H·y nu«i dìng t©m hån b¹n tõ nh÷ng trang s¸ch CHUYỆN KỂ VỀ 6 LẦN DI CHUYỂN THI HÀI BÁC HỒ Ngày 29/08/2005, Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ kỷ niệm 30 năm khánh thành, mở cửa Lăng và ngày truyền thống Bộ đội Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (29/8/1975 - 29/8/2005). Bài viết này nói về 6 lần di chuyển thi hài Bác, một thành tích lịch sử của Bộ đội Bảo vệ Lăng Bác. Khi Bác Hồ qua đời, đất nước vẫn chưa hề im tiếng súng, máy bay Mỹ gầm rú, mang bom rội khắp miền Bắc nước ta, làm cho Bác không được yên nghỉ trọn vẹn. Đây không chỉ là điều băn khoăn, day dứt của các đồng chí trong Bộ Chính trị mà còn của cả dân tộc ta với tấm lòng kính yêu, thương nhớ Bác vô hạn! Mong muốn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là giữ gìn lâu dài thi hài Bác để thế hệ hôm nay và muôn đời thế hệ mai sau được thấy Bác, về thăm viếng Bác, nguyện đi tiếp con đường mà Bác đã chọn. Kể từ 9 giờ 47 phút ngày 2-9-1969, trái tim Bác ngừng đập cho đến ngày Bác về an nghỉ vĩnh hằng tại Lăng-Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (18-7-1975), thi hài Người đã trải qua 6 lần di chuyển. Mỗi lần di chuyển là một sự kiện lịch sử và là trọng trách lớn lao của những chiến sỹ quân đội được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó. Để đảm bảo an toàn, bí mật, Bộ Chính trị quyết định di chuyển thi hài Bác từ 75A lên K84 bằng phương tiện đường bộ, bởi vì nếu đi trực thăng có nhanh và an toàn hơn, nhưng không thể tránh được rung sóc lớn; đường thuỷ ít rung sóc, nhưng lại kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến quy trình làm thuốc. Để thực hiện phương án đường bộ thì vấn đề đặt ra là phải chống rung sóc mà muốn chống rung sóc cần khắc phục hai yếu tố: Xe và đường. Thế là chiếc xe Zin 157 đã được Công binh cải tiến đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cho việc di chuyển thi hài Người. Công tác bảo vệ, tập luyện cũng được tiến hành ngay để tránh những sai sót, dù rất nhỏ có thể xẩy ra khi bước vào cuộc di chuyển chính thức. Từng động tác như khiêng linh cữu lên, xuống xe, khiêng bể thuỷ tinh, chuyển bình hoá chất…đều tập đi, tập lại nhiều lần trong điều kiện phải tuyệt đối giữ bí mật. Đúng 23 giờ ngày 23/12/1969, Đoàn xe đặc biệt được lệnh xuất phát từ 75A lên K84. Các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Trung ương Cục miền Nam đã có mặt đông đủ để tiễn Bác rời Hà Nội đến nơi mà trước đây Người đã chọn làm khu căn cứ của Trung ương và cũng là nơi Bác đã từng sống, làm việc trong một thời gian. Thi hài Bác lần đầu tiên di chuyển đường xa một cách an toàn, nhưng Bác vừa an nghỉ được 11 tháng 10 ngày ở K84 thì lại phải di chuyển về Hà Nội. Vì sau vụ tập kích Sơn Tây của Mỹ hòng giải thoát những tên “giặc lái” thì Bộ Chính trị nhận thấy để thi hài Bác ở đây không an toàn. Và đúng 22 giờ ngày 3/12/1970, Đoàn xe đặc biệt lại lặng lẽ đưa thi hài Người rời khu căn cứ trở về Thủ đô Hà Nội (lúc 3 giờ ngày 4/12/1970). Trong thời gian này, nhiều người dân Hà Nội bày tỏ lo