1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Khám phá "nội cung" Thiếu Lâm Tự pps

7 652 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 184,74 KB

Nội dung

Khám phá "nội cung" Thiếu Lâm Tự Không còn cảnh xe ngựa lốc cốc từ Đăng Phong lên Tung Sơn như mười năm trước mà tôi đã từng nghe kể, cũng không thấy các tiểu tăng Thiếu Lâm trầm mình

Trang 1

Khám phá "nội cung" Thiếu

Lâm Tự

Không còn cảnh xe ngựa lốc cốc từ Đăng Phong lên Tung Sơn như mười năm trước mà tôi đã từng nghe kể, cũng không thấy các tiểu tăng Thiếu Lâm trầm mình trong tuyết trắng để bảo vệ các pho sách bí quyết nội công, khí công của Tàng Kinh Các như trong truyền thuyết

Đường lên Thiếu Lâm tự bây giờ đã là cao tốc sáu làn xe và thay cho các tiểu tăng là hai

ba vòng rào bảo vệ thu tiền vé khách thập phương vào vãn cảnh chùa

Đây, Tàng Kinh Các!

Thiếu Lâm tự được vua Hiếu Văn Đế xây dựng vào năm Thái Hòa thứ 19 đời Bắc Ngụy (năm 495) Lịch sử ngôi chùa này cũng khá truân chuyên và đầy chất giang hồ hiệp khách như trong tiểu thuyết Kim Dung, đã từng là nơi tỉ thí võ nghệ của giới võ lâm và bị tàn phá nhiều lần trong các năm 556, 844, 962; bị cháy đến ba lần vào các năm 612, 1736, 1928; đây cũng là một trong những mục tiêu bị đập phá tàn bạo nhất của tỉnh Hà Nam bởi các hồng vệ binh trong “đại cách mạng văn hóa” thập niên 1960 Mãi đến cuối thập niên

1970 Thiếu Lâm tự mới được đại trùng tu để có diện mạo như hiện nay

Trang 2

Tàng Kinh Các

Sư phụ Thích Diên Truyền như muốn khẳng định “thương hiệu” của mình trước kẻ đệ tử hèn mọn phương nam nên khi vào cổng soát vé Thiếu Lâm tự, ngài cố tình lái xe vào đường ngược chiều (!?) Mấy anh bảo vệ chạy ra nhìn lom lom, sau khi biết đích xác là cao tăng đại sư liền xăng xái lùi vào và cười rất tươi - quả thật “ngoại công” của sư phụ

vô cùng đắc địa! Ở ngay cổng tam quan chùa, anh bảo vệ cũng phải lùi bước khi ngài đưa tôi vào tham quan Thiên Hoàng Cung, Bảo Chánh Điện, Tàng Kinh Các…

Trang 3

Kho sách quý bên trong Tàng Kinh Các

Tôi ngẩn ngơ khi đứng trước Tàng Kinh Các - gian nhà cổ kính mà ngàn năm qua là nơi dòm ngó, đột nhập của bao thần thâu lục lâm (siêu trộm) Nơi lưu giữ các pho sách bí truyền nội công, khí công để luyện 72 tuyệt kỹ đều nằm ở đây Trong lịch sử của giới võ lâm, mỗi khi Tàng Kinh Các bị đột nhập, xâm phạm, dù đó là kẻ thần thâu, hiệp khách hay đó là đấng quân tử, quân vương… đều làm cho giới giang hồ khuấy động, bao cảnh máu đổ đầu rơi vì đã chạm vào nơi đại trọng của các cao tăng Thiếu Lâm tự

Tàng Kinh Các vẫn cổ kính như xưa, những chiếc tủ to chứa đựng bí quyết thâm hậu võ công vẫn ẩn mình sau lớp cửa Một vị cao tăng đi tới đi lui lạnh lùng nhìn kẻ lạ phương nam Một vị tiểu tăng ngồi co ro bên hữu môn vừa bán ít hàng lưu niệm như xâu chuỗi, tượng Phật, nhang đèn…cho khách thập phương, vừa đọc sách mà theo thư ký Mã Hải Phong thì đó là những võ tăng “thất sủng” được sư bác đưa ra làm “dịch vụ”

Vị tiểu tăng bán hàng lưu niệm rất khó chịu khi tôi đưa máy ảnh lên chụp, vì đường đường là võ tăng chân truyền trong 180 vị cao tăng chùa Thiếu Lâm ngày đêm tu luyện

Trang 4

tuyệt kỹ khí công mà lại bị xem như một người phàm, buôn bán mấy món lặt vặt sao? Thà được lưu danh như Lỗ Trí Thâm, xuất gia núi Ngũ Đài, ăn thịt chó, uống rượu mạnh ngang dọc chốn giang hồ vẫn còn hơn làm “ông chủ” hiệu dịch vụ Tàng Kinh Các!

Tôi bước chân lên điện Tây Phương thánh nhân - nơi thờ sư tổ Bồ Đề Đạt Ma Bức tượng ông đạp cọng lau qua sông Trường Giang được khắc họa quá tinh xảo, có cảm giác như ngài vẫn còn quanh quẩn đâu đây để lo âu trước những thăng trầm của ngôi cổ tự này

Dấu ấn đặc biệt, đáng xem nhất trong ngôi cổ tự này là cựu võ đường Thiên Phật tự, nơi

có hơn 40 phiến đá nền bị lún sâu, còn in đậm những dấu chân ngàn năm của các thế hệ cao tăng luyện tuyệt kỹ La hán quyền, Mai hoa phong vũ quyền, Bài sơn chưởng, Nhất chỉ thiền công…

