Động vật không xương sống ( phần 8 ) Lớp giun dẹp pps

7 1.8K 5
Động vật không xương sống ( phần 8 ) Lớp giun dẹp pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Động vật không xương sống ( phần 8 ) Lớp giun dẹp Có tiêm mao = lớp Sán lông Lớp này có khoảng 3.000 loài, chỉ một số ít (150 loài) sống hội sinh hay ký sinh trong cơ thể động vật, phần lớn sống tự do. 1. Đặc điểm cấu tạo và sinh lý Thành cơ thể từ ngoài vào trong có các lớp như sau: Lớp biểu mô (mô bì) bao gồm các tế bào biểu mô đơn có tiêm mao. Có 2 loại tế bào biểu mô là tế bào biểu mô bọc ngoài có cấu trúc tế bào rõ ràng và biểu mô chìm hợp bào. Xen giữa các tế bào biểu mô là các tế bào tuyến, tế bào que (rhabdit). Tế bào tuyến thường xếp thành cặp, được gọi là tế bào tuyến kép (duo – gland), tập trung nhiều ở mặt bụng (hình 4.1). Chức năng của loại tế bào này còn chưa rõ, có thể là tiết chất hoà tan chất dính để cơ thể có thể di chuyển được. Tế bào que có thể tiết chất bảo vệ, chất nhầy để bắt mồi và giữ ẩm cho cơ thể. Phía dưới lớp tế bào biểu mô là lớp màng đáy, dưới lớp màng đáy là bao cơ. Bao cơ thường có 3 lớp: Lớp cơ vòng, lớp cơ xiên và lớp cơ dọc, ngoài ra còn có cơ lưng bụng. Sán lông chuyển động nhờ lông (bơi trong nước) và nhờ bao cơ (bò trên nền đáy). Nhu mô là mô bì chèn giữa bao cơ và thành các nội quan. Tế bào nhu mô có hình dạng rất khác nhau, tạo thành mô liên kết xốp. Trong nhu mô còn có các tế bào tuyến, sợi thần kinh và các ống bài tiết. Hệ cơ của nhu mô có cơ lưng - bụng và cơ ngang, chúng có quan hệ chặt chẽ với thành ruột (nhất là hệ cơ lưng - bụng) và quyết định sự vận chuyển của ruột. Ngoài ra còn có các loại tế bào khác nhau như là các tế bào hình sao giữ chức năng nâng đỡ, hô hấp và thực bào, các tế bào lien ết có đuôi dính vào nhau, trong dịch nhu mô có các tế bào sắc tố hấp thụ màu đỏ (được gọi là mô xốp chứa đầy dịch). Cơ quan tiêu hoá hình túi. Có miệng nằm ở mặt bụng về phía đầu. Bề mặt hầu được phủ một lớp tiêm mao nhưng không có que rhabdit. Hầu nằm trong xoang bao hầu có dạng hình trụ với hệ cơ rất phát triển và phức tạp. Hầu có thể phóng ra được để bắt mồi. Ruột giữa hình túi đơn giản hay chia thành nhiều nhánh. Mức độ chia nhánh liên quan đến kích thước cơ thể, là một đặc điểm thích nghi để phát tán chất dinh dưỡng. Thành ruột giữa có các tế bào tuyến và tế bào tiêu hoá thực bào. Chất cặn bã được tống ra ngoài qua lỗ miệng. Khi đói một số loài sán lông có thể tiêu hoá các phần khác nhau của cơ thể như tuyến trứng, tế bào sinh dục, nhu mô, tế bào cơ và ruột… (hình 4.2). Hệ bài tiết là nguyên đơn thận (protonephridia), gồm 2 hay nhiều ống dọc và rất nhiều ống ngang phân bố chằng chịt. Đầu ống có tế bào hình sao nhỏ (còn được gọi là tế bào ngọn lửa hay tế bào cùng), có tiêm mao hướng vào lòng ống. Khi tiêm mao rung động thì sẽ tạo nên sự chênh lệch áp suất bên ngoài (nhu mô đệm) so với trong lòng ống và chất thải từ nhu mô sẽ thấm vào lòng ống, sau đó được tống ra ngoài (hình 4.3). Hệ thần kinh gồm có hạch não và các dây thần kinh. mức độ tập trung của các tế bào thần kinh tùy thuộc vào các nhóm sán lông khác nhau. Hệ thần kinh chuyển dần sang đối xứng 2 bên trên nền đối xứng toả tròn. Sán lông sống tự do có giác quan phát triển. Phần trước hệ thần kinh có 2 thùy cảm giác (lobisensoriel), các dây thần kinh xuất phát từ thùy cảm giác chủ yếu đến hai mấu cảm giác của đầu và mắt. Mắt có 1 hay nhiều đôi, cấu tạo theo kiểu mắt ngược vì que cảm quang nằm trong lòng cốc sắc tố, ánh sáng xuyên qua thân tế bào cảm quang rồi đến phần cảm quang của tế bào. Ngoài ra ở sán lông còn có bình nang và cơ quan cảm giác hóa học (hình 4.4). Hệ sinh dục của sán lông lưỡng tính. Cơ quan sinh dục có cấu tạo đơn giản (ở sán lông Không ruột) hay cấu tạo phức tạp như con đực có 2 hay nhiều tuyến tinh (có tớí 300 tuyến tinh), có ống thoát tinh, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối. Con cái có 1 hay nhiều đôi tuyến trứng, các tế bào tuyến noãn hoàng, ống dẫn trứng và âm đạo, cuối cùng là huyệt sinh dục nằm ở cuối cơ thể. 2. Sinh sản và phát triển Sán lông