lắng, không biết Bác đang ở đâu và họ không thể ngờ rằng Bác vẫn bên cạnh, đang được bảo vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn để sau này nhân dân cả nước có dịp được viếng Người. Đến mùa thu năm 1971, lại một biến cố khác xẩy ra. Đó là lũ lụt lớn chưa từng thấy ở miền Bắc Http:B¾cTh¾m@.ThviÖns¸ch.Yahoo.Gmail.com.vn H·y nu«i dìng t©m hån b¹n tõ nh÷ng trang s¸ch nước ta, kể từ 50 năm về trước, trong đó có việc Mỹ dùng hoá chất tác động vào thiên nhiên gây nên những trận mưa dữ dội, dai dẳng nhằm tàn phá đê điều, nhấn chìm làng mạc, đường giao thông để giảm bớt sự chi viện của hậu phương vào chiến trường miền Nam. Do vậy, việc lưu giữ thi hài Bác ở 75A được đúng 8 tháng 16 ngày thì đến 11 giờ 19/8/1971 Đoàn xe đặc biệt lại xuất phát di chuyển thi hài Người lên K84 để tránh lũ lụt. Cuộc di chuyển lần này diễn ra vào ban ngày nên các xe đều cắm cờ hoả tốc, được quyền đi vào tất cả các đường cấm. Vì nhiều đoạn đường ngập nước nên trong đội hình hành quân có thêm chiếc xe Páp-loại xe đặc chủng của Công binh vừa chạy trên bộ, vừa có thể chạy dưới nước, trong mọi địa hình, thời tiết. Khi đến địa phận khu căn cứ thì một khó khăn khác xẩy ra là đường ngập nước xe Zin không thể vào được, nên Ban chỉ huy Đoàn quyết định chuyển thi hài Bác từ xe Zin sang xe hồng thập tự rồi chuyển toàn bộ xe hồng thập tự lên xe Páp. Nhưng việc đưa được xe hồng thập lên xe Páp là vấn đề rất khó khăn. Chiếc xe hồng thập tự phải bò trên hai thanh ray sắt (bắc làm cầu) rồi nhích dần vào được thùng xe Páp trong sự hồi hộp, lo lắng của mọi người. Khi chiếc xe Páp dừng lại trước ngôi nhà kính thì việc đưa chiếc xe hồng thập tự xuống dốc 30 độ còn khó khăn hơn cả lúc lên. Công việc diễn ra hết sức căng thẳng vì trong xe hồng thập tự là thi hài Bác mà chỉ một sơ xuất nhỏ thì hậu quả xẩy ra sẽ không sao lường hết được. Sau những giây phút im lặng, mọi người đều thở phào nhẹ nhõm với công việc đã được hoàn thành xuất sắc. Mùa hè năm 1972, chiến trường miền Nam vẫn rền vang tiếng súng, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt để các bên giành thế thắng bước vào đàm phán mang tính chất quyết định ở Paris. Máy bay Mỹ càng điên cuồng đánh phá dữ dội ở miền Bắc mà K84 cũng nằm trong đường bay của chúng. Do vậy, để đề phòng máy bay Mỹ có thể ném bom phá huỷ khu căn cứ, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương lại quyết định di chuyển thi hài Bác đến vị trí mới an toàn hơn. Đây là lần thứ tư di chuyển thi hài Người với một khó khăn hơn các lần trước là phải vượt qua con sông Đà hung dữ với dòng nước liên tục suốt ngày đêm cuồn cuộn chảy. Đúng 21 giờ ngày 11/7/1972 chiếc xe Páp (được cải tiến) và qua nhiều lần tập luyện trên thực địa đã rời K84 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả mà lịch sử trao cho. Đầu năm 1973, tin Hội nghị Paris đã được ký kết, Ních-xơn buộc phải tuyên bố rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam đã làm cho cán bộ, chiến sỹ ở đây vui mừng khôn xiết. Mọi người đều nghĩ rằng sẽ không còn những chiếc máy bay B52, F4, F5 quần lượn, gầm rú làm kinh động giấc ngủ của Người. Với sự nhạy cảm, những chiến sỹ cận vệ của Bác đã nghĩ ngay đến cuộc di chuyển mới. Và sự việc đã đến, đúng 21 giờ ngày 8-2-1973 (tức 4 Tết) chiếc xe Páp lại có mặt để lập thêm chiến công mới, đưa Bác về K84. Đây là lần thứ 5 di chuyển thi hài Người kết thúc thắng lợi. Tất cả cán bộ, chiến sỹ đều có mặt đón Bác ở bến sông và thành kính khiêng linh cữu Người trên vai đưa vào nhà kính một cách an toàn. Mùa xuân năm 1975 cũng là mùa xuân thứ 6 những chiến sỹ cận vệ được vinh dự đảm nhận trước dân tộc sứ mệnh thiêng liêng giữ gìn, bảo vệ thi hài Bác. Và trong lúc tại Quảng trường Ba Đình nhịp độ xây dựng Lăng Bác dồn dập, khẩn trương thì ở K84 cán bộ, chiến sỹ Đoàn 69 cũng đang tập luyện để chuẩn bị cho việc di chuyển thi hài Người lần cuối cùng. Không thể nào Http:B¾cTh¾m@.ThviÖns¸ch.Yahoo.Gmail.com.vn H·y nu«i dìng t©m hån b¹n tõ nh÷ng trang s¸ch nói hết được niềm sung sướng của cán bộ, chiến sỹ Đoàn 69 khi nghe tin miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ nay trở đi Bác sẽ được yên nghỉ để một ngày nào đó nhân dân cả nước, bạn bè trên thế giới đến Quảng trường Ba Đình lịch sử vào Lăng viếng Người. Đúng 16 giờ ngày 18-7- 1975 lại vẫn Đoàn xe đặc biệt quen thuộc ấy vinh dự được chở thi hài Bác lần thứ 6-lần cuối cùng rời khu căn cứ về giữa lòng Thủ đô Hà Nội trong tiếng nhạc khải hoàn chiến thắng của cả dân tộc ta! Suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ phấn đấu vì “một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác đã đi nhiều nơi trên thế giới: Châu Á, châu Âu và “đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi - Những đất tự do, những trời nô lệ”…cũng chỉ vì lẽ đó. Trên chặng đường “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, Bác đã phải di chuyển, dừng chân ở biết bao địa điểm. Để rồi mỗi địa danh Bác đi qua đều gắn với lịch sử cách mạng. Và sau khi qua đời, trong suốt 6 năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt ấy, Bác cũng chẳng mấy lúc được ngủ yên: Khi thì ở 75A (Quân y viện 108-Hà Nội), khi phải “sơ tán” đến những nơi rừng sâu, hang đá. Đây là một kỳ tích hiếm có trong lịch sử nhân loại đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Hồng Chanh (Theo tư liệu của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch HồChí Minh) Http:B¾cTh¾m@.ThviÖns¸ch.Yahoo.Gmail.com.vn . việc lưu giữ thi hài Bác ở 75A được đúng 8 tháng 16 ngày thì đến 11 giờ 19/8/1971 Đoàn xe đặc biệt lại xuất phát di chuyển thi hài Người lên K84 để tránh lũ lụt. Cuộc di chuyển lần này di n ra vào. 2-9-1 969 , trái tim Bác ngừng đập cho đến ngày Bác về an nghỉ vĩnh hằng tại Lăng-Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (18-7-1975), thi hài Người đã trải qua 6 lần di chuyển. Mỗi lần di chuyển là một sự kiện lịch. trương thì ở K84 cán bộ, chiến sỹ Đoàn 69 cũng đang tập luyện để chuẩn bị cho việc di chuyển thi hài Người lần cuối cùng. Không thể nào Http:B¾cTh¾m@.ThviÖns¸ch.Yahoo.Gmail.com.vn H·y nu«i dìng t©m