Còn ngoài sân, những cây bồ đề, cây tùng bách vẫn còn những vết lõm trên thân cây là dấu tích của các thế hệ Thiếu Lâm cao tăng luyện Trúc diệp thủ, Thiết tý công, Bao thụ công Đó là dấu vết không thể chối cãi được của một pho bí truyền về nội công, khí công cao siêu dưới vòm trời võ học trần gian…

Phía sau cánh cửa thiền phòng…

Trang 5

Tiếng cầu kinh râm ran phía dưới điện Thiên Hoàng Cung, sư phụ đã biến mất từ lúc nào tôi cũng chẳng hay, chắc ngài đã dùng tuyệt kỹ “phi hành công” (phi thân) để lo việc chùa Nhiều tiểu tăng trẻ tuổi từ khu thiền phòng lật đật cầm bát, tô, ca, cà mèn đi nhanh

về phía tiếng kinh cầu, thì ra đã đến giờ các cao tăng đi dùng cơm trưa

Tò mò muốn biết các cao tăng ăn những gì mà nội công quá thâm hậu, tôi cũng lò dò theo các tiểu tăng đến phòng cơm Một thân hình hộ pháp trấn ngang trước cửa, xua đuổi như gặp tà, tôi thoáng thấy bóng sư phụ bên trong, ngài đang lim dim tụng kinh nên chẳng can thiệp gì cho tôi vào bên trong được

Tiếng tụng kinh lắng dần và bắt đầu tiếng xì xồ, cười nói vui vẻ, những vị sư trẻ bước ra cười rất tươi, người trên tay bát cháo to ụ, người thì cà mèn mì đầy ắp, lại thêm hai, ba cái bánh bao kèm theo

Thư ký Mã Hải Phong cho biết các sư phụ trong chùa Thiếu Lâm chỉ ăn chay và theo kiểu buffet mì, cháo, cơm, bánh bao, trứng luộc… ai thích ăn thứ gì thì tự chọn Các cao tăng lớn tuổi ăn tại phòng ăn, còn các tiểu tăng thích tự do, thích riêng tư thì mang về thiền phòng

Bữa cơm trưa di động của các cao tăng chùa Thiếu Lâm

Trang 6

Sư phụ tôi xuất hiện, tay ngài cũng cầm một bát cháo to, vừa đi vừa cười Ngài cũng thuộc loại trẻ tuổi nên mang suất ăn trưa về phòng Ngài hào phóng bảo thư ký Phong:

“Đưa đệ tử xuống ăn cơm rồi về phòng riêng của thầy mà ngơi nghỉ, chiều mới bàn việc học ”

Bụng đói cồn cào, một bát mì to không kém của thầy, dặm thêm hai cái trứng gà luộc mà vẫn còn thòm thèm, nhưng cảm thấy ngại vì xung quanh có khá nhiều người là khách của chùa cùng xuống ăn nên tôi bỏ đũa và líu ríu theo thư ký Phong về khu thiền phòng…

Tôi không thể hình dung thiền phòng - nơi ăn chốn ở riêng tư của các cao tăng thuở trước

ra sao, nhưng thiền phòng thời nay là tòa nhà hai tầng khá hiện đại Bước vào cửa là dãy hành lang tối om om với vài chiếc bóng đèn vàng vọt, nhưng vào bên trong thì phòng nào cũng được trang bị máy điều hòa hai chiều nóng - lạnh, máy điện thoại riêng và nhà vệ sinh riêng

Bên ngoài cho dù giữa trưa nhưng vẫn là điều khổ ải trần thân vì giá lạnh đối với người phương nam quen nắng ấm quanh năm như tôi Bước vào phòng của sư phụ quả là diễm phúc, máy sưởi chạy rù rì, chiếc giường nệm êm ru làm đệ tử díu mắt… Sư phụ tổng giáo đầu vừa ăn cháo, vừa viết thư pháp Thầy viết khá đẹp, trên tường còn treo nhiều bức thư pháp lớn với nhiều nội dung về võ đạo

Ăn xong thầy bảo tôi: cứ tự nhiên nghỉ ngơi, thầy có việc phải ra thị trấn độ một giờ sau

sẽ quay lại Thầy đi rồi, thư ký Mã Hải Phong và người phiên dịch nằm lăn quay ra ghế xalông mà ngáy Tôi leo lên chiếc giường của cao tăng định đánh một giấc, nhưng “cơ hội ngàn năm” được vào thiền phòng các cao tăng nên lò dò đi tìm hiểu

Có lẽ sư phụ tôi là tổng giáo đầu nên trong phòng ngài còn có máy vi tính nối mạng riêng, hai chiếc đại đao và thương to lớn dựng bên tường thuộc thập bát ban võ nghệ (18 món binh khí) của môn phái Thiếu Lâm dùng để luyện tập

Trong chiếc tủ đứng của sư phụ có khá nhiều sách và kinh, tràng hạt và nhiều hình ảnh về những chuyến ra hải ngoại của sư phụ Một khám phá khá thú vị là trong tủ của thầy có khá nhiều thuốc tây trị bệnh thông thường như cảm mạo, đau bụng !

Trang 7

Cuộc sống của cao tăng Thiếu Lâm tự cũng thật phong phú và khá đời thường Bên phòng của các cao tăng khác quần áo “dân sự” phơi phóng khắp nơi, nhiều cao tăng trẻ còn treo vài bộ đồ jean để khi cần có thể dạo phố Nhiều võ tăng trẻ còn sắm cả dàn máy

CD để nghe nhạc nhẹ, nhạc trữ tình!

Điều đặc biệt hơn là bên ngoài sân trước khu thiền phòng còn có khoảng vài chục chiếc

xe hơi đủ loại, đủ kiểu, đủ màu sắc, không chỉ là xe của khách mà đa số là xe hơi riêng của các cao tăng trong chùa!

Ngày đăng: 12/07/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w