho tàu ổn định khi di chuyển, chiếm từ 30 – 40 % trọng lượng của tàu). Bên cạnh đó là do cơ quan đầu não của nước ta lơ là và thiếu cảnh giác trong việc quản lí và nghiên cứu về những độc hại của các sinh vật ngoại lai. Văn bản thì không rõ ràng, cụ thể. Khi có sinh vật mới nhập vào thì lại không có tìm hiểu xem chúng có nguy hại đến môi trường hay không. Cứ thế mà ồ ạt nhập vào miễn thấy cái lợi trước mắt. Những sinh vật ngoại lai: Ốc bươu vàng là kẻ thù cực kì nguy hiểm của lúa đặc biệt là lúa còn ở dạng mạ. Rùa tai đỏ: Khi thoát ra tự nhiên rùa tai đỏ sẽ cạnh tranh với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt luôn các loài sinh vật bản địa, phá vỡ cân bằng sinh thái. Ngoài ra nó còn mang trên mình: vi khuẩn salmonella (loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn đối với người). Chuột Hamter: sinh sản rất nhanh và có khả năng lây truyền bệnh cho người như: dịch hạch và xoắn khuẩn. Bên cạnh đó nó cũng gây ảnh hưởng đến mùa màng và môi trường sinh thái. Cây Mai Dương: Một khi cây này dã xuất hiện ở đâu thì lập tức chúng không cho những cây cối nào mọc được nữa (trừ vài loại cỏ lá nhọn rất dễ cháy vào mùa khô) và dần dần xâm lấn và thay thế các thảm thực vật tự nhiên. Kiến vàng (còn gọi là kiến điên) ở đảo Giáng Sinh cũng tương tự: “ăn” cả động vật sống trên đường đi của mình. Chúng cũng phá các khu rừng nhiệt đới bằng cách làm tổ quy mô lớn trên cây. Các loài sinh vật ngoại lai dễ dàng xâm nhập và chiếm lĩnh nơi cư trú mới là do chúng thường là động vật ăn tạp, là những sinh vật khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc; cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa (thức ăn, nơi ở), làm suy thoái hoặc thay đổi để tiến tới tiêu diệt. 16 3 công ước quốc tế về bảo tồn sinh học: - công ước về Buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ( CITES: convention on international trade in endangered species of wild fauna and flora): là công ước quan trọng nhất trong việc bảo tồn loài ở cấp độ thế giới, ra đời năm 1973, lúc đó có 120 nước tham gia, mục đích : hạn chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt những loài nằm trong danh sách của Công ước, Việt Nam là nước thứ 122 tham gia Công ước (20/04/1994) - công ước về bảo tồn văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên (Convention Concerning the protection of the World Cultural and Natural Heritage): là 1 trong những công ước quan trọng về bảo tồn sinh cảnh, của UNESCO, IUCN, gồm 109 nước tham gia với mục đích bảo vệ những vùng đất tự nhiên đáng chú ý trên thế giới - công ước về bảo vệ tầng ozone ( Convention on the Protection of the Ozone layer) điều tiết và không sử đụng chất chlorofluorocarbon vì nó liên quan đến tầng ozone và làm tăng tia cực tím chiếu vào Trái Đất. 17 Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Mức độ đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học đa dạng hệ sinh thái: bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. . giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Đa dạng sinh học đa dạng hệ sinh thái: bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các. tôm,… ăn rong và các phiêu sinh trong nước cũng như các sinh vật tiêu thụ cấp thấp hơn để tồn tại và phát triển +SV phân hủy: các vsv phan hủy các xác chết của các sinh vật Tháp sinh thái: hình sắp. hậu gồm khí quy n, thuỷ quy n, sinh quy n, thạch quy n hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo". Hậu quả: Các hệ sinh thái bị phá hủy, Mất đa dạng sinh học, Chiến

Ngày đăng: 12/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan