Động vật không xương sống ( phần 17 ) Bộ Nhện lông Có kích thước tương đối lớn (có thể dài tới 10cm), cơ thể thường có nhiều lông tơ hay gai bao phủ. Bụng chia đốt và dính thẳng vào đầu ngực, không có cuống, không có bụng sau, kìm 2 đốt lớn và rất khoẻ. Chân xúc giác biến thành chân bám có chức năng bám và nắm chắc con mồi, đôi chân thứ 4 có cấu trúc cảm giác đặc biệt ở mặt trong đốt gốc được gọi là vợt háng. Môi trên và môi dưới gắn với nhau làm thành vòi ngắn. Nhện lông dinh dưỡng bằng cách hút dịch lỏng đã được tiêu hoá ngoài, ăn thịt và rất háu ăn (động vật nhỏ và cả chim, ếch nhái nhỏ, chuột ). Phân bố ở vùng nhiệt đới nóng và khô, có rất nhiều ở Châu Phi. Hiện nay biết có khoảng 600 loài. Ở Việt Nam đã gặp loài Dinorhax rostrum dài 2 – 3cm, màu đỏ sẫm có nhiều lông, kìm to, khoẻ. Bộ Bọ cạp giả Bao gồm các động vật có kích thước bé (7 – 8mm), trông giống bọ cạp vì cũng có đôi chân xúc giác phát triển biến đổi thành đôi kìm lớn, nhưng khác với bọ cạp là không có bụng sau và không có lược sinh dục. Phần bụng (có thể tới 12 đốt) không có ranh giới với phần đầu ngực. Có mắt hay không có, có tuyến tơ, có bộ phận chùi và dệt tơ. Bọ cạp giả sống chui rúc nơi khe kẽ, dưới vỏ cây, rêu, đá, lá mục, có thể dệt tơ và lưới nhỏ, ăn các động vật nhỏ. Chúng có thể làm tổ (tổ lột xác, tổ trú đông, tổ đẻ và nuôi con nhỏ). Hiện nay biết có khoảng 1.300 loài, Đông Dương là khu vực có nhiều loài (hiện nay biết khoảng 52 loài với nhiều loài đặc hữu). Thường gặp các giống Paratemnus, Anatemnus, Lophochernes, Chelifer, Cheiridium, Garipus Thường gặp loài Chelifer cancroides. Bộ Bọ cạp - Đặc điểm Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt (đầu ngực, bụng trước và bụng sau). Mặt lưng đầu ngực trước có giáp cứng, mặt bụng có 6 đôi phần phụ. Phần bụng trước có 8 đốt, đốt thứ 3 có lược sinh dục, 4 đốt tiếp theo có lỗ thở, hô hấp bằng túi phổi. Bụng sau nhỏ, kéo dài, có 5 đốt, không có phần phụ, tận cùng là telson mang tuyến độc. Chất độc nằm trong tuyến độc hình trứng ở telson, chủ yếu là nơtrôtôxin thường rất độc, gây thương tổn hệ thần kinh và chất hêmôragin gây tím máu và làm chết từng phần của cơ thể. Ví dụ như bọ cạp Androctonus ở Bắc Phi, Centrurus ở Mehicô vết đốt có thể làm chết người. Đẻ con, con non đẻ ra có rau thai bao bọc. Sau khi được sinh ra, bọ cạp con chui ra khỏi rau thai rồi treo lên lưng mẹ ẩn náu một tuần lễ. Bọ cạp phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ban ngày chúng ẩn náu dưới lá, hốc cây, kẽ lá, đến đêm mới bắt mồi. Ăn giáp xác, côn trùng (hình 9.12) Hiện biết khoảng 600 loài, loài lớn nhất là Pandinus dài tới 20cm. Ở Việt Nam gặp nhiều loài bọ cạp, chúng ở khắp mọi nơi. Loài phổ biến ở nước ta là Palamnaeus silenus dài tới 12cm, loài Archisometrus mucronatus dài khoảng 5 - 6cm. Lớp Hình nhện - Sinh sản và phát triển Hoạt động thụ tinh của hình nhện rất đa dạng phản ánh quá trình chuyển từ thụ tinh ngoài sang thụ tinh trong. Một số thụ tinh nhờ bao tinh (spermatophora) được con đực gắn trên giá thể trong múa giao hoan trước khi chuyển vào lỗ sinh dục cái (bọ cạp giả) hay chuyển trực tiếp nhờ vào nhờ kìm con đực (một số bét), nhện thì truyền tinh trực tiếp qua bầu tinh ở tận cùng của chân xúc giác. Một số Chân dài thụ tinh trong. Một số nhóm con cái ăn thịt con đực sau khi đã giao phối xong (nhện, bọ cạp). Phần lớn hình nhện đẻ trứng trong hốc, trong kén mang theo người hay giữ trong hang, một số ít đẻ con. Trứng của hình nhện thường lớn, giàu noãn hoàng, phân cắt bề mặt và xác định. Phôi nhện và phôi bọ cạp còn có rõ 12 đốt: Có 8 – 9 đốt bụng, 4 – 6 đốt trước có nhú mầm phần phụ Trong quá trình phát triển các đốt có xu hướng tập trung thành khối và mầm phần phụ tiêu giảm. Phôi bọ cạp lúc đầu có 7 đôi mầm phần phụ trên phần đầu ngực, Sau đó đôi thứ nhất sẽ tiêu giảm, còn đôi thứ 2 sẽ biến đổi thành tấm sinh dục, đôi 3 thành lược và đôi sau thành túi phổi. Phần lớn hình nhện phát triển gián tiếp, con non giống trưởng thành. Trừ nhóm Bét có biến thái, hình thành ấu trùng có 6 chi. Nhìn chung có thể phân biệt 2 kiểu vòng đời của hình nhện. Tuổi thọ cao, có thể 20 năm, lột xác suốt đời, thành thục sinh dục sau thời gian sinh trưởng kéo dài (bọ cạp, nhện chân dài ). Tuổi thọ thấp, phát triển nhanh, khi gặp điều kiện thuận lợi thì sinh sản, khi gặp điều kiện bất lợi thì sống tiềm sinh. Lớp Hình nhện - Cấu tạo và sinh lý Là nhóm động vật chuyển lên sống trên cạn, thích nghi với điều kiện khô hạn, xuất hiện phổi sách và khí quản, ống manpighi, vuốt chân, thụ tinh bằng bao tinh Hiện biết khoảng 40.000 loài. 1. Đặc điểm phân đốt và cấu tạo phần phụ Cơ thể có 2 phần là đầu ngực (prosoma) và bụng (opisthosoma), nối với nhau một eo nhỏ. Đầu ngực có 6 đôi phần phụ (1 đôi kìm, 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò). Bụng (opisthosoma) là phần biến đổi nhiều nhất có 1 hay 2 đôi lỗ thở của phổi sách và nhiều đôi nhú tơ (hình 9.9). Sơ đồ cấu tạo có phần đầu ngực có 6 đôi phần phụ là đặc điểm chung của hình nhện. Sự biến đổi về sự phân đốt thấy ở một số nhóm hình nhện. Ở nhóm nhện Chân sờ (Palpigrada) và Bò cạp giả (Pseudoscorpionidea) đốt bụng thứ nhất lại rõ ràng, còn các nhóm khác lại tiêu giảm. Ở nhóm Pedipalpi và nhóm Solifuga thì 2 đốt ngực cuối lại tự do. Nhìn chung phần bụng của hình nhện biến đổi nhiều so với sơ đồ khởi đầu theo hướng giảm số đốt từ sau ra trước và tập trung thành một khối, mất dần dấu vết phân đốt. Phần biểu mô của hình nhện có một số loại tuyến khác nhau như ở Hình nhện có các loại tuyến có nguồn gốc từ tuyến da như tuyến độc (của bọ cạp, nhện, bét), tuyến tơ (nhện, bọ cạp giả, một số bét), tuyến mùi (chân dài), tuyến trán, tuyến hậu môn (đuôi roi)… 2. Cấu tạo nội quan (hình 9.10) Hệ tiêu hoá: Phần lớn ăn thịt, một số hút mô thực vật, động vật hay ăn chất cặn bã hữu cơ đang phân huỷ. Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo thích nghi với việc tiết men tiêu hoá ra ngoài phân hủy con mồi và hút chất dinh dưỡng vào cơ thể: hầu có thành cơ khoẻ, ruột giữa có nhiều nhánh làm tăng diện tiếp xúc và sức chứa. Nhện bắt mồi bằng chăng tơ, còn các nhóm khác thì đuổi con mồi rất tích cực. Hệ bài tiết có đặc điểm trung gian của nhóm vừa chuyển từ nước lên cạn. Chúng vừa có tuyến háng vừa có ống manpighi. Hệ hô hấp khác nhau: Ở nhện cổ hô hấp bằng phổi sách (bọ cạp có 4 đôi, đuôi roi, nhện có 2 đôi). Số còn lại hô hấp bằng khí quản, một số lại có cả phổi sách và cả khí quản. Khí quản được hình thành từ phần lõm của lớp vỏ ngoài, có nguồn gốc độc lập với túi phổi, không có quan hệ về nguồn gốc với phần phụ. Hệ tuần hoàn có sơ đồ cấu tạo chung của ngành. Số đôi lỗ tim giảm dần cùng với mức độ tập trung của các đốt. Hệ thần kinh theo kiểu cấu tạo chung của ngành, mức độ tập trung thần kinh tùy theo nhóm, phụ thuộc vào mức độ tập trung các đốt. Giác quan của hình nhện khá phong phú gồm cơ quan cảm giác ánh sáng, cơ học, hoá học. Mắt hình nhện kém phát triển (có 1 – 5 đôi mắt đơn), chỉ phân biệt được vật đứng yên hay chuyển động trong phạm vi gần. Riêng nhóm nhện nhảy mắt khá phát triển có thể phân biệt được hình khối của vật. Hình nhện có rất nhiều lông cảm giác bao gồm: Lông rung (trichobotricum) có số lượng ổn định trên chân xúc giác và chân bò hay trên thân. Gốc lông rung nằm trong hốc, có lớp vỏ mỏng làm tăng độ rung của lông trước chấn động nhỏ. Cơ quan vị giác và khứu giác hình đàn nằm ở chân và thân (hình 9.11). Hệ sinh dục: Hình nhện đơn tính, có hiện tượng dị hình chủng tính. Tuyến sinh dục nằm ở phần bụng, vốn có cấu tạo kép nhưng có thể dính với nhau từng phần hay tất cả thành một tuyến chung. Gồm có tuyến sinh dục, ống dẫn và lỗ sinh dục. Ngoài ra ở con đực có tuyến phụ, cơ quan thụ tinh như bầu tinh, con cái có thêm túi nhận tinh. . Động vật không xương sống ( phần 17 ) Bộ Nhện lông Có kích thước tương đối lớn (có thể dài tới 10cm), cơ thể thường có nhiều lông tơ hay gai bao phủ. Bụng chia. Hình nhện có các loại tuyến có nguồn gốc từ tuyến da như tuyến độc (của bọ cạp, nhện, bét), tuyến tơ (nhện, bọ cạp giả, một số bét), tuyến mùi (chân dài), tuyến trán, tuyến hậu môn ( uôi roi)…. cấu tạo phần phụ Cơ thể có 2 phần là đầu ngực (prosoma) và bụng (opisthosoma), nối với nhau một eo nhỏ. Đầu ngực có 6 đôi phần phụ (1 đôi kìm, 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân b ). Bụng (opisthosoma)