Đau mạn tính: tập luyện có thể làm giảm đau Rất khó để có hứng thú tập luyện khi bạn bị đau. Trên thực tế, đây có thể là điều cuối cùng mà bạn muốn làm. Nhưng tập luyện đều đặn là loại vũ khí đa năng có thể dùng để chống lại đau theo nhiều cách khác nhau. Tập luyện thúc đẩy cơ thể giải phóng ra những chất đặc biệt gọi là các endorphin ngăn chặn không cho tín hiệu đau truyền tới não. Những chất này cũng giúp làm giảm lo âu và trầm cảm, những tình trạng khiến chứng đau khó kiểm soát hơn. Có thể sử dụng các kiểu tập luyện đặc biệt để tăng cường sức mạnh của cơ xung quanh khớp bị đau. Thí dụ, tập cơ chân bằng bài tập sức mạnh có thể mang lại tác dụng nâng đỡ tự nhiên cho khớp gối viêm . Tập luyện đều đặn còn cải thiện giấc ngủ và đem lại cho bạn thêm sức lực để đối phó với cơn đau. Nó có thể giúp bạn giảm cân, làm giảm stress ở khớp. Tuy nhiên, đừng chán nản nếu bạn không giảm cân. Tập luyện có thể làm tăng cân do làm tăng khối cơ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người quá cân có tập luyện có sức khỏe tốt hơn những người gầy không tập luyện. Khi không vận động, tất cả các cơ, kể cả tim, đều giảm sức mạnh và làm việc kém hiệu quả. Không vận động làm tăng nguy cơ cao huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường. Các bệnh này làm tăng khả năng bị cơn đau tim hoặc đột quỵ. Cần đưa gì vào chương trình tập luyện Bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần phù hợp với tình trạng của bạn – làm tăng ích lợi về mặt sức khoẻ và làm giảm khả năng bị chấn thương. Bác sĩ có thể đưa ra những hoạt động cụ thể dành cho bạn. Nhìn chung, phần lớn các chương trình tập luyện đều bao gồm các bài tập mềm dẻo, tập sức mạnh và tập aerobic. Tập mềm dẻo. Các bài tập mềm dẻo gồm các động tác vận động hết tầm và kéo giãn đơn giản. Các bài tập này giúp giảm cứng khớp và giúp bạn vận động thoải mái hơn. Nó cũng ngăn ngừa cơ khỏi bị co rút. Tập sức mạnh. Tập sức mạnh làm tăng khối cơ và làm cho bạn khoẻ hơn. Cơ tiêu thụ nhiều calo hơn mỡ. Điều này giúp bạn duy trì cân nặng bình thường, mà đối với khớp đau thì mỗi gam trọng lượng cơ thể đều có ý nghĩa. Tập aerobic. Tập aerobic huy động tim, phổi và cơ, làm tăng nhịp tim, huyết áp và nhu cầu oxy. Các bài tập này giúp cơ thể làm việc hiệu quả hơn và giảm nguy cơ bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường. Tập aerobic còn làm tăng khả năng chịu đựng giúp bạn không dễ bị mệt mỏi trong các hoạt động hằng ngày. Giữ tính kiên trì Cho dù thừa nhận tất cả các ích lợi của tập luyện, bạn vẫn có thể khó giữ được nhiệt tình. Nhiều người thấy sinh lực và tâm trạng của họ được cải thiện sau khi tập luyện. Dưới đây là một số gợi ý khác để bạn giữ được sự kiên trì. Đặt ra mục tiêu. Đặt ra những mục tiêu cụ thể, đo đếm được và thực tế. Sẽ rất dễ chán nản và bỏ cuộc nếu mục tiêu quá xa vời. Bắt đầu từ từ. Sai lầm phổ biến nhất là bắt đầu ở cường độ quá cao. Hậu quả là đau và cứng khớp khiến bạn chán nản. Thay vào đó, hãy đặt ra một lịch tập luyện vừa phải thường xuyên và tăng dần - và kiên trì tuân thủ lịch tập đó. Tăng sự đa dạng. Xây dựng chương trình tập luyện xoay quanh những hoạt động mà bạn hứng thú, nhưng thay đổi cách làm để tránh buồn chán. Luân phiên các hoạt động. Thậm chí bạn có thể nghĩ đến việc tham gia vào một câu lạc bộ sức khoẻ để mở rộng sự tiếp cận với nhiều dạng hoạt động thể chất khác nhau. Linh hoạt. Sẽ rất tốt nếu biến đổi việc tập luyện cho phù hợp với lịch sinh hoạt. Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, hãy nghỉ tập một hai ngày. Mệt mỏi có thể làm tăng đau. Theo đúng tiến trình. Mỗi khi tập luyện, hãy ghi lại cách tập, thời gian tập, và cảm giác trong và sau khi tập. Ghi lại những cố gắng của bạn giúp bạn giữ đúng mục tiêu và nhắc nhở rằng bạn đang tiến bộ. Hòa nhập. Tập với bạn bè hoặc kết thân với những người bạn mới thích tập luyện bằng cách gia nhập một nhóm và tạo thành lớp học. Tập luyện an toàn Đau cơ sau tập luyện là bình thường. Ðiều đó có nghĩa là bạn đã kích thích các cơ trở nên khỏe hơn. Bạn có thể làm dịu tình trạng đau này bằng cách kéo giãn, chườm đá và tiếp tục tập luyện với cường độ vừa phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau mạn tính trở nên nặng hơn trong khi tập luyện thì đó lại là một tình huống hoàn toàn khác. Nó có nghĩa là bạn đang làm điều gì đó không đúng và đang tự làm mình bị chấn thương. Nên kiểm tra lại cách thức tập, giảm cường độ hoặc nghỉ tập. Bạn có cả một cuộc đời để hưởng những lợi ích của việc tập luyện, vì vậy không nên vội vàng áp dụng chế độ tập luyện quá nặng trước khi cơ thể sẵn sàng. Hãy nhớ bắt đầu chậm và tăng dần. Sự đều đặn quan trọng hơn là cường độ. . Đau mạn tính: tập luyện có thể làm giảm đau Rất khó để có hứng thú tập luyện khi bạn bị đau. Trên thực tế, đây có thể là điều cuối cùng mà bạn muốn làm. Nhưng tập luyện đều đặn. giảm cân, làm giảm stress ở khớp. Tuy nhiên, đừng chán nản nếu bạn không giảm cân. Tập luyện có thể làm tăng cân do làm tăng khối cơ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người quá cân có tập. giúp làm giảm lo âu và trầm cảm, những tình trạng khiến chứng đau khó kiểm soát hơn. Có thể sử dụng các kiểu tập luyện đặc biệt để tăng cường sức mạnh của cơ xung quanh khớp bị đau. Thí dụ, tập