có khả năng sinh sản vô tính bằng cách tái sinh (paratomic) hay cắt đoạn (architomic). Một số sán lông có thể hình thành tập đoàn tạm thời từ sự sinh sản vô tính. Sán lông sinh sản hữu tính: Trường hợp đơn giản nhất như ở Convoluta tế bào sinh dục theo lỗ miệng ra ngoài (giống Ruột khoang). Cách thụ tinh khác nhau: có thể thụ tinh trong nhưng ở mức độ thấp như ở loài Cryptocoelis alba (nhóm Không ruột) cơ quan giao phối có thể xuyên qua bất cứ phần nào của cơ thể, một số sán lông khác thì qua huyệt (bầu) sinh dục (hình 5.5A). Trứng đẻ trong kén thành từng nhóm (6 – 7 chiếc) với nhiều tế bào noãn hoàng cung cấp dinh dưỡng. Trứng phân cắt xoắn ốc, phát triển trực tiếp hay qua ấu trùng Muller có 8 thùy phủ tiêm mao, bơi lội tự do (hình 4.5). 3. Phân loại Sán lông chủ yếu sống tự do, căn cứ vào mức độ phát triển của tổ chức cơ thể mà chia 12 bộ, trong đó có 5 bộ chủ yếu: a. Bộ Không ruột (Acoela): Cơ thể nhỏ, sống ở biển, bám trên các cây thuỷ sinh vùng triều, thiếu ruột, thiếu nguyên đơn thận, hệ thần kinh mạng lưới. Đại diện có giống Colvoluta và giống Chilida. b. Bộ Ruột thẳng (Rhabdocoela): Cơ thể bé (0,5 – 5mm), sống ở biển hay ở nước ngọt, bơi giỏi vì có lông bơi phát triển. Đại diện có loài Mesostoma ehrenbergi. c. Bộ Miệng lớn (Macrostomia): Sống ở biển hay nước ngọt, hệ sinh dục đơn giản, ăn thịt. Đại diện có giống Microstomum và giống Stenostomium (hình 4.6B và 4.6C). d. Bộ Ruột nhiều nhánh (Polycladida): Hình lá lớn, sống ở biển, có nhiều đặc điểm nguyên thuỷ. Đại diện có giống Phagocata (hình 4.6A) và các loài Planaria graffi và loài Thysanozoon brocchii (hình 4.7B). e. Bộ Ruột ba nhánh (Tricladida): Hệ sinh dục phức tạp, ruột có 3 nhánh (hình 4.7A). Đại diện có loài Dallyella viridis và loài sán sữa Dendrocoelum lactum. Ngoài ra còn có một số loài thuộc sán lông Ruột thẳng sống ký sinh trên giáp xác, ốc, cá và rùa như Sán tua đầu hay bộ Udonellida. 4 Phát sinh chủng loại Phát sinh chủng loại của sán lông liên quan đến nguồn gốc của đối xứng hai bên. Giữa sán lông và sứa lược có những đặc điểm giống nhau cơ bản như di chuyển bằng lông, hệ tiêu hoá cùng một kiểu cấu tạo (có hầu, dạ dày và các nhánh ruột bịt kín ở tận cùng, nhánh trước của dạ dày ở sán lông tương tự như nhánh đối miệng của sứa lược…). Một số sán lông có bình nang trên não giống sứa lược. Trong phát triển của sứa lược có mầm của lá phôi thứ 3. Đặc điểm thống nhất của 2 nhóm trên càng được chứng tỏ khi phát hiện ra loài Coeloplana meschnikovi và loài Ctenoplana kowalevskyi. Giống Coeloplana có nhiều đặc điểm của sán lông như cơ thể phủ đầy lông, có thể bò trên giá, ruột nhiều nhánh, không có ống vị dọc. Giống Ctenoplana là động vật thuộc Sán lông nhưng rất giống sứa lược (nhất là hình thành 8 dãy tấm lược ngắn). Khi chuyển sang đời sống bò thì lỗ miệng nằm phía dưới, bò một hướng nên phần trước có ưu thế hơn về việc bắt mồi do vậy lỗ miệng chuyển dần về phía trước. Phần đầu cũng là phần tiếp xúc đầu tiên với môi trường nên ở đó giác quan phát triển và não cũng chuyển dần về phía trước. Với đời sống bò, cơ thể chuyển dần sang đối xứng 2 bên và mặt miệng của sứa lược - mặt bụng của sán lông. Nguồn gốc và mối quan hệ giữa các bộ của Sán lông chưa thật rõ ràng. Khuynh hướng hiện nay cho rằng nhóm Không ruột là nguyên thuỷ nhất, từ đó hình thành nên các nhóm khác. Có thể hình dung tổ tiên của Không ruột có cấu tạo đơn giản như là ấu trùng Planula của ruột khoang. . Động vật không xương sống ( phần 8 ) Lớp giun dẹp Có tiêm mao = lớp Sán lông Lớp này có khoảng 3.000 loài, chỉ một số ít (1 50 loài) sống hội sinh hay ký sinh trong cơ thể động vật, phần. Phía dưới lớp tế bào biểu mô là lớp màng đáy, dưới lớp màng đáy là bao cơ. Bao cơ thường có 3 lớp: Lớp cơ vòng, lớp cơ xiên và lớp cơ dọc, ngoài ra còn có cơ lưng bụng. Sán lông chuyển động nhờ. thẳng (Rhabdocoela): Cơ thể bé (0 ,5 – 5mm), sống ở biển hay ở nước ngọt, bơi giỏi vì có lông bơi phát triển. Đại diện có loài Mesostoma ehrenbergi. c. Bộ Miệng lớn (Macrostomia): Sống ở

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan