Tham khảo bài thuốc chữa đầy bụng Ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, bột nhưng lại ăn ít rau quả tươi, ăn uống không đúng bữa, ăn thức ăn dự trữ lâu ngày, uống nhiều bia rượu, cà phê, chè đặc, hút thuốc… thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Những món ăn dễ gây đầy bụng Về khía cạnh y học cổ truyền, rối loạn tiêu hóa có những biểu hiện đa dạng dưới đây: Cơ chế sản xuất khí Hệ thống tiêu hóa của con người luôn sẵn có khoảng 100-200ml khí, mà chủ yếu được sản xuất bởi các vi khuẩn làm nhiệm vụ phân hủy thức ăn tại ruột. Các thực phẩm giàu chất xơ có thể làm tăng sản xuất khí vì chất xơ hoạt động như một chất nền quan trong quá trình lên men vi sinh. Các khí sản sinh trong hệ tiêu hóa chủ yếu là hydro, khí mê-tan và khí cacbonic, cộng với một lượng nhỏ của cái gọi là “khí nặng mùi” như sulfua hydro, amoniac và các axit béo dễ bay hơi. Do tích thực: có biểu hiện như ợ nặng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu, hoặc đầy bụng khó tiêu. Với trường hợp này phải làm tiêu tích trệ (làm tiêu hết các thức ăn tích đọng trong dạ dày). Có thể dùng sa nhân 12g, củ gấu (giã dập sao vàng) 16g, vỏ quýt sao thơm 12g, chỉ xác 10g. Cho các vị trên vào 300 ml nước, nấu còn lại 150 ml nước để uống. Người lớn uống 2 – 3 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 4 – 6 lần trong ngày. Do đờm ngưng đọng: có biểu hiện như ở phía dưới ngực tức ách khó chịu, đờm nhiều, ngứa cổ họng, ho nhiều. Trong trường hợp này phải tiêu đờm, giáng nghịch (làm tiêu tán đờm và không cho khí nghịch lên). Có thể dùng trần bì (vỏ quýt) sao thơm 16g, bán hạ (tẩm nước ngừng) 12g, gừng sống 10g, cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹ còn 100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày. Do thương thực, nôn mửa: biểu hiện nôn ra mùi chua, khẳm, ợ hăng, ợ chua, miệng hôi, đau bụng, chán ăn. Trong trường hợp này phải tiêu đạo, hòa trung (tiêu hóa thức ăn điều hòa tỳ vị). Có thể dùng hoắc hương 12g, vỏ quýt sao thơm 10g, củ sả 8g, vỏ rụt 12g, gừng tươi 12g, hạt củ cải 12g, sa nhân 6g. Cho tất cả vào 400 ml nước, nấu kỹ còn 200 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày. Đau bụng do ăn đồ ăn sống, lạnh, ôi thiu: biểu hiện bụng đau dữ dội, gặp lạnh thì đau thêm, chườm nóng thì đỡ đau, miệng không khát, nước tiểu trong, phân sệt (hoặc loãng). Trong trường hợp này cần ôn ấm tỳ vị, tán hàn. Có thể dùng giềng sao khô 16g, củ gấu sao vàng 10g, sa nhân 6g, củ sả 8g, vỏ quýt sao vàng 18g. Cho tất cả vào 300 ml nước, nấu kỹ còn 100 ml nước thuốc. Người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em 4 lần trong ngày. Đau bụng tiêu chảy do hàn thấp: biểu hiện đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều lần (mỗi ngày 5 lần trở lên), phân loãng có nhiều nước, mùi phân chua hoặc khẳm, người mệt mỏi, không muốn ăn. Trong trường hợp này phải tán hàn trừ thấp. Có thể dùng giềng sao khô 20g, búp ổi sao khô 16g, củ gấu sao vàng 20g, củ sả sao vàng 12g, gừng tươi 8g. Tất cả cho vào 400 ml nấu kỹ, chắt lấy 200 ml nước thuốc, người lớn chia uống 2 lần trong ngày, trẻ em chia 4 lần trong ngày. Hoắc loạn do hàn thấp: biểu hiện nôn mửa, đồng thời đi ngoài dữ dội, bụng đau quặn rất khó chịu, kèm theo mót rặn, mồ hôi toát ra chân tay lạnh, sau đi ngoài toàn nước đục, mùi không hôi lắm, người mệt mỏi. Trong trường hợp này cần phải tán hàn, trừ thấp ôn trung (ấm tỳ vị), giải trừ trọc uế. Có thể dùng hoắc hương 30g, hậu phác 20g, trần bì (vỏ quýt sao vàng) 20g, vỏ rụt (nam mộc hương) 30g, gừng tươi 10g. Cho tất cả vào 400 ml, nấu kỹ lấy 200 ml nước thuốc. Người lớn chia 2 lần trong ngày, trẻ em chia uống 4 lần trong ngày. Lá xương sông trị chứng đầy bụng khó tiêu Xương sông còn có xang sông, hoạt lộc thảo… Lá xương sông hình trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Xương sông mọc tự nhiên khắp nơi. Theo Đông y, lá xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam… Trị chứng đầy bụng: Lá xương sông tươi 15-20g, rửa sạch, đem sắc với 500 ml nước còn 250 ml. Chia 2-3 lần uống trong ngày; hoặc một nắm lá xương sông, rửa sạch đem hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày. Chảy máu cam: Vò nát lá xương sông, nhét vào bên mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay. Chữa nổi mề đay: Lá xương sông, lá khế, mỗi vị 30-40g, lá me đất 20g. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hòa với nước ấm để uống, ngày uống 3-4 lần, bã xoa vào chỗ nổi mề đay. Chữa sang chấn: 20g lá xương sông, rửa sạch, giã nát, sau đó xào nóng rồi lấy vải mỏng bọc vào, đem chườm, đắp vào nơi sưng đau. Đầy bụng có thể là dấu hiệu nguy hiểm? o Triệu chứng này có thể chỉ là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể báo động về một ổ loét nào đó ở dạ dày, thậm chí về bệnh ung thư. o Hầu như ai cũng từng trải qua tình trạng sau khi ăn, thức ăn như nằm yên một chỗ, bụng cứ nằng nặng, có khi còn căng chướng, đau âm ỉ, râm ran… Đó là chứng đầy bụng khó tiêu. o Chứng khó tiêu có thể do loét tiêu hoá gây ra; nhưng bạn cũng có thể bị một ổ loét tiêu hóa mà không có triệu chứng nào cả. Do đó, rất khó xác định sự khác nhau giữa chứng khó tiêu ở người không bị loét với chứng khó tiêu do ổ loét. Đôi khi, ung thư dạ dày cũng có biểu hiện khó tiêu và triệu chứng giống như bị loét. Do vậy, không nên chủ quan và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có biểu hiện nói trên. . Tham khảo bài thuốc chữa đầy bụng Ăn uống quá nhiều, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đường, bột nhưng lại ăn ít. uống nhiều bia rượu, cà phê, chè đặc, hút thuốc thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu, rối loạn tiêu hóa. Những món ăn dễ gây đầy bụng Về khía cạnh y học cổ truyền, rối. xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam… Trị chứng đầy bụng: Lá xương sông tươi 15-20g, rửa sạch, đem sắc